• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Đất & Người Kon Tum

Về Măng Ri

04/11/2019 13:06

Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông) được mệnh danh “xứ sở sương mù”, bởi khí hậu nơi đây quanh năm mát mẻ. Măng Ri không chỉ được biết đến là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh trong suốt 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, người dân có truyền thống cách mạng kiên trung, anh dũng, một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ, mà ngày nay còn được biết đến như là “thủ phủ” của các loại dược liệu và là “vựa lúa” của vùng đất dưới chân núi Ngọc Linh hùng vĩ.

Thủ phủ của dược liệu

Đứng trên cao nhìn xuống, xã Măng Ri như hình một chiếc chảo lớn, 4 bề được bao quanh bởi dãy núi Ngọc Linh. Vùng đấy này nằm ở độ cao từ 1.200m-1.500m so với mực nước biển. Với địa hình “dựa vào núi” Ngọc Linh và có khi hậu khá mát mẻ nên Măng Ri được xem là vùng đất thuận lợi nhất để phát triển cây lúa nước và các loại cây dược liệu.

Từ lâu, mảnh đất Tu Mơ Rông được nhiều người biết đến là nơi của các loại dược liệu, trong đó sâm Ngọc Linh - một loại dược liệu đặc hữu quý ở nước ta chỉ có ở vùng rừng núi Ngọc Linh và theo đánh giá của các nhà khoa học thì sâm Ngọc Linh quý hơn cả sâm Hàn Quốc và sâm Mỹ, vì có chứa hợp chất saponin nhiều hơn gấp 2 đến 3 lần. Cây dược liệu có ở khắp các xã trong huyện Tu Mơ Rông nhưng Măng Ri chính là “thủ phủ” của sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu.

Gọi Măng Ri là “thủ phủ” của sâm Ngọc Linh và các dược liệu quý vùng đất Tu Mơ Rông không hề ngoa chút nào, bởi cho đến nay, toàn tỉnh phát triển được hơn 600 ha sâm Ngọc Linh thì phần lớn diện tích nằm trên địa bàn xã Măng Ri. Trong đó, 2 công ty có diện tích sâm Ngọc Linh lớn nhất là Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum và Công ty TNHH MTV Nông lâm công nghiệp và dịch vụ Đăk Tô (được tỉnh công nhận là nguồn cung ứng giống sâm Ngọc Linh) đa phần nằm trên địa bàn Măng Ri.

Đồng bào Xơ Đăng trồng sâm Ngọc Linh ở Khu căn cứ Tỉnh ủy. Ảnh: PN

 

Trước đây, khi sâm Ngọc Linh chưa được biết đến nhiều thì đồng bào dân tộc Xơ Đăng ở Măng Ri đã biết dùng nó như “phương thuốc bí truyền”, thường gọi là cây “thuốc giấu” để chữa bệnh, tăng cường sức khỏe. Từ khi sâm Ngọc Linh được phát hiện và công bố về công dụng, đồng bào Xơ Đăng ở vùng thung lũng Măng Ri đã biết gìn giữ, bảo vệ và phát triển loại dược liệu quý này.

Hiện nay, đồng bào dân tộc Xơ Đăng ở Măng Ri từng bước tận dụng lợi thế mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này để phát triển các loại cây dược liệu nhằm nâng cao đời sống gia đình. Các loại cây dược liệu như sâm dây, sâm Ngọc Linh được xem là một trong những loại cây thoát nghèo của nhân dân nơi đây. Đến nay, nhân dân xã Măng Ri đã trồng được gần 4 ha sâm Ngọc Linh và hơn 40 ha sâm dây. 

Ông A Doi - thôn Chung Tam chia sẻ: “Hiện tại, đời sống của gia đình khá hơn trước kia nhiều. Bây giờ, gần như các hộ ở thôn Chung Tam đều phát triển kinh tế gia đình bằng cách trồng cây dược liệu sâm dây và sâm Ngọc Linh. Nhiều hộ gia đình nơi đây đã thoát khỏi cảnh nghèo, ổn định cuộc sống nhờ việc trồng các loại cây dược liệu.

Đưa chúng tôi thăm mô hình vườn sâm Ngọc Linh của huyện tại khu căn cứ Tỉnh ủy, ông A Ngôm (thôn Đăk Dơn, xã Măng Ri) cho biết: Bây giờ bà con ở đây đã hiểu giá trị của các loại dược liệu quý mà thiên nhiên ưu đãi cho mảnh đất này nên cũng nêu cao ý thức bảo vệ rừng, phát triển các loại dược liệu như sâm dây, sâm Ngọc Linh để nâng cao đời sống gia đình, tăng thu nhập và từng bước giảm nghèo.

Hiện nay, chính quyền xã Măng Ri đang tích cực phối hợp với các ngành chức năng của huyện Tu Mơ Rông để quảng bá, xây dựng xã Măng Ri thành vùng trọng điểm cây dược liệu địa phương. Vì vậy, huyện Tu Mơ Rông đang triển khai trồng mô hình sâm Ngọc Linh tại khu căn cứ Tỉnh ủy vừa để giữ nguồn giống, nguồn gien và vừa để phát triển du lịch. Khu vườn sâm Ngọc Linh này được giao cho xã Măng Ri chăm sóc, trông coi, quản lý và bảo vệ.

Ấn tượng mùa vàng

Xã Măng Ri có 6 thôn, làng với gần 100% dân số là đồng bào dân tộc Xơ Đăng. Người Xơ Đăng ở Măng Ri biết làm ruộng bậc thang từ xa xưa để tận dụng nguồn nước mạch từ núi chảy ra. Chính vì vậy, bà con đã lo được nguồn lương thực tại chỗ phục vụ đời sống. Mọi gia đình ở đây đều không phải lo “cái đói giáp hạt”.

Tại mảnh đất Măng Ri này, hiện nay đồng bào dân tộc Xơ Đăng phát triển được gần 200 ha lúa sản xuất hai vụ (vụ đông xuân và vụ mùa). Đây cũng được xem là “vựa lúa” lớn nhất ở huyện Tu Mơ Rông. Hầu hết các hộ gia đình trên địa bàn xã Măng Ri đều có diện tích lúa nước để canh tác, mang lại nguồn lương thực ổn định.

Cánh đồng lúa ruộng bậc thang chín vàng óng ở thung lũng Măng Ri. Ảnh: PN

 

Một nét đặc trưng ở Măng Ri đó là, hầu hết diện tích lúa nước được canh tác trên những chân ruộng bậc thang. Từ trên cao nhìn xuống, những thửa ruộng bậc thang ở lưng chừng đồi, đan xen giữa đó là những ngôi làng với mái nhà rông cao vút đẹp tựa như một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp.

Nếu có dịp đến Măng Ri vào mùa lúa chín, nhìn cánh đồng lúa vàng ươm, trải dài, bông lúa trĩu nặng cúi đầu xếp lớp trên chân ruộng bậc thang vàng lên dưới nắng chiều hòa trong cảnh sắc thiên nhiên êm đềm dưới chân núi Ngọc Linh, du khách không khỏi ngẩn ngơ cảnh đẹp nên thơ này và mong có lần trở lại nơi đây để ngắm nhìn hoàng hôn dần buông phủ xuống từng mái nhà lúc khói bếp bắt đầu bay lên, báo hiệu bữa cơm chiều đang được người dân chuẩn bị.

Tôi hỏi nhiều người già nơi đây, nhưng hầu như không ai biết biết việc sản xuất lúa trên những thửa ruộng bậc thang của người dân đây có từ khi nào. Ngay như ông A Nít, năm nay đã bước qua tuổi 70 tuổi (là người làng Long Láy, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Măng Ri) cũng không hề biết.

Theo già A Nít, khi ông lớn lên đã thấy người dân canh tác lúa nước trên những thửa ruộng bậc thang và ông cũng chỉ được nghe kể lại là đời cha ông của mình cũng đã trồng lúa nước như vậy.

Già A Nít cho biết, trước đây, diện tích lúa ruộng bậc thang không nhiều như bây giờ. Mấy năm trở lại đây, bà con khai hoang, tận dụng đất trống mở rộng diện tích nên hiện nay, diện tích lúa ruộng bậc thang mới nhiều như vậy.

Với việc canh tác sản xuất theo hình thức ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc Xơ Đăng đã tạo cho mảnh đất Măng Ri vẻ đẹp riêng mà ít nơi nào có được. 

Vào những ngày cuối tháng 10, đầu tháng 11, nếu có dịp đến mảnh đất Măng Ri, du khách sẽ được ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang vàng óng trải dài tuyệt đẹp lưng chừng núi. Sắc vàng của lúa chín, hòa cùng màu xanh thẫm của núi rừng Tây Nguyên giữa tiết trời se lạnh càng điểm tô cho Măng Ri vẻ đẹp thơ mộng, đắm say lòng người.

Những đứa trẻ Xơ Đăng đi học giữa cánh đồng vàng óng. Ảnh: PN

 

Ông Nguyễn Bá Thành - Chủ tịch UBND xã Măng Ri cho biết: Trong chương trình phát triển du lịch, huyện Tu Mơ Rông lấy xã Măng Ri làm điểm du lịch trung tâm. Bởi xã có diện tích rừng tự nhiên giáp ranh với khu bảo tồn Ngọc Linh, có sản phẩm sâm Ngọc Linh nổi tiếng, Khu căn cứ Tỉnh ủy những năm kháng chiến. Ở Măng Ri có cánh đồng ruộng bậc thang rộng hàng trăm héc ta rất đẹp, nhất là vào mùa lúa chín. Nơi đây có những thôn làng người Xơ Đăng vẫn còn mang đậm nét kiến trúc truyền thống cổ xưa, có sức thu hút, hấp dẫn với du khách.

Theo ông Thành, hiện xã Măng Ri đang xây dựng làng Pu Tá thành điểm du lịch cộng đồng, bởi ngôi làng vẫn giữ được nguyên nét mộc mạc, nguyên sơ mang đặc trưng kiến trúc cổ của người Xơ Đăng. Với sự cởi mở, hồn hậu của bà con nơi đây, du khách có thể hòa mình vào những lễ hội, những điệu xoang, những giai điệu dân ca... theo phong tục truyền thống của người dân Xơ Đăng.

Đến Măng Ri, du khách có thể lựa chọn hình thức du lịch khác nhau mà mình muốn trải nghiệm như du lịch văn hóa, lịch sử; du lịch cộng đồng, sản phẩm nghề truyền thống; du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm và du lịch nông nghiệp. Du khách có thể trải nghiệm sống trong nhà người đồng bào dân tộc Xơ Đăng nơi đây, lên chốt sâm Ngọc Linh, các vườn trồng cây dược liệu...

Chị Y Hlạng ở làng Pu Tá, xã Măng Ri là một trong những gia đình tham gia mô hình du lịch homestay cho biết: Du khách đến Măng Ri ngoài việc được thăm chốt sản xuất dược liệu, ngắm cánh đồng ruộng bậc thang ngút ngàn, còn được tham gia các lễ hội văn hóa như: Bắc máng nước, ăn lúa mới, nghi thức đâm trâu, ngồi bên bếp lửa, thưởng thức những ché rượu ghè, nghe các làn điệu dân ca, dân vũ như đàn ting ning, klông pút...

Với thế mạnh của vùng đất, đồng bào dân tộc Xơ Đăng nơi đây tiếp tục đoàn kết, phát huy lợi thế, góp phần xây dựng Măng Ri ngày càng đổi mới, phát triển, xứng đáng truyền thống của vùng căn cứ cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc Việt Nam…

Phúc Nguyên

   

Các tin khác

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Suối Đăk Lôi níu chân du khách
  • Người dành trọn đời cho thổ cẩm
  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Kon Rẫy: Vùng đất giàu nét đẹp văn hóa, lịch sử
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by