Những ngày cuối tháng Tư lịch sử, trên khắp các tuyến đường, các điểm nút giao thông và khu dân cư trên địa bàn thành phố Kon Tum rợp sắc cờ đỏ sao vàng, cờ búa liềm rực rỡ và những bức tranh cổ động được treo ở những vị trí trang trọng.
Giữa đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ, dòng sông Đăk Bla uốn lượn mềm mại, mang theo dòng nước mát lành, đôi bờ xanh mướt được phù sa bồi đắp. Sông Đăk Bla có độ dài khoảng 139 km, bắt nguồn từ chân núi Ngọc Linh ở huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Dòng Đăk Bla chảy theo hướng từ Đông sang Tây – ngược lại với hướng chảy thông thường của hầu hết các con sông ở nước ta – nên người dân địa phương vẫn quen gọi đây là “dòng sông chảy ngược”.
Từ bao đời nay, nhà rông luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt và tín ngưỡng của đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Sa Thầy. Nhà rông là nơi đồng bào DTTS sinh hoạt cộng đồng, tăng tình đoàn kết và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc.
Mỗi loại nhạc cụ bằng tre nứa có một âm điệu riêng. Ấy vậy mà, khi hòa tấu với nhau đã tạo nên tiết mục Mừng chiến thắng độc đáo, làm mê đắm lòng người.
Đã hơn 50 năm ngày đất nước thống nhất, thế nhưng, với các cựu chiến binh từng chiến đấu trên chiến trường Tây Nguyên nói chung, Kon Tum nói riêng ký ức về thời chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc vẫn in đậm trong ký ức. Hơn 50 năm trở lại, những người cựu chiến binh năm xưa “gặp lại” đồng đội trên tấm bia và nơi họ từng chiến đấu đầy cảm xúc.
Ở các đảo thuộc quần đảo Trường Sa ta đều dễ dàng bắt gặp cây bàng vuông. Đây là loài cây có sức sống mãnh liệt nơi “đầu sóng ngọn gió”, quanh năm thời tiết khắc nghiệt vẫn xanh tốt và được xem là biểu tượng của Trường Sa.
Trong kho tàng văn hóa Tây Nguyên nói chung, và của tỉnh Kon Tum nói riêng, vòng xoang đã trở thành huyền thoại, gắn liền với những sinh hoạt cộng đồng Tây Nguyên. Ở đâu có lễ hội và có tiếng cồng chiêng Tây Nguyên vang lên, ở đó có vòng xoang.
Không chọn chăn nuôi gia súc, gia cầm, gần 1 năm nay, chị Lê Thị Lan - hội viên Hội Nông dân Phường Ngô Mây (thôn Thanh Trung, phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum) chọn cách nuôi cheo cheo để bán giống và thương phẩm. Mày mò học hỏi, kiên nhẫn áp dụng kỹ thuật phù hợp, chị Lan đã “chinh phục” được loài động vật hoang dã với đặc điểm sinh học khác biệt. Đến nay, chị nuôi thành công và bước đầu cung cấp con giống cheo cheo cho người nuôi.
Hiện nay, dâu tây trồng ở Khu du lịch sinh thái Măng Đen đang vào mùa cho trái chín. Đây là thời điểm thích hợp để du khách đến đây trải nghiệm, thưởng thức những trái dâu tây tươi ngon và mọng nước.
Vào dịp đầu năm, người Gié-Triêng ở làng Kon Riêng, xã Đăk Choong (huyện Đăk Glei) cùng nhau ngăn một đoạn suối, thả loại cây rừng xuống nước làm cá cay mắt nổi lên mặt nước rồi bắt. Đây là truyền thống văn hóa có từ lâu đời của họ, thể hiện tính cộng đồng, tuyên truyền người dân không được sử dụng kích điện khai thác tận diệt cá, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường.
Là chủ đề chương trình nghệ thuật chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum (16/3/1975 – 16/3/2025) được Tỉnh ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức vào tối 16/3 tại Quảng trường 16/3 (thành phố Kon Tum).
Nằm sừng sững, trầm mặc, linh thiêng trên đỉnh núi ở ngã ba Đông Dương, Đền tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ Trường Sơn (ở làng Iệc, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi) được xây dựng trở thành điểm đến cho du khách thập phương đến tham quan. Đền cũng trở thành địa chỉ giáo dục, vun đắp tình yêu quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ.
Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum (16/3/1975-16/3/2025) và 50 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), các đồng chí lãnh đạo tỉnh cùng các cựu chiến binh Sư đoàn 320 đi đến thăm lại chiến trường xưa, dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ, bày tỏ lòng tri ân và biết ơn các Anh hùng liệt sĩ tại các điểm di tích lịch sử trên địa bàn huyện Sa Thầy. Cuộc hội ngộ sau hơn 50 năm đầy cảm xúc của những cựu chiến binh cùng đồng đội. Phóng viên Báo Kon Tum ghi lại những hình ảnh đầy xúc động này.
Những ngày đầu tháng 3, tranh thủ lúc nông nhàn, người Ba Na (nhánh Jơ Lâng) ở làng Kon Tuh, thôn 11, xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy cùng chung sức, đồng lòng sửa chữa lại nhà rông của làng theo kiến trúc truyền thống trước khi mùa mưa đến.
Khi cuộc sống dần công nghiệp hóa, người ta lại muốn tìm về những vùng đất nguyên sinh, thiên nhiên trong lành, nơi có những con người chất phác, gần gũi. Tận dụng lợi thế đó, những người con trong làng DTTS vùng sâu, vùng xa trên địa bàn đã mạnh dạn, dám nghĩ dám làm để thúc đẩy du lịch cộng đồng và du lịch trải nghiệm, từ đó, góp phần giúp đồng bào DTTS thêm thu nhập và gìn giữ bản sắc, văn hóa truyền thống.
Áo dài là trang phục truyền thống, mang đậm nét đẹp văn hóa của người phụ nữ Việt Nam. Khi xuất hiện tại Trường Sa, áo dài không chỉ là trang phục mà còn là biểu tượng của lòng tự hào dân tộc, khẳng định bản sắc văn hóa Việt và chủ quyền biển, đảo của nước ta.
Ngày 5/3, Hội LHPN tỉnh tổ chức Hội diễn văn nghệ chào mừng kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3), kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 12 đội thi mang đến hội diễn nhiều tiết mục ca, múa, nhạc được dàn dựng công phu, đa dạng các thể loại, mang đậm bản sắc văn hóa, ca ngợi quê hương, đất nước, truyền thống của địa phương.
Những ngày này, cánh rừng ở thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông) đổ lá ào ạt, cây đâm chồi non, cây nở hoa tạo nên những khối màu tương phản đẹp tựa như tranh. Khung cảnh cánh rừng rộng lớn chuyển màu khiến du khách không khỏi ngạc nhiên trước cảnh kỳ ảo của thiên nhiên.
Giải đua thuyền độc mộc tổ chức trên sông Đăk Bla là hoạt động thể thao truyền thống diễn ra hàng năm của thành phố Kon Tum. Giải đấu là dịp để các cộng đồng DTTS trên địa bàn thành phố gặp gỡ, giao lưu, tranh tài thi đấu và chung tay quảng bá nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc, thúc đẩy phát triển du lịch cho địa phương.
Ngày 1/3, tại nhà rông Kon Klor (phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum), Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Kon Tum tổ chức Liên hoan cồng chiêng, múa xoang, thi trang phục thổ cẩm dành cho học sinh DTTS lần thứ VII năm 2025. Liên hoan để lại ấn tượng sâu sắc cho người xem.
Dù Chiến thắng Đăk Tô –Tân Cảnh đã cách đây 53 năm, nhưng vẫn còn đây Tượng đài Chiến thắng vươn lên trời xanh. Và ngày ngày, nơi máu xương cha anh đã đổ luôn có những thương yêu đang mãi đắp bồi.