• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2020    Khẩn trương thực hiện các mục tiêu, phát huy vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế- xã hội    Từ ngày 22/2, phát hành, tiếp nhận hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND    MỘT SỐ ĐIỂM MỚI NỔI BẬT TRONG CÁC VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG    Lãnh đạo tỉnh tiếp công dân định kỳ   

Nét đẹp đời thường

Sáng kiến đạt giải Nhất về bảo vệ môi trường

15/12/2020 06:03

Đó là sáng kiến “Robot phân loại rác bằng thị giác máy tính và trí tuệ nhân tạo” của em Nguyễn Xuân Hiếu (học sinh lớp 12 chuyên Tin) và Phan Thị Hương Bình (học sinh lớp 12 chuyên Toán), Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành (thành phố Kon Tum).

Rất khó để gặp được hai em Hiếu và Bình bởi các em dành nhiều thời gian cho việc học. Tranh thủ khoảng thời gian ra chơi ngắn ngủi, hai em chia sẻ với tôi về sáng kiến đã đạt giải Nhất tại Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên - nhi đồng tỉnh lần thứ 12 (năm học 2019 - 2020)

Nói đến ý tưởng, em Bình cho biết: Em và Hiếu có chung niềm đam mê với  robot. Trong  một lần chứng kiến cảnh xe rác thu gom nhiều loại rác khác nhau cùng lúc mà không có sự phân loại, từ đó tụi em nảy ra ý tưởng sáng chế ra robot có chức năng phân loại rác thải để phục vụ cho việc xử lý rác thải giúp tiết kiệm được thời gian và góp phần bảo vệ môi trường.

Sản phẩm là một thiết bị được xây dựng dựa trên việc ghi nhận hình ảnh từ camera, sau đó phân tích và ra lệnh cho cánh tay robot hoạt động. Robot có công suất làm việc cao hơn con người, thay thế con người làm một công việc nhàm chán lặp đi lặp lại và có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác.

Sau gần 5 tháng tìm hiểu kiến thức về robot qua sách, mạng internet, hai em quyết định sử dụng thiết bị chính để chế tạo như Arduino Uno, động cơ Servo, camera.

Sản phẩm đạt giải Nhất đã đem lại niềm vinh dự lớn cho nhà trường và gia đình các em. Ảnh: V.T

 

Khi lựa chọn được thiết bị, điều khiến hai em trăn trở đó là thiết kế robot hình gì và hoạt động như thế nào. “Ban đầu tụi em tưởng tượng hình dạng robot, sau đó vẽ ra giấy, cuối cùng hai đứa thống nhất thiết kế robot có bộ phận chính là cánh tay có cấu tạo giống cánh tay người và có khả năng hoạt động linh hoạt đạt 50%” - em Hiếu tâm sự.

Đối với cánh tay robot, bộ phận quan trọng nhất là bàn tay (đầu kẹp) - đây là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với rác thải. “Để có thể tìm được khối lượng vật mà cánh tay robot có thể nâng được, tụi em phải trải qua 4 bài toán nhỏ khác nhau để giải quyết được một bài toán lớn. Với kích thước cánh tay robot như trên, robot có thể nâng cao được 25cm, gắp vật cách xa nhất là 14cm, lực nâng của robot là 133 gam, độ mở của kẹp 270 độ và tổng khối lượng của robot là 1kg” - em Hiếu cho hay.

Thấy tôi tỏ vẻ ngạc nhiên, em Bình giải thích: “Đây chỉ là mô hình thử nghiệm dùng để chạy thử phần mềm điều khiển. Nếu robot hoạt động ổn định và có kinh phí thì tụi em sẽ đặt hàng các linh kiện bằng kim loại và động cơ Servo mới để lắp ráp, đồng thời cải thiện độ thẩm mỹ cũng như khả năng nâng vật nặng”.

Sau khi hoàn thành thiết kế robot mô phỏng, hai em bắt đầu thực hiện các thí nghiệm để lắp đặt bộ phận nhận diện vật thể. Để làm được điều này, Hiếu và Bình đã nghiên cứu sử dụng thuật toán You only look once (YOLO), đây là thuật toán nổi tiếng về nhận diện vật thể chỉ quét qua khung ảnh 1 lần bằng việc kết hợp với ngôn ngữ Python và thư viện Opencv.

Em Hiếu chia sẻ: Sau khi áp dụng thuật toán vào bộ phận nhận diện vật thể, tụi em tiếp tục đau đầu với vị trí lắp đặt camera sao cho phù hợp. Bằng việc lắp đặt cánh tay robot và camera trên cùng 1 băng chuyền mini, sau đó kích hoạt thiết bị để thử nghiệm với các vật có khối lượng gần tương đương nhau như: Lon nước, chai nhựa và hộp sữa. Từ đó, tụi em thu được thời gian trung bình là 1,873 giây để robot có thể nhận diện được. Từ thời gian nhận diện trên, tụi em đã tìm ra khoảng cách lắp đặt camera cách robot trên cùng 1 băng chuyền là 62cm.

“Nhìn con robot bé vậy, chứ tụi em phải mất hơn 1 năm mới có thể hoàn thành đó anh. Trong quá trình thực hiện, có đôi lúc tụi em gặp khó khăn rồi tự động viên nhau tìm hướng để giải quyết. May mắn là tụi em luôn nhận được sự quan tâm lớn của nhà trường, từ việc hướng dẫn kỹ thuật đến hỗ trợ kinh phí. Lúc biết sản phẩm của mình đạt giải nhất, em đã rất vui” - em Bình chia sẻ.

Thầy Phan Đức - Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành cho biết: Hai em Xuân Hiếu và Hương Bình là những học sinh tiêu biểu của trường. Sản phẩm của các em đoạt giải Nhất là niềm vinh dự cho nhà trường. Với giá thành sản phẩm rẻ, các thiết bị lắp ráp dễ tiếp cận, hy vọng trong thời gian tới, sản phẩm sẽ được thiết kế lớn hơn, mẫu mã đẹp hơn, ứng dụng rộng rãi trong đời sống.

Văn Tùng

   

Các tin khác

  • Vượt lên nghịch cảnh
  • Hai nghệ nhân nặng lòng với văn hóa dân gian
  • “Kon Tum ơi mùa xuân đã về”
  • “Đóa hoa” hướng dương dâng đời
  • A Huih - Chi hội trưởng nông dân gương mẫu
  • Thầy giáo tận tâm “gieo chữ” vùng cao
  • Cán bộ nông dân năng động
  • Đảng viên trẻ làm kinh tế giỏi
  • A Giáo làm kinh tế giỏi
  • Chi hội trưởng phụ nữ gương mẫu, năng động
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Bảo đảm cung ứng dịch vụ bưu chính, viễn thông
  • Tập huấn nghiệp vụ công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp
  • Tuổi trẻ Kon Tum ra quân Tháng Thanh niên 2021
  • Kon Plông: Hội Nông dân hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế
  • Phát triển phong trào tập luyện cầu lông
  • Ia H’Drai: Duy trì nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống Covid-19
  • Đăk Hà sẵn sàng cho ngày Hội tòng quân
  • Thư viện thân thiện

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Heo sọc dưa sạch xã Đăk Pxi
  • Miệt mài giữ nghề thổ cẩm
  • Rực rỡ sắc màu Hội chợ hoa xuân Tân Sửu 2021
  • Vững vàng “lá chắn” chống dịch nơi cửa ngõ

Đất & Người Kon Tum

  • Làng Kon Vơng Kia: Bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng
  • Chúng tôi về làng Kon Vơng Kia (thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông) giữa tiếng cồng chiêng ngân vang. Cồng chiêng gắn bó với người dân nơi đây như máu thịt và được xem là báu vật của làng.
  • Cùng ăn Tết truyền thống của người Xơ Đăng
  • "Làng hoa cúc" vào Tết
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0603862531; Fax: 0603.865.635. Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 345/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 29/6/2016
Liên hệ tòa soạn
Bảng giá quảng cáo
Developed by