Tôi từng dự rất nhiều lễ chào cờ, nhưng được tham gia Lễ chào cờ trên quần đảo Trường Sa có lẽ là kỷ niệm không bao giờ quên bởi cảm xúc thật đặc biệt, xúc động và thiêng liêng.
Thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 28/1/2022 của Bộ Chính trị, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã triển khai Chương trình “Xanh hóa Trường Sa” trên quần đảo Trường Sa từ giữa năm 2022, với mục tiêu đến năm 2030 trồng mới 1,5 triệu cây.
Vượt qua hành trình hơn 200 hải lý, chúng tôi đến với hòn đảo xinh đẹp, xanh tươi, hiền hòa, tràn đầy sức sống nổi lên như một pháo đài sừng sững, kiên trung giữa biển Đông và được mệnh danh là “thủ đô” của huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa)- Đó là đảo Trường Sa.
Trong cơn mưa chiều nặng hạt, chúng tôi đến thăm Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma tại xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. 37 năm trôi qua nhưng sự hy sinh của 64 chiến sĩ tại đảo Gạc Ma vẫn luôn nhắc nhớ các thế hệ về tinh thần quyết tử để bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Đến Lý Sơn, chúng tôi như được trở về, được hòa mình với thiên nhiên. Lý Sơn tuy xa mà gần. Đến đây, mỗi người như thấy rõ hơn trách nhiệm của mình với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Trên quần đảo Trường Sa hiện có 4 đảo có trẻ em sinh sống cùng với gia đình, đó là Trường Sa, Đá Tây A, Song Tử Tây và Sinh Tồn. Những đứa trẻ dù được sinh ra, lớn lên ở đây hoặc mới theo cha mẹ ra đảo an cư thì đều nói rằng “Quê em ở Trường Sa, em là con của biển”.
Cùng với việc học tập, lao động và huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, cán bộ, chiến sĩ trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa luôn ý thức cao việc tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe.
Trong 49 phóng viên, nhà báo đến từ các cơ quan báo chí trong cả nước tham gia chuyến công tác tại quần đảo Trường Sa vào cuối năm 2024, đầu năm 2025 do Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tổ chức có 13 “bóng hồng”. Dù khó khăn, vất vả nhân lên gấp bội so với nam giới, nhưng với tình yêu biển đảo, chúng tôi đã vượt qua tất cả, hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ.
Nhiều người khi đến với đảo Đá Tây A đã gọi nơi này như vậy. Bởi nằm giữa mênh mông biển trời là một màu xanh ngắt của hàng dương, bàng vuông và đủ loại cây ăn trái ôm trọn lấy đảo. Cơ sở hạ tầng được đầu tư khang trang, quy hoạch bài bản.
Đối với mỗi người lính đảo, bất luận trong hoàn cảnh nào, đều tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo của Tổ quốc với quyết tâm “Còn người, còn đảo, còn chủ quyền quốc gia”.
Vượt qua những con sóng dữ của biển cả, chúng tôi đến thăm cán bộ, chiến sĩ đảo An Bang, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân. Khác hẳn với những cơn sóng dữ dội bên ngoài, đảo An Bang hiện ra trên nền cát trắng yên bình, dịu dàng, xinh đẹp giữa biển Đông.
Được sự quan tâm của Đảng, nhà nước, nhiều năm qua trên quần đảo Trường Sa luôn duy trì hai khối lớp mầm non và tiểu học ở bốn đảo: Trường Sa, Đá Tây A, Song Tử Tây và Sinh Tồn.
Trên khắp các đảo, điểm đảo, hình ảnh Bác Hồ hiện diện ấm áp, gần gũi ở nơi làm việc của cán bộ, chiến sĩ, trong phòng học của các em học sinh, trong từng ngôi nhà của người dân trên đảo. Nơi đầu sóng ngọn gió, Bác là điểm tựa tinh thần vững chắc giúp quân và dân vượt qua mọi khó khăn, giữ vững chủ quyền biên giới trên biển.
Trải qua gần 50 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Vùng 4 Hải quân đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hiểm nguy, đoàn kết, sẵn sàng chiến đấu, lập nên những chiến công, thành tích đặc biệt xuất sắc, xứng danh Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Đến với quần đảo Trường Sa dù bất cứ thời điểm nào, đều dễ dàng bắt gặp hình ảnh lá cờ Tổ quốc kiêu hãnh, tự hào tung bay giữa biển trời; hoặc được in trên những con tàu, trên áo của người dân trên đảo và cả của đoàn công tác tới thăm đảo. Hình ảnh này khẳng định đanh thép về chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Với đầy đủ các nhu yếu phẩm thiết yếu, đặc trưng như trên đất liền, cộng với các hoạt động văn hóa, văn nghệ sôi nổi đã làm nên một cái Tết đầm ấm, sum vầy, ấm áp tình quân dân trên đảo Đá Tây A.
Trải qua 35 năm xây dựng, trưởng thành, cán bộ, chiến sĩ DK1 đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và cả những mất mát, hi sinh, trụ vững nơi đầu sóng, ngọn gió, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Mặc dù ở nơi tiền tiêu xa xôi của Tổ quốc, nhưng quân và dân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa vẫn tổ chức đón Tết cổ truyền của dân tộc như trên đất liền với nhiều hoạt động vui Xuân, đón Tết đầm ấm và ý nghĩa.
Trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc, từ đất liền vượt qua hàng trăm hải lý, những bó lá dong được cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân vận chuyển ra các đảo trên quần đảo Trường Sa để quân và dân cùng quây quần gói bánh chưng đón Tết.
Dù Chiến thắng Đăk Tô –Tân Cảnh đã cách đây 53 năm, nhưng vẫn còn đây Tượng đài Chiến thắng vươn lên trời xanh. Và ngày ngày, nơi máu xương cha anh đã đổ luôn có những thương yêu đang mãi đắp bồi.