Plei Lay là một trong số ít ngôi làng người Gia Rai ở xã Ia Chim (thành phố Kon Tum) còn giữ được gần như nguyên vẹn những nét đặc sắc của nghề dệt truyền thống. Dù trải qua bao thăng trầm của dòng chảy thời gian và sự phát triển trong đời sống xã hội, người đàn ông ở làng Plei Lay vẫn miệt mài với việc chế tác khung cửi, còn người phụ nữ vẫn cần mẫn se sợi, dệt vải và truyền nghề dệt cho con, cháu.
Trời ngả về chiều. Trong lớp sương mù bảng lảng bay trên đỉnh đồi làng Đăk Chum I (xã Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông), vợ chồng anh Nguyễn Thanh Tuấn (47 tuổi) và chị Nguyễn Thị Hạnh Nguyên (46 tuổi) cùng gần chục người khác đang miệt mài chăm sóc vườn dâu tây. Những luống dâu xanh mướt với quả đỏ mọng trải dài trên đỉnh đồi Đăk Chum I là hướng đi mới, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân địa phương.
Với đồng bào dân tộc Ba Na ở hai bên bờ sông Đăk Bla, thành phố Kon Tum thì dòng sông như là huyết mạch, là nguồn sống của người dân. Những hoạt động của người Ba Na bên dòng sông Đăk Bla hết sức đa dạng, sinh động và đậm đà bản sắc. Góp phần làm nên nét độc đáo, đậm đà bản sắc đó là những hình ảnh các chị, các mẹ và các em gái người Ba Na.
Bao năm nay, người Xơ Đăng ở Tu Mơ Rông đã cung cấp hàng trăm tin báo để chính quyền vào cuộc ngăn chặn và chống việc lợi dụng “Quốc bảo”- sâm Ngọc Linh để trục lợi. Nhờ đó, nguồn gene thuần chủng được bảo tồn và “chiêu bài” lợi dụng thương hiệu sâm để trục lợi bị phanh phui.
Với các dân tộc bản địa Kon Tum nói riêng và Tây Nguyên nói chung sống ven sông, hồ, thuyền độc mộc không chỉ là chiếc cầu nối đôi bờ mà còn giúp bà con vận chuyển hàng hóa, nông sản, đánh bắt cá. Tuy nhiên, trước thực trạng gỗ làm thuyền độc mộc truyền thống ngày càng khan hiếm, chi phí đắt đỏ, lại nhanh hỏng, anh Bùi Như Nhân ở thôn Lung Leng, xã Sa Bình, huyện Sa Thầy đã tìm hiểu, học hỏi và làm ra sản phẩm thuyền bằng vật liệu composite phục vụ bà con.
Không chỉ với đồng bào DTTS ở vùng rừng núi Ngọc Linh huyện Tu Mơ Rông mà với tất cả người Việt Nam, Anh hùng LLVT Phạm Tuân không chỉ là biểu tượng cho lòng yêu nước, lòng dũng cảm, trí thông minh mà còn cả tinh thần và ý chí quyết tâm vượt khó của người Việt, có thể làm được những điều tưởng như không thể. Và thật may mắn, đồng bào dân tộc Xơ Đăng nói chung và thế hệ trẻ ở Tu Mơ Rông lại được gặp, được nói chuyện, được nghe chính thần tượng của mình trên mảnh đất Tu Mơ Rông trong những ngày đầu xuân mới này.
Tối 9/2, tại Sân Vận động tỉnh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh (9/2/1913 - 9/2/2023). Đồng chí Dương Văn Trang- Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo tổ chức kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh chủ trì buổi lễ.
Sáng 7/2, tại sông Đăk Bla (phường Quyết Thắng), UBND thành phố Kon Tum tổ chức Giải đua thuyền độc mộc truyền thống thành phố mở rộng năm 2023. Đây là giải đấu có quy mô lớn, quy tụ nhiều vận động viên đến từ các cộng đồng dân tộc sinh sống ven các dòng sông trên địa bàn tỉnh. Giải đấu diễn ra sôi nổi, kịch tính, thu hút đông đảo người dân đến theo dõi, cổ vũ.
Từ 6-9/2, tại Quảng trường trung tâm huyện, UBND huyện Tu Mơ Rông tổ chức “Phiên chợ Sâm Ngọc linh, các dược liệu khác gắn với du lịch lần 2 năm 2023”. Phiên chợ có 50 gian hàng trưng bày với 270 sản phẩm từ sâm Ngọc Linh, các sản phẩm dược liệu, sản phẩm OCOP có nguồn gốc từ dược liệu của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Phiên chợ có nhiều hoạt động thu hút và đã để lại ấn tượng với người dân, du khách đến tham quan, mua sắm.
Đi ngược với nếp nghĩ, cách làm của nhiều hộ đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Lây (huyện Tu Mơ Rông), thay vì trồng mì, trồng lúa, anh Công Văn Tuyên (dân tộc Tày) đã mạnh dạn thử sức trồng cam sành nơi đất dốc, núi cao, khí hậu khắc nghiệt. Giờ đây, vườn cam của anh Tuyên đã cho kết quả ngoài mong đợi, trở thành mô hình điểm để bà con nơi đây học, làm theo.
Những ngày đầu Xuân Quý Mão 2023, du khách đến với Kon Tum không chỉ được thưởng lãm vẻ đẹp của trăm hoa đua nở, mà còn được hòa mình trong các lễ hội truyền thống, trải nghiệm một số trò chơi dân gian đậm đà bản sắc dân tộc như kéo co, đi kà kheo…
Là quân nhân chuyên nghiệp được người dân thôn 8, xã Ia Đal (huyện Ia H’Drai) bầu làm phó thôn vào năm 2016, rồi trưởng thôn vào năm 2020, dù ở cương vị nào, Thiếu tá Kiều Bá Oanh (Chi nhánh 716, Binh đoàn 15) vẫn luôn làm tốt vai trò của mình, vận động nhân dân trong thôn từng bước phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.
Sau khi công việc thu hoạch lúa rẫy đã xong, những hạt lúa, hạt bắp đã được đem về cất kĩ trong nhà kho, thì cũng là lúc người Rơ Măm chuẩn bị các nghi thức cho việc tổ chức lễ hội mở cửa kho lúa.
Những ngày đầu năm mới Quý Mão 2023, Khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen (huyện Kon Plông) đón số lượng lớn du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Nhờ thời tiết thuận lợi, hoa mai anh đào cùng các loài hoa khác ở Măng Đen nở rực rỡ đúng dịp Tết, tạo không khí xuân rộn ràng, phấn khởi cho mọi người.
Kon Tum không chỉ hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên đẹp mà còn để lại nhiều ấn tượng với những nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc. Trong đó, có thể kể đến các sản phẩm dệt thổ cẩm độc đáo của người Ba Na.