• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Ngày làm việc đầu tiên của Đại hội XIII    Đại biểu tham dự Đại hội XIII vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra từ ngày 25/1 đến 2/2/2021    Những dấu ấn nổi bật trong nhiệm kỳ Đại hội XII    Khai trương Trung tâm Báo chí Đại hội XIII của Đảng   

Nét đẹp đời thường

Y Găng thoát nghèo

06/07/2020 13:02

Nhờ biết tính toán làm ăn, chi tiêu hợp lý, gia đình chị Y Găng đã vươn lên thoát nghèo, có thu nhập mỗi năm hơn 300 triệu đồng. Năm 2018, chị Y Găng được UBND huyện Ngọc Hồi tặng Giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế gia đình.

Được sự giới thiệu của chị Y Chon – Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Đăk Dục, chúng tôi đến thăm chị Y Găng - một trong những hội viên năng nổ, luôn tích cực đi đầu trong các phong trào hội.

Khi chúng tôi đến, quán tạp hóa của chị tất bật người ra vào. Đón tôi trong căn nhà cấp 4 khang trang, có đầy đủ các đồ dùng sinh hoạt, vừa uống ly nước mát cho vơi đi cái nóng oi bức của mùa hè, chị khoe: Ngày nào cũng vậy, cứ đến giờ cao điểm là mọi người lại đến mua đồ về nấu ăn, dù mệt nhưng vui lắm.

Chi Y Găng là con gái út trong nhà.Năm 2010, chị lập gia đình và lần lượt sinh hai người con. Vì bố mẹ chị đã lớn tuổi, nên vợ chồng chị sống chung để tiện chăm sóc. Lúc bấy giờ, kinh tế cả gia đình phụ thuộc công việc bốc vác của chồng chị và 2 ha mì trồng xen canh với vườn cao su mới trồng, đây cũng là quà cưới mà bố mẹ chị tặng.

Những năm đầu, khi cao su còn nhỏ, việc trồng xen canh cây mì vẫn đáp ứng đủ cho cuộc sống gia đình anh chị. Vài năm sau, khi vườn cao su đã cao qua đầu người, cây mì không còn phát triển tốt như ngày nào. Bố mẹ ngày càng già yếu, đau ốm phát sinh; con cái ngày càng lớn, áp lực về “cơm, áo, gạo, tiền” đè nặng đôi vai vợ chồng anh chị.

Chị Y Găng bên vườn cà phê đầy triển vọng. Ảnh: VT

 

Không cam chịu cảnh đói nghèo bủa vây, năm 2015, chị bàn với chồng mạnh dạn vay Ngân hàng Chính sách xã hội 20 triệu đồng qua sự hỗ trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã để mở cửa hàng tạp hóa tại nhà, vừa có điều kiện chăm bố mẹ và con, vừa có thể kiếm thêm thu nhập.

Tuy cửa hàng không lớn, nhưng chị nhận được sự ủng hộ của bà con trong thôn xóm, vì thế cửa hàng ngày càng khởi sắc và trở thành công việc chính của chị cho đến ngày hôm nay. Chị Găng chia sẻ: Hồi đó, ngày nào tôi cũng trăn trở làm thế nào vừa ở nhà lo gia đình, vừa có thêm thu nhập. Quyết định mở cửa hàng tạp hóa là chính xác, quán nhỏ thế thôi nhưng mỗi năm cũng cho tôi nguồn thu hơn 50 triệu đồng.

Thấy gia đình chị Y Găng quyết tâm làm ăn, năm 2017, chính quyền xã Đăk Dục đã giới thiệu gia đình anh chị vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh phát triển kinh tế gia đình. Với nguồn vốn vay 50 triệu đồng, cộng với số tiền tích lũy được trong hai năm trước đó, vợ chồng chị đầu tư xây chuồng để nuôi 10 con heo nái và đào ao thả cá, trồng thêm 300 cây cà phê.

Thời gian đầu nuôi heo gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên lúc bấy giờ vườn cao su đã đến tuổi khai thác nên vợ chồng anh chị cũng đỡ lo phần nào. Chị Y Găng kể lại: Hồi mới nuôi heo, tiền cám, tiền thuốc các thứ nhiều lắm, thêm tiền phân bón cho cà phê, cũng may mắn vì lúc này giá mủ cao su cao, nên ngoài cửa hàng tạp hóa thì tôi còn thu tiền khai thác mủ. Với 2 ha cao su, trừ mọi chi phí, mỗi năm gia đình tôi thu lãi hơn 120 triệu đồng.

Vì lần đầu nuôi heo, chưa có nhiều kinh nghiệm, chị Y Găng thường xuyên đến các hộ nuôi heo ở xã khác để học hỏi. Ngoài ra, chị thường xuyên xem các chương trình “Bạn của nhà nông” và đọc sách, báo để tìm hiểu kĩ thuật nuôi heo. “Nhờ chăm sóc đúng kĩ thuật, đàn heo lớn nhanh như thổi, sang năm sau là có thể đẻ và bán rồi” - chị Y Găng phấn khởi kể lại.

Năm 2018, Hội LHPN xã triển khai mô hình “Nuôi heo đen và sọc dưa” và mô hình “Nuôi bò sinh sản”, chị bàn bạc với chồng dùng hết số tiền tích lũy được trả ngân hàng, phần vốn còn lại tham gia hai mô hình do xã đề xuất.

Được sự hướng dẫn tận tình của cán bộ xã về kĩ thuật chăm sóc heo đen và bò, đến bây giờ 2 con bò của chị đang trong giai đoạn sinh sản, còn đàn heo vẫn phát triển tốt, một đàn heo nái để đẻ, một đàn heo đen bán thịt. Trừ mọi chi phí, chị Y Găng thu lãi hơn 100 triệu đồng/năm từ chăn nuôi.

Chị Y Găng kéo tay tôi ra sau nhà để “khoe” vườn cà phê mới thu bói vào năm ngoái. Chị Y Găng kể: Tuy là thu quả bói, nhưng nhờ chăm sóc đúng cách, cây đã cao ngang mặt người, quả chín đỏ vây quanh đầy cành như những cây lâu năm, năm ngoái gia đình tôi thu cũng được hơn 20 triệu đồng.

Nhờ biết tính toán làm ăn, chi tiêu hợp lý, gia đình chị Y Găng đã vươn lên thoát nghèo, có thu nhập mỗi năm hơn 300 triệu đồng. Năm 2018, chị Y Găng được UBND huyện Ngọc Hồi tặng Giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế gia đình.

Đánh giá về hội viên của mình, chị Y Chon - Chủ tịch Hội LHPN xã Đăk Dục cho hay: Hội viên Y Găng là một người chịu thương, chịu khó, biết tính toán trong làm ăn, vươn lên làm giàu chính đáng. Từ một gia đình nghèo, giờ đây trở thành hộ khá giả, có của ăn, của để, là tấm gương cho chị em trong xã học hỏi theo.

Văn Tùng

   

Các tin khác

  • Thầy giáo tận tâm “gieo chữ” vùng cao
  • Cán bộ nông dân năng động
  • Đảng viên trẻ làm kinh tế giỏi
  • A Giáo làm kinh tế giỏi
  • Sáng kiến đạt giải Nhất về bảo vệ môi trường
  • Chi hội trưởng phụ nữ gương mẫu, năng động
  • Người thầy tận tâm với nghề
  • Gương sáng A Mập
  • A Mão - Cán bộ Mặt trận thôn năng động
  • Tận tâm với đồng bào vùng lũ
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Sự tiếp nối tất yếu
  • Hiệu quả mô hình làm chổi đót ở Đăk Pne
  • Ngày làm việc đầu tiên của Đại hội XIII
  • Đại biểu tham dự Đại hội XIII vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Thủ đô Hà Nội-Rực rỡ cờ hoa chào mừng Đại hội
  • Rộn ràng khí thế, son sắt niềm tin
  • HĐND tỉnh - những điểm nhấn trong nhiệm kỳ 2016-2021
  • Hơn 10 nghìn hộ nghèo, cận nghèo được tiếp cận với truyền hình số

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Khát vọng làm nông nghiệp sạch
  • Con trâu là đầu cơ nghiệp
  • Nghề kinh doanh cá Koi
  • Mây bay trên đỉnh Sạc Ly

Đất & Người Kon Tum

  • A Đông - Tận tâm với cồng chiêng
  • A Đông, dân tộc Xơ Đăng (nhánh Sơ Đrá), hiện cư trú tại làng Đăk K’đêm, xã Đăk Ui (huyện Đăk Hà) luôn đau đáu, trăn trở với việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc. Nhiều năm qua, anh không ngừng nỗ lực truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ và góp công vào duy trì việc tổ chức các lễ hội truyền thống để di sản văn hoá của dân tộc mình không bị mai một.
  • Còn mây tre thì còn đan lát!
  • Nghệ nhân A Pheh “truyền lửa” đam mê cồng chiêng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0603862531; Fax: 0603.865.635. Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 345/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 29/6/2016
Liên hệ tòa soạn
Bảng giá quảng cáo
Developed by