• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên tiêu biểu năm học 2024 - 2025    Định hướng xử lý các dự án đầu tư công và tháo gỡ vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang dự Lễ khánh thành các dự án đầu tư công trình hạ tầng tại xã Ngọc Linh    Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật    Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW   

Hướng về biển đảo quê hương

Chùm ảnh: Bình yên Lý Sơn

23/05/2025 13:05

Cách đất liền 15 hải lý, đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) có địa hình độc đáo gồm các miệng núi lửa, bãi đá bazan và lớp trầm tích màu đỏ nâu. Nơi đây được mệnh danh là “vương quốc tỏi” và là quê hương của Hải đội Hoàng Sa. Đảo mang vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ. Giữa biển trời xanh ngắt, Lý Sơn là điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.

Đảo Lý Sơn rộng 10,39km2 gồm 2 đảo là đảo Lớn gọi là đảo Lý Sơn hoặc cù lao Ré và đảo Bé hay còn gọi là cù lao Bờ Bãi cùng hòn Mù Cu.

 

Trung tâm huyện đảo Lý Sơn nhìn từ trên cao. Xen lẫn 7.500 nóc nhà là màu xanh của hành và màu vàng của đậu phộng.

 

 
 
Toàn huyện có 420 ha trồng hành và tỏi. Hành được bà con trồng liên tục từ tháng 2 đến tháng 8 âm lịch. Diện tích thu hoạch xong sẽ được xuống giống ngay. Mỗi vụ chỉ kéo dài 45-55 ngày.

 

Vụ tỏi duy nhất trong năm thường được trồng từ tháng 9 đến tháng 10 âm lịch. Vụ tỏi kéo dài 5-6 tháng và thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 3 năm sau. Đặc sản tỏi nơi đây đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Trên đảo Lý Sơn, tỏi được bày bán nhiều ở các điểm du lịch.

 

 Huyện đảo Lý Sơn đa dạng ngành nghề nhưng chủ yếu là trồng tỏi, hành; đánh bắt, nuôi trồng hải sản và kinh doanh dịch vụ du lịch. Vào dịp lễ, tết, đảo Lý Sơn đón hàng chục ngàn khách du lịch tới tham quan, nghỉ dưỡng.

 

 
 
 
 Đảo Lý Sơn có nhiều điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến nơi đây, như Nhà trưng bày Đội Hoàng Sa Bắc Hải, Cột cờ, chùa Hang, bãi biển trải dài, bãi tắm…

 

Tất cả đã tạo nên một Lý Sơn bình yên giữa lòng biển khơi.

 

Dương Nương

   

Các tin khác

  • “Khi Tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau”
  • Tự tình với biển
  • Thanh xuân gửi lại Trường Sa
  • Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ IV: “Điểm tựa” cho ngư dân vươn khơi bám biển
  • Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng- Kỳ III: Thiêng liêng lời thề giữa trùng khơi
  • Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ II: “Hòn ngọc” xanh giữa biển Đông
  • Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ I: “Gieo” chữ nơi đầu sóng
  • Quần đảo Trường Sa - một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc
  • Thiêng liêng Lễ chào cờ ở Trường Sa
  • Chùm ảnh: Xanh hóa Trường Sa
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by