• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Ngày làm việc đầu tiên của Đại hội XIII    Đại biểu tham dự Đại hội XIII vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra từ ngày 25/1 đến 2/2/2021    Những dấu ấn nổi bật trong nhiệm kỳ Đại hội XII    Khai trương Trung tâm Báo chí Đại hội XIII của Đảng   

Nét đẹp đời thường

Họa sĩ Nguyễn Thanh Tòng với tình yêu Tây Nguyên

08/05/2020 13:02

“Tình yêu và đam mê là hai thứ ta không nên bỏ lỡ trong cuộc đời này”- Câu nói đầy chiêm nghiệm của họa sĩ Nguyễn Thanh Tòng khiến người ta phải suy ngẫm nhiều điều về cuộc sống. Với dòng tranh tả thực, thông qua nét vẽ của ông, đất và người Kon Tum hiện lên sinh động, gần gũi, giản dị, mang đậm bản sắc của núi rừng Tây Nguyên.

Họa sĩ Nguyễn Thanh Tòng sinh năm 1955, hiện là hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Kon Tum. Đam mê vẽ tranh từ thời học cấp 2, ông đã nuôi dưỡng niềm đam mê ấy cho đến khi vào giảng đường đại học.

Sau năm 1975, ông tham gia công tác tại Sở Văn hóa Gia Lai-Kon Tum. Sau khi tỉnh Kon Tum được thành lập lại (10/1991), ông chuyển về công tác tại Phòng Văn hóa - Thông tin thị xã Kon Tum.

Hơn 4 năm sau, vì đam mê với hội họa, ông Tòng quyết định xin nghỉ công tác tại cơ quan nhà nước để toàn tâm gắn bó với giá vẽ. Thời gian đầu chưa có điều kiện mở tiệm tranh riêng, họa sĩ Nguyễn Thanh Tòng đi vẽ quảng cáo thuê, làm đủ nghề để trang trải cuộc sống.

Trò chuyện với tôi, họa sĩ Nguyễn Thanh Tòng chia sẻ, thời gian đầu khi mới nghỉ việc, ông vẫn tham gia bán chuyên trách các hoạt động văn hóa thông tin của phường và một số hoạt động ở Hội Văn học nghệ thuật tỉnh. Ngoài ra, ông còn nhận vẽ quảng cáo để có tiền trang trải cuộc sống.

Họa sĩ vẽ bức Rừng mùa thu. Ảnh: HT 

 

Đến những năm 1990, vì máy móc phát triển nên công việc vẽ quảng cáo bằng tay của ông gặp khó khăn, không có thị trường. Cố gắng bám trụ thêm một thời gian, đến năm 1995, ông được vài người bạn giúp đỡ, ra mở tiệm riêng. Tưởng mọi thứ thuận lợi, nhưng một thời gian dài tranh của ông không bán được vì mọi người chưa hiểu về giá trị tranh sơn dầu. Thời điểm ấy, mọi người thường ưa chuộng tranh in sẵn và tranh thêu chữ thập nên không mua tranh của ông. Dù khó khăn, vất vả nhưng nhờ những người bạn thân giúp đỡ về kinh phí, ông vẫn kiên trì vẽ và cho ra đời tác phẩm một cách đều đặn. Thời gian này ông có rất nhiều tranh đẹp không bán được. Mãi đến sau này, khi mọi người đã chú ý đến dòng tranh sơn dầu thì tranh của ông mới có chỗ đứng  trên thị trường từ đó cho đến nay. 

Với họa sĩ Nguyễn Thanh Tòng, mảnh đất và con người Tây Nguyên đã in sâu vào tâm hồn ông. Mỗi sáng tác của ông đều hướng về nơi này. “Chú gốc là người Huế, vào Kon Tum từ thời thanh niên. Không biết tự bao giờ, vùng đất này làm chú say mê đến lạ. Đặc biệt là con sông Đăk Bla chảy ngược có một không hai, chảy về hướng Tây dưới ánh nắng chiều ấm áp ngập tràn đã làm chú si mê và yêu lúc nào không hay. Sau này, những sáng tác của chú đều lấy cảm hứng từ đó...” – họa sĩ Nguyễn Thanh Tòng tâm tình.

Họa sĩ đang vẽ bức tranh tường Phong cảnh Tây Nguyên. Ảnh: HT 

 

Họa sĩ Nguyễn Thanh Tòng cho biết, tranh của ông từng nhiều lần tham gia và đoạt giải nhiều cuộc thi lớn như của Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, triển lãm khu vực Nam miền Trung và Tây Nguyên... Ông được UBND tỉnh chọn làm người đại diện vẽ tranh quảng bá cho Kon Tum để treo tại phòng họp Quốc hội vào năm 2015. Ngoài ra, ông còn vẽ tranh cho rất nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Với họa sĩ Nguyễn Thanh Tòng, ông đam mê việc rong ruổi từng bến sông, ngôi làng để tìm ý tưởng, xúc cảm cho tranh vẽ của mình. Mỗi cảnh vật, con người ông khắc họa đều rất thật. Bằng việc đi và cảm nhận, kí họa tại chỗ, ông đã sắp xếp một cách tỉ mỉ, tinh tế những điều mắt thấy tai nghe vào từng nét vẽ, làm tiền đề cho cái hồn, chất thơ trong mỗi sáng tác của ông.

Họa sĩ giới thiệu bức tranh Ngôi làng Ba Na. Ảnh: HT 

 

Điều đặc biệt ở tranh của ông đó là tạo cho người xem cảm giác rất thật. Mỗi bức tranh ông vẽ như một cuốn phim quay chậm, đưa ta về quá khứ, có không gian, thời gian xác định. Nhìn tác phẩm “hoàng hôn bên sông Đăk Bla”, ta cứ ngỡ như vừa thức giấc sau một đêm dài, được ngắm cảnh mặt trời mọc, xa xa thấp thoáng những dáng thuyền nhỏ trôi trên sông, nhẹ nhàng và bình yên. Hay hình ảnh của một ngôi làng Ba Na ven sông, với những mái nhà sàn, những người đàn bà, những đứa trẻ đang quây quần bên nhau, làm cho người xem dù chưa từng biết đến Kon Tum vẫn có thể cảm nhận đủ đầy hương vị với nắng, gió, sông núi nơi đây.

Trò chuyện với họa sĩ Nguyễn Thanh Tòng trong một chiều nắng đẹp, cùng thưởng thức hương vị cay nồng của rượu ngâm trái rừng, tôi được ông chia sẻ rất nhiều câu chuyện hay về cuộc sống, cuộc đời. Qua những tuyệt phẩm của ông, tôi như thêm yêu con người và mảnh đất Kon Tum này. Tôi tin chắc rằng, với tình yêu nghệ thuật và đất trời Tây Nguyên, hình ảnh những bến sông, cây cầu, ngôi làng của Kon Tum, của một Làng hồ rất đẹp và rất riêng qua những bức tranh mà họa sĩ Nguyễn Thanh Tòng sáng tác, sẽ đi khắp mọi miền Tổ quốc, mang Kon Tum đến với mọi người, đến với bạn bè, du khách gần xa.

Hoàng Thanh

   

Các tin khác

  • Thầy giáo tận tâm “gieo chữ” vùng cao
  • Cán bộ nông dân năng động
  • Đảng viên trẻ làm kinh tế giỏi
  • A Giáo làm kinh tế giỏi
  • Sáng kiến đạt giải Nhất về bảo vệ môi trường
  • Chi hội trưởng phụ nữ gương mẫu, năng động
  • Người thầy tận tâm với nghề
  • Gương sáng A Mập
  • A Mão - Cán bộ Mặt trận thôn năng động
  • Tận tâm với đồng bào vùng lũ
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Sự tiếp nối tất yếu
  • Hiệu quả mô hình làm chổi đót ở Đăk Pne
  • Ngày làm việc đầu tiên của Đại hội XIII
  • Đại biểu tham dự Đại hội XIII vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Thủ đô Hà Nội-Rực rỡ cờ hoa chào mừng Đại hội
  • Rộn ràng khí thế, son sắt niềm tin
  • HĐND tỉnh - những điểm nhấn trong nhiệm kỳ 2016-2021
  • Hơn 10 nghìn hộ nghèo, cận nghèo được tiếp cận với truyền hình số

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Khát vọng làm nông nghiệp sạch
  • Con trâu là đầu cơ nghiệp
  • Nghề kinh doanh cá Koi
  • Mây bay trên đỉnh Sạc Ly

Đất & Người Kon Tum

  • A Đông - Tận tâm với cồng chiêng
  • A Đông, dân tộc Xơ Đăng (nhánh Sơ Đrá), hiện cư trú tại làng Đăk K’đêm, xã Đăk Ui (huyện Đăk Hà) luôn đau đáu, trăn trở với việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc. Nhiều năm qua, anh không ngừng nỗ lực truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ và góp công vào duy trì việc tổ chức các lễ hội truyền thống để di sản văn hoá của dân tộc mình không bị mai một.
  • Còn mây tre thì còn đan lát!
  • Nghệ nhân A Pheh “truyền lửa” đam mê cồng chiêng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0603862531; Fax: 0603.865.635. Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 345/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 29/6/2016
Liên hệ tòa soạn
Bảng giá quảng cáo
Developed by