Hiện nay, sản xuất cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu là một phương pháp canh tác bền vững, giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và tăng khả năng chống chịu của cây cà phê, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.
Hợp tác xã, với vai trò là nòng cốt của kinh tế tập thể, đã và đang tạo ra sức mạnh đa chiều từ tinh thần hợp tác để giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho thành viên, giúp đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn.
Những năm qua, mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) đóng vai trò quan trọng trong tổ chức sản xuất gắn với liên kết chuỗi giá trị, giúp nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS. Qua đó giúp khai thác, phát huy lợi thế của từng địa phương, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
Đó là một trong những yêu cầu của UBND tỉnh tại công văn số 1189/UBND-KTN, ngày 10/4/2025 gửi các sở Công thương, Xây dựng, Công an tỉnh, UBND huyện Đăk Glei và Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum (chủ đầu tư công trình thủy điện Đăk Mi 1, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei) về việc thi công trở lại một số hạng mục thuộc công trình thủy điện Đăk Mi 1.
Thời gian qua, các ngành chức năng và chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản, đưa hoạt động khai thác khoáng sản (KTKS) đi vào nề nếp, đúng quy định của pháp luật, đáp ứng nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng thông thường (VLXDTT) cho triển khai xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, nhà ở dân cư.
Bộ Xây dựng vừa thống nhất với đề nghị của UBND tỉnh Kon Tum cho phép tiếp tục thi công trở lại đối với các hạng mục công trình không bị sự cố tại công trình thuỷ điện Đăk Mi 1 ở xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei sau hơn 3 tháng tạm dừng thi công để điều tra nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra ngày 31/12/2024 tại công trình xây dựng thuỷ điện này khiến 5 công nhân tử vong.
Chiều 9/4, đồng chí Nguyễn Hữu Tháp- Phó Chủ tịch UUBND tỉnh đi kiểm tra thực tế tiến độ xây dựng Dự án Đường giao thông đi thôn Kon Tuông và Dự án Nhà rông văn hóa thôn Long Năng, xã Ngọc Linh (huyện Đăk Glei). Đây là 2 thôn đặc biệt khó khăn của xã Ngọc Linh. Tham gia cùng Đoàn có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường, huyện Đăk Glei.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa có quyết định giao Ban Quản lý dự án 85 tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum với thời gian thực hiện trong 2025-2026. Đây là tin vui cho người dân hai tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi, bởi họ đang mong chờ dự án sớm được đầu tư xây dựng khi hoàn thành sẽ tạo bứt phá cho phát triển kinh tế - xã hội của hai địa phương.
Thời gian qua, người dân tổ 4, thôn Tân Lập B, xã Đăk Hring (huyện Đăk Hà) liên tục phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường do thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) từ khu vực trồng xen khoai lang của đối tác Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum.
Ngày 6/4, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 201/QĐ-UBND phê duyệt Phương án cung cấp điện trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2025. Yêu cầu đặt ra là đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định, tiết kiệm để phục vụ phát triển KT-XH và sinh hoạt thiết yếu của khách hàng.
Trong bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân- đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng” (tháng 3/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá khu vực kinh tế tư nhân đã trỗi dậy mạnh mẽ, trở thành một trong những trụ cột quan trọng hàng đầu của nền kinh tế và ngày càng thể hiện là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia.
Phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu, nhiều đảng viên trẻ ở xã Ya Xiêr (huyện Sa Thầy) đã đi đầu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương sáng để người dân học tập, làm theo.
Ngày 2/4, UBND tỉnh có văn bản số 1077/UBND-KTN yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan, các địa phương và đơn vị chủ rừng chủ động triển khai hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu tối đa thiệt hại đến rừng.
Các số liệu về tình hình kinh tế-xã hội quý I/2025 mới được Cục Thống kê cho thấy quyết tâm và nỗ lực triển khai những giải pháp cụ thể của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội đã phát huy hiệu quả, tạo động lực mới nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số.
Sau Tết Nguyên đán, khoảng từ tháng 2 đến tháng 4 Âm lịch là thời điểm người dân “mở móng” xây dựng nhà nhiều. Chính vì thế, thời gian gần đây nhu cầu gạch xây dựng trên thị trường tăng mạnh, “cung không đủ cầu” nên giá gạch tăng cao kỷ lục. Không ít nhà cửa đang xây dựng dở dang đành phải tạm dừng, vì không có gạch để tiếp tục thi công.
Nhiều dự án có nguy cơ chậm tiến độ và không thể đẩy nhanh thi công bởi vẫn còn vướng chưa có mặt bằng. Thực trạng này diễn ra tại các dự án lớn của tỉnh khiến công trình khó đạt được mục tiêu và kế hoạch đề ra.
Trước dự báo khả năng mùa khô hạn kéo dài, người dân huyện Đăk Hà đang tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật và các phương pháp sản xuất phù hợp nhằm tiết kiệm nguồn nước tưới, hạn chế thấp nhất tình trạng thiếu nước cục bộ xảy ra làm ảnh hưởng đến vườn cây, năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.