Những năm qua, cùng với sự chỉ đạo tích cực của tỉnh, sự nỗ lực của các ngành, địa phương, tỉnh ta đã từng bước hình thành được các ngành kinh tế mũi nhọn và các sản phẩm chủ lực của tỉnh, qua đó, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy kinh tế tỉnh ta ngày càng phát triển.
Nhiều năm trước, khi những cánh yến bắt đầu bay lượn trên bầu trời, không ai nghĩ đến một ngày, Yến sào Kon Tum trở thành thương hiệu trên "bản đồ" yến sào Việt Nam, “đặt chân” vào thị trường Trung Quốc, vốn có tiếng là khắt khe.
Những năm gần đây, các sản phẩm đặc trưng của quê hương như rượu ghè nếp than, thịt heo gác bếp được phụ nữ DTTS trong tỉnh đưa lên quảng bá trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội. Đây không chỉ là cơ hội kinh doanh mới, nâng cao thu nhập và tạo nền tảng phát triển bền vững, mà còn góp phần bảo tồn và lan tỏa văn hóa truyền thống dân tộc.
Từ xưa đến nay, vẫn tồn tại suy nghĩ dược liệu chỉ dùng để làm thuốc, vì thế giá trị kinh tế còn hạn chế. Nhưng nếu được kết hợp với ẩm thực thì khác, giá trị kinh tế và tiềm năng phát triển sẽ vô cùng lớn.
Từ những mảnh đất khô cằn, những người nông dân “tay lấm, chân bùn” hàng ngày cày cuốc, chăm bẵm, “biến” những mảnh đất hoang này trở nên màu mỡ, phì nhiêu, đơm hoa kết trái, tạo nhiều quả ngọt, nâng cao giá trị của đất, giúp họ trở thành những “tỷ phú nông dân chân đất”.
Phát huy, tận dụng những lợi thế riêng có, huyện Tu Mơ Rông và Kon Plông đang định hướng và xây dựng phát triển du lịch sinh thái, gắn với các loại dược liệu và du lịch nông nghiệp trải nghiệm nhằm đánh thức tiềm năng du lịch, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nâng cao đời sống đồng bào DTTS trên địa bàn.
Năm Giáp Thìn 2024 đã khép lại trong lấp lánh niềm tự hào. Sự chung sức, đồng lòng của toàn Đảng bộ, quân và dân các dân tộc, sự vào cuộc tích cực, chủ động của cả hệ thống chính trị đã đem lại những thành tựu lớn. Xuân Ất Tỵ về, lan tỏa tinh thần mới, khí thế mới, niềm tin mới vào những thắng lợi mới trong hành trình đi tới tương lai.
Năm mới 2025 là năm cuối thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Chúng ta có nhiều kỳ vọng về sự bứt phá ở chặng cuối, càng vững chắc niềm tin vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Bị thu hút bởi sản phẩm trà thảo mộc - trà giấc ngủ với những hộp trà bằng giấy mộc mạc, trang nhã và những hình ảnh từ “tiếng rừng” với cách mà ông Nguyễn Văn Sử (thường gọi Trang Sử) giới thiệu qua những hình ảnh sinh động từ rừng qua các video ngắn khiến tôi như bị mê hoặc và đã lên với “tiếng rừng”, lắng nghe “tiếng rừng”.
Tổ chức hoạt động theo phương thức tự nguyện, tự lực, không tổ chức bộ máy, không chi phí từ ngân sách và không cơ sở vật chất, nhưng những mô hình Hội quán đang cho thấy đây là thiết chế hoạt động cộng đồng mang lại nhiều giá trị. Các Hội quán đang trở thành “ngôi nhà chung” để những người dân “nói cho nhau nghe và lắng nghe nhau nói”, cùng nhau học tập kinh nghiệm, cùng nhau tiến bộ và làm giàu.
Ở xã Vinh Quang (thành phố Kon Tum), nghề làm bánh tráng đã tồn tại hàng chục năm nay. Nghề này đã và đang tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhiều hộ gia đình nơi đây.
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đã cận kề, vì thế thị trường hàng hóa đang khá sôi động với hoạt động mua bán diễn ra nhộn nhịp. Mặc dù sức mua tăng cao, nhưng nguồn cung hàng hóa khá dồi dào và giá cả ổn định.
Những ngày cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhu cầu sử dụng điện ở các địa phương trên địa bàn tỉnh tăng cao để phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt. Do đó, việc đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục, ổn định luôn được Công ty Điện lực Kon Tum quan tâm, thực hiện bằng nhiều giải pháp đồng bộ.
Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhằm tạo điểm nhấn cho thị trấn Măng Đen- trung tâm huyện lỵ Kon Plông trở nên sáng- xanh- sạch - đẹp, lung linh hơn, Trung tâm Môi trường và dịch vụ đô thị huyện Kon Plông, UBND thị trấn Măng Đen đang nỗ lực chỉnh trang đô thị, trang trí tiểu cảnh, hoa để kịp phục vụ người dân và du khách đến thăm nhân dịp Tết.
Tết đã cận kề, trên các công trình xây dựng giao thông, các nhà thầu thi công đang đẩy nhanh hoàn thiện các hạng mục và tiến hành dọn dẹp sạch sẽ các tuyến đường nhằm đảm bảo đi lại của người dân trong dịp Tết.
Bảo tồn đa dạng sinh học là trực tiếp góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân; đồng thời, cũng là quyền, trách nhiệm của cộng đồng xã hội.
Từ ngày 1/1/2025, mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh được điều chỉnh lại theo Quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 16/1/2025 của UBND tỉnh.
Con đường đưa tỉnh Kon Tum phát triển nhanh, bền vững còn dài và còn nhiều gian nan. Để thực hiện thành công, bên cạnh quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đòi hỏi tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để thu hút nguồn lực bên ngoài, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh từ bên trong.
Với tư duy lớn, cách làm mới, mạnh dạn liên kết để xây dựng vùng sản xuất tập trung, cánh đồng lớn, nông dân ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đang gặt hái “những quả ngọt” mùa màng bội thu. Những cánh đồng quy mô lớn dần thành hình, vẽ nên “bức tranh tươi sáng” cho nông nghiệp, nông thôn và đời sống nông dân của địa phương.
Hàng loạt cầu vượt sông trên địa bàn tỉnh đã được xây dựng là niềm ước mơ khát vọng phát triển. Những cây cầu đã và đang góp phần kết nối vùng, tạo sự đồng bộ hệ thống giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội cho tỉnh ta.
Dù Chiến thắng Đăk Tô –Tân Cảnh đã cách đây 53 năm, nhưng vẫn còn đây Tượng đài Chiến thắng vươn lên trời xanh. Và ngày ngày, nơi máu xương cha anh đã đổ luôn có những thương yêu đang mãi đắp bồi.