Không xi măng cốt thép cũng chẳng cầu kì trang trí nhưng cổng nhà bằng gỗ lũa mộc mạc ở các gia đình tại xã Măng Bút, huyện Kon Plông lại thu hút du khách. Sự độc đáo, giản dị từ mỗi cổng nhà với dấu ấn rất riêng đã tô lên vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh bình và thể hiện được tính cộng đồng của bà con.
Thôn Nú Kon, xã Đăk Môn (huyện Đăk Glei) có 660 khẩu, 199 hộ với hơn 90% dân số là dân tộc Gié - Triêng. Thời gian qua, với sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền, người dân trong thôn luôn nỗ lực giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Trong đó, nhà rông là một giá trị truyền thống quan trọng thể hiện sự đoàn kết, tính cộng đồng cao của dân tộc. Mặc dù đang tất bật với mùa vụ thu hoạch cà phê nhưng bà con vẫn đồng lòng, chung sức làm lại nhà rông.
Xã Đăk Na nằm ở phía Tây huyện Tu Mơ Rông, cách trung tâm huyện gần 40 km. Vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ thiên nhiên ban tặng và những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc đã làm đắm say biết bao du khách khi đặt chân đến vùng đất này.
Từ bao đời nay, người Mơ Nâm, một nhánh của dân tộc Xơ Đăng, ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) luôn duy trì nghề đan lát truyền thống. Các vật dụng đan lát được bà con trong thôn sử dụng thường xuyên trong quá trình sinh hoạt đời sống và lao động sản xuất.
Không ai trả lương, cũng chẳng ai bắt làm, nhưng vì nặng lòng với trẻ em vùng khó khăn, nhóm những người thiện nguyện ở Đăk Tờ Re tự nguyện gom góp xây dựng “Thư viện ước mơ” và nhận đỡ đầu những đứa trẻ mồ côi, để giúp đỡ và rèn luyện kỹ năng sống cho các em bằng cả tấm lòng và tình yêu thương.
Vào những ngày đầu đông, khi tiết trời bắt đầu se lạnh, dưới mái nhà rông sừng sững, người Ba Na ở khắp các thôn làng trên địa bàn thành phố Kon Tum tưng bừng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thời gian qua, các trường học trên địa bàn thành phố Kon Tum luôn nỗ lực trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng môi trường lành mạnh, tích cực cho học sinh học tập, rèn luyện và trưởng thành.
Trong những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền huyện Đăk Hà luôn quan tâm, dành nhiều nguồn lực và thực hiện có hiệu quả các chính sách đối với đồng bào DTTS trên địa bàn. Đây được xem là “chìa khóa”, là “cần câu” để góp phần giúp đồng bào DTTS từng bước vươn lên, xây dựng cuộc sống ngày càng ổn định và phát triển.
Ở những xã vùng sâu, vùng xa ở huyện Tu Mơ Rông và Đăk Tô, đội ngũ những người giáo viên không chỉ vượt khó, tận tâm, tận tụy với nghề mà họ còn đã và đang gắng sức nâng tầm cho những sản phẩm đặc trưng của địa phương vươn xa.
Làng chài Sê San 4 thuộc địa phận thôn 7, xã Ia Tơi, huyện Ia H'Drai. Với sự quan tâm của chính quyền địa phương, 29 hộ dân (chủ yếu đến từ các tỉnh miền Tây) sinh sống bằng nghề nuôi trồng và đánh bắt cá trên lòng hồ thủy điện Sê San 4 đã “an cư lạc nghiệp”.
Đa dạng các sản phẩm cây nhà lá vườn đã được những người nông dân chất phác ở xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum đưa ra chợ phiên từ sáng thứ 7. Người bán e thẹn, không rối rít mời chào, ấy vậy mà, các sản phẩm được bán nhanh như một cơn gió. Người mua tấp nập, người bán vui mừng, làm nên sự rộn ràng, phấn khởi ở chợ phiên Đăk Rơ Wa.
Với khuôn viên được xây dựng dưới tán rừng thông và thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trải nghiệm ẩm thực hấp dẫn, khu kinh tế đêm Măng Đen là địa điểm du lịch mới, thu hút nhiều người dân và du khách ghé thăm khi đến với Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen.
Những ngày cuối năm cũng là lúc người dân với bao bộn bề công việc, Tết sắp cận kề, hiểu được công việc nhân dân nên Ban Nhân dân, Ban công tác Mặt trận, Hội đồng già làng thôn Kon Rờ Bàng 1, xã Vinh Quang tổ chức cuộc họp toàn dân nhằm triển khai các hoạt động quan trọng. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc được nâng cao, là cơ sở, là ngọn nguồn sức mạnh để Đảng phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị và tiếp thêm xung lực trong hành trình đổi mới, chung sức xây dựng quê hương giàu đẹp, thực sự trở thành Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Dù bị ảnh hưởng nặng nề của cơn bão lịch sử năm 2009 nhưng được sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, 15 năm qua, đồng bào dân tộc Xơ Đăng ở Mô Bành 2 (xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông) phát huy truyền thống đoàn kết, nỗ lực khắc phục khó khăn, tích cực lao động, phát triển sản xuất, tạo sức bật cho vùng “rốn lũ” đổi thay từng ngày.
Vừa qua, trong khuôn khổ Hội nghị quảng bá, xúc tiến du lịch Long An - Kon Tum được tổ chức tại tỉnh ta với nhiều hoạt động kết nối, chia sẻ, tham quan, khảo sát các điểm đến, mô hình, sản phầm du lịch trên địa bàn tỉnh. Những hoạt động đó đã để lại ấn tượng đặc biệt trong lòng du khách tỉnh Long An.
Thông qua việc thực hiện các chủ trương, chính sách và sự hỗ trợ của cộng đồng, chúng tôi được biết nhiều hộ nghèo ở xã Sa Bình, huyện Sa Thầy được tiếp thêm động lực để vươn lên.
Nghề nuôi cá nước lạnh (cá tầm, cá hồi) đã được thử nghiệm và phát triển ở nhiều nơi trong tỉnh (Kon Plông, Đăk Glei). Tuy nhiên gần đây, tại xã Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông) có một mô hình nuôi cá tầm được đầu tư bài bản của anh Nguyễn Bá Tấn (39 tuổi, quê Hà Nội), bước đầu cho kết quả tích cực và có triển vọng mở rộng trong thời gian tới.
Thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông) nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, khí hậu quanh năm trong lành và mát mẻ. Nơi đây là địa điểm tuyệt vời dành cho người yêu thiên nhiên.
Dù đời sống kinh tế vẫn còn đó những vất vả, khó khăn, nhưng bà con người Thái tại huyện Ia H’Drai vẫn luôn biết cách gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc mình. Từ việc dệt thổ cẩm, cho đến những giai điệu cồng chiêng, điệu xòe, điệu sạp đầy lôi cuốn, tất cả tạo nên một không gian văn hóa mang đậm sắc Thái tại miền biên viễn của Tổ quốc.