Sắp đến Tết rồi, bếp lửa nhà ông bà Năm lúc nào cũng đỏ rực. Nồi rượu gạo này vừa nhấc xuống thì ông bà tiếp tục nhen nhóm lửa để nấu nồi rượu tiếp theo. Nghề nấu rượu gạo của ông bà Năm mỗi năm đến dịp Tết lúc nào cũng tất bật.
Cuối năm, gió đã chuyển mùa. Cái lành lạnh len lỏi trong từng nhành cây, ngọn cỏ và luồn qua từng kẽ hở bên khe cửa tràn cả vào ngóc ngách từng gian nhà. Trong không gian êm đềm, tôi cảm nhận rõ mùi bếp, mùi Tết đang về trên từng căn bếp nhỏ.
Người Ba Na kể rằng: Ngày xưa, bên sông Đăk Bla có một làng nhỏ là Kon Trang-Or. Chán ghét cảnh các làng lân cận hay gây chiến để chiếm đoạt của cải và bắt người về làm nô lệ, hai con trai của người đứng đầu Ja Xi đã rủ nhau ra làm nhà riêng ở chỗ có nhiều hồ nước nhỏ, cạnh con sông này. Vùng đất thuận lợi cho sản xuất, sinh hoạt nhanh chóng được bà con các nơi tìm đến, hình thành lên làng mới, tên gọi Kon Tum. Theo tiếng Ba Na, Kon là làng, Tum là ao, hồ. Sau này, cư dân từ đồng bằng lên Bắc Tây Nguyên lập nghiệp, ban đầu cũng chọn làng hồ làm nơi định cư.
Nói về tình làng nghĩa xóm, hay nói chuyện về hàng xóm của gia đình tôi, bao nhiêu cũng không đủ, mấy ngày cũng không hết. Đó là một gian đầy nhớ nhung, chật nghĩa tình trong tâm trí tôi.
Tết đến Xuân về, nhà nào cũng mong muốn được trang hoàng thật đẹp đẽ. Cùng với việc sửa sang lại nhà cửa tinh tươm, thì mảnh vườn luôn được quét dọn, sắp xếp mọi thứ cho gọn gàng, tươm tất, đặc biệt là trồng nhiều loại hoa, chăm chút kỹ lưỡng hơn để kịp đón Tết.
Giáp Tết, gió băng qua rừng cuốn theo hương thơm của cỏ cây hoa lá từ đại ngàn tràn về khắp các buôn làng dọc sông Đăk Bla. Dòng sông vào mùa khô mặt nước hiền hòa, soi bóng bầu trời trong xanh.
Một chiều xuân, tôi ngỡ ngàng ngắm chị em xúng xính trong bộ áo dài thêu hoa, thêu phượng đang ríu rít chụp ảnh bên những vạt hoa xuân khoe sắc. Đất trời càng thêm ngọt ngào, thêm đằm dịu bởi sự thướt tha của họ.
Tôi mở cửa bước ra vườn. Mặt trời bắt đầu tỏa những tia nắng ấm ban mai xuống làn sương đêm còn la đà trên những tán lá. Không khí se lạnh của những ngày đầu Xuân hòa quyện cùng hương bông thọ nở sớm làm lay động lòng người con xa xứ. Tết đến rồi! Tôi thấy da diết nhớ quê, nhớ nhà, nhớ những hôm cả nhà quây quần làm bánh mứt Tết.
Điều ước năm mới không phải là thứ gì đó viển vông, cũng không phải là “một thứ quán tính” khi Xuân về. Điều ước, có thể trở thành một mục tiêu để phấn đấu, để nỗ lực.
Mới ngày nào còn ngồi đếm ngược thời gian từng ngày trông Tết đến, vậy mà lơ là ít hôm, Tết đã tới lúc nào không hay. Nhìn trước, ngó sau, nơi nơi đã rộn rã không khí tết nhất. Ngõ nhỏ cũng rực lên sắc hoa xuân.
Cầm chiếc lá khô bất chợt sa vào tay mình, nghe gió thổi qua tán cây mà lòng bâng khuâng tưởng như đang nghe tiếng vọng của đất qua màu sương khói năm tháng. Rồi lại thấy rạo rực, thấy ngọt ngào quên đi giá rét.
Quê nhà có gì đâu một ngõ ngỏ, cái sân quen quen nơi mái nhà đổ bóng, cây bưởi, cây chanh, hàng cau, đàn gà, con mèo, con chó chạy ra đón ta về… thế mà yêu đến lạ thường, chỉ về nhà mới có Tết.
Ngày cuối năm, làng quê tôi vui không thể tả. Đấy là lúc không khí Tết đã tràn ngập nơi nơi. Từ đường làng, ngõ xóm đến từng ngôi nhà đều rộn rã những thanh âm ngày Tết.
Tiết trời năm nay kể cũng lạ, gần Tết rồi mà còn rét đến run người. Chẳng như mấy năm trước, chỉ rét lúc sớm mai hay đêm về, còn ban ngày nắng cứ một màu vàng ươm rải đều khắp nẻo. Mà chẳng biết là trời rét thật hay do tuổi già đang sầm sập kéo đến. Như chẳng thể tự tin vào cảm nhận của chính mình, tôi nhìn sang cu con cũng gần đến tuổi “bẻ gãy sừng trâu” dẫu đang chăm chú dán mắt vào chiếc ti vi nhưng cũng xuýt xoa, kéo chiếc mũ áo khoác trùm lên đầu mà thêm xác tín.
“Mẹ đã làm bánh xoài đón Tết rồi”, tiếng nhắc của mẹ tôi ở nơi miền xa nghe chừng như xa vắng nhưng chộn rộn những hân hoan, những đợi chờ, khi một năm nữa đang trôi dần về phía cuối. Tôi nghe trong gió thoang thoảng mùi thơm thơm của những chiếc bánh xoài nhỏ xinh ở miền thương nhớ ấy, như bóng quê, như tiếng mẹ gọi tôi về đón Tết.
Có gì sáng nay mà phố như lạ lắm? Vẫn gió và nắng xôn xao, nhưng lại có sự náo nức làm ta như mê như say. Nhìn mỗi người đều thấy yêu thương hơn, đều muốn bắt tay, muốn nở nụ cười vui tươi nhất, đẹp nhất.
Nhanh thật là nhanh những ngày tháng Chạp cũng đến rồi chị nhỉ. Ngày chị em mình còn nhỏ, cứ đến tầm này, mẹ vừa tất tả đủ với các việc có tên lẫn không tên vừa hay chép miệng, ra Giêng “ngày rộng tháng dài”, mà sao những ngày tháng Chạp mỏng như cái chớp mắt, ngoảnh đi ngoảnh lại đã hết ngày, hết tháng, hết năm.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.