Chiều 29/4, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh đợt 1 năm 2025. Tham gia đánh giá, phân hạng có 12 sản phẩm của 3 chủ thể là các hợp tác xã, doanh nghiệp đến từ huyện Đăk Hà và huyện Đăk Tô.
Chủ tịch UBND tỉnh vừa có quyết định 334/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp do thiên tai để khắc phục hiện trạng sạt lở đất mái taluy âm khu vực công trình Trạm cắt 220kV Bờ Y, huyện Ngọc Hồi.
Trong 2 ngày (25-26/4), trên địa bàn tỉnh xảy ra mưa dông, gió lốc, sét gây thiệt hại về người, nhà cửa, công trình cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trên địa bàn.
Xuất phát từ mong muốn có một công việc ổn định để vừa chăm lo gia đình, vừa chủ động về tài chính, chị Nguyễn Thị Bông (tổ dân phố 6, thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi) đã bắt tay khởi nghiệp với mô hình sản xuất tinh bột nghệ. Bắt đầu bằng những mẻ nghệ làm thủ công trong căn bếp nhỏ, chị từng bước gây dựng cơ sở sản xuất riêng và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Sâm vừa ký quyết định số 310/QĐ-UBND, thành lập Tổ công tác liên ngành của tỉnh Kon Tum để phối hợp với Ban Quản lý dự án 85 - Bộ Xây dựng trong quá trình triển khai lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum (gọi tắt là Tổ công tác).
Nhiều năm qua, cây keo lai đã giúp nhiều người DTTS Ka Dong (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng) tại xã Ngọk Tem (huyện Kon Plông) có thêm thu nhập ổn định, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
Nhằm cung cấp một kênh thông tin chính thống, hiện đại và trực quan để giới thiệu các sản phẩm OCOP của tỉnh đến các cơ quan, tổ chức và người tiêu dùng, Văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh (Văn phòng điều phối tỉnh) triển khai xây dựng “Cẩm nang giới thiệu sản phẩm OCOP tỉnh Kon Tum”.
Khô hanh, nắng nóng kéo dài đang khiến nhiều cánh rừng đối diện với nguy cơ xảy cháy rất cao. Để giữ rừng an toàn trước “giặc lửa”, cần sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, các lực lượng liên quan và toàn dân, với tinh thần “ngày nào cũng là cao điểm".
Trước tình hình thời tiết khô hạn và nắng nóng kéo dài, các địa phương và ngành chức năng trên địa bàn tỉnh đã tập trung triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm đảm bảo nguồn nước tưới, qua đó, hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn hán gây ra cho các diện tích cây trồng.
Cùng với xây dựng vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, nâng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, hướng đến xây dựng các sản phẩm sạch, an toàn, huyện và các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất chủ động, linh hoạt với nhiều cách làm sáng tạo, đưa các sản phẩm vươn xa không chỉ ở thị trường trong nước mà còn ra thế giới.
Năm 2025 là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công có ý nghĩa quan trọng đối với việc góp phần thực hiện thắng lợi nhiều mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Chính vì vậy, việc triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hiện nay.
Giải ngân vốn đầu tư công được xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của tỉnh năm 2025 nhằm bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Do đó, nhiệm vụ này được các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh chỉ đạo thực hiện quyết liệt và sát sao với quyết tâm đạt kết quả cao nhất.
Không chỉ hình thành được các vùng sản xuất tập trung, huyện Kon Plông còn thu hút được nhiều doanh nghiệp, cá nhân đầu tư sản xuất, xây dựng được sản phẩm sạch, đáp ứng nhu cầu thị trường và xu hướng ưa chuộng sản phẩm sạch của người tiêu dùng.
Tận dụng tiềm năng và lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, huyện Kon Plông tập trung phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, từng bước xây dựng các vùng cây trồng chuyên canh và xây dựng các sản phẩm đặc trưng, đưa sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện không chỉ vươn tầm trong vùng, trong nước mà còn vươn ra thế giới.
Để hoàn thành chỉ tiêu giao trồng mới diện tích sâm Ngọc Linh năm 2025, các địa phương và doanh nghiệp cũng như người dân đã và đang chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho mùa vụ trồng mới đạt kế hoạch đề ra.
Những năm qua, việc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã góp phần khai thác, xây dựng thương hiệu cho hàng trăm sản phẩm nông nghiệp, nông thôn đặc trưng của tỉnh. Thế nhưng, OCOP không chỉ dừng lại ở số lượng các sản phẩm được gắn sao mà ẩn bên trong đó là động lực, khát vọng đưa sản phẩm của làng, của xã ra thị trường.
Không chỉ tiên phong bảo tồn gien và gìn giữ phát triển dược liệu quý “Quốc bảo”sâm Ngọc Linh, “vua sâm”A Sỹ còn là người tiên phong giúp bà con Xơ Đăng dưới chân núi Ngọc Linh ở huyện Tu Mơ Rông thay đổi nếp nghĩ, cách làm và vươn lên thoát nghèo bền vững.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường, hiện nay, toàn tỉnh có có 280 sản phẩm OCOP còn hiệu lực; trong đó có 1 sản phẩm 5 sao, 20 sản phẩm 4 sao và 259 sản phẩm 3 sao. Sản phẩm OCOP đã tạo ra “đòn bẩy”, giúp các chủ thể nâng cao chất và lượng cho các sản phẩm, hướng đến những thị trường khó tính hơn.
Hiện nay, sản xuất cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu là một phương pháp canh tác bền vững, giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và tăng khả năng chống chịu của cây cà phê, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.
Dù Chiến thắng Đăk Tô –Tân Cảnh đã cách đây 53 năm, nhưng vẫn còn đây Tượng đài Chiến thắng vươn lên trời xanh. Và ngày ngày, nơi máu xương cha anh đã đổ luôn có những thương yêu đang mãi đắp bồi.