Chiều 20/8, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Kon Tum phối hợp UBND huyện Đăk Hà tổ chức Hội nghị triển khai công tác ngân hàng trên địa bàn huyện Đăk Hà.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng với quyết tâm của cả hệ thống chính trị cùng nỗ lực, phấn đấu của nhân dân, đến nay, trong 33 chỉ tiêu chủ yếu của Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh, có 10 chỉ tiêu đạt, 20 chỉ tiêu dự kiến đạt vào năm 2025.
Đến hết tháng 7/2024, ước tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 31,13% tổng kế hoạch vốn, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (32,52%). Rõ ràng là chúng ta đã không còn thời gian cho sự “đủng đỉnh”.
UBND tỉnh vừa ban hành văn bản số 2909/UBND-KTTH yêu cầu các đơn vị, địa phương tập trung triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Nhiều dự án trên địa bàn đang bị ảnh hưởng về tiến độ bởi chưa có mặt bằng. Để tháo gỡ nút thắt đó, UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo các địa phương nêu cao tinh thần trách nhiệm khẩn trương tháo gỡ khó khăn trong giải phóng mặt bằng để phục vụ đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án.
So với nhiều vật nuôi khác, nuôi hươu sao tuy vốn đầu tư lớn, song hiệu quả kinh tế mang lại khá cao, không phải quá lo lắng về đầu ra sản phẩm. Nhận thấy những điều này, một số hộ dân ở xã Văn Lem, huyện Đăk Tô đã lựa chọn mô hình này để phát triển kinh tế.
Theo đánh giá của ngành Công thương, 7 tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp của tỉnh ghi nhận những tín hiệu tích cực, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 5.729 tỷ đồng, chỉ số sản xuất toàn ngành tăng 9,89% so với cùng kỳ năm 2023.
Ngày 14/8, UBND tỉnh có văn bản số 2882/UBND-KTTH yêu cầu các sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh, UBND các huyện, thành phố quán triệt, triển khai hiệu quả Nghị quyết số 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, từ năm 2016 đến nay, tỉnh đã đầu tư xây dựng 312 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung (CTCNSHTT). Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, hiện có 77 công trình hoạt động bền vững (24,68%), 103 công trình tương đối bền vững (33,01%), 104 công trình kém hiệu quả (33,33%), 28 công trình dừng hoạt động (8,97%).
Chiều 12/8, Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) tổ chức Lễ gặp mặt và tuyên dương các cá nhân, tập thể tham gia hỗ trợ xây dựng đường dây 500kV mạch 3 từ huyện Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) đến Phố Nối (tỉnh Hưng Yên).
Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 3 hợp tác xã (HTX) điểm (HTX Ngọc Linh H80, HTX Du lịch-Nông nghiệp Đăk Rơ Wa, HTX dịch vụ nông nghiệp Đăk Kan). Với sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự nỗ lực của các thành viên, bước đầu các HTX điểm đã đi vào hoạt động ổn định. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn cần được quan tâm tháo gỡ.
Thấm thoát đã 33 năm thành lập lại tỉnh. Trong 33 năm ấy, kinh tế- xã hội tỉnh ta đã có nhiều bước tiến mạnh mẽ, đời sống người dân được cải thiện và nâng cao về mọi mặt. Đóng góp vào đổi thay ấy có sự góp sức tích cực của ngành giao thông. Giao thông đã đi trước, mở đường tạo đà cho thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội.
Xác định phát triển doanh nghiệp là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy kinh tế- xã hội, thời gian qua, các cấp, ngành của tỉnh triển khai nhiều giải pháp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp thành lập, phát triển.
Nhằm đảm bảo tính răn đe của pháp luật về lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng, lực lượng Kiểm lâm tỉnh đã và đang phối hợp với các đơn vị chức năng, chính quyền địa phương đẩy nhanh tiến độ điều tra, xác minh, làm rõ các vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Không nỡ nhìn nghề gốm truyền thống của cha ông bị mai một, dù đã cao tuổi và đau bệnh triền miên, nhưng nghệ nhân ưu tú Y Ber (74 tuổi) ở làng Kon Săm Lũ (xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy) vẫn ra sức giữ gìn nghề gốm cho tương lai.