Nhiều năm qua, chị Y Suying (27 tuổi, thôn 5, xã Đăk La, huyện Đăk Hà) đã phải một mình gồng gánh nuôi 4 đứa con thơ cùng người chồng sống thực vật sau vụ tai nạn.
Bố không may gặp tai nạn và qua đời vào năm 2018, hai anh em Nguyễn Thái Dương và Nguyễn Thị Thảo Nguyên (thôn 4, thị trấn Sa Thầy) chỉ còn biết nương tựa vào mẹ. Vì mưu sinh, người mẹ cũng đành gửi 2 cháu cho bà ngoại Phạm Thị Phung chăm sóc rồi vào Bà Rịa-Vũng Tàu kiếm việc, hơn 3 năm nay chỉ vỏn vẹn vài lần gặp gỡ.
Huyện đoàn và Hội đồng đội huyện Ngọc Hồi đang tổ chức kêu gọi những nhà hảo tâm chung tay hỗ trợ, chia sẻ bớt khó khăn với gia đình chị Trương Thị Thúy thường trú tại thôn 4, thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi có 2 con bị TNGT.
Món quà mà bà đã dành tặng cho người nghèo tuy không nhiều nhưng đã gói ghém vào trong đó tất cả tình yêu thương, sự sẻ chia của mình đối với những mảnh đời kém may mắn. Nhìn vào cách làm từ thiện của bà, tôi lại nhớ đến những chuyến đi từ thiện cùng các đoàn về tận vùng sâu, vùng xa...
Ở xã Rời Kơi (huyện Sa Thầy), ai cũng biết đến cô bé Y Toắc bị khuyết tật nặng nhưng rất hiếu học. Mắt phải của Y Toắc đã bị hỏng nhiều năm qua, mắt trái còn lại của em đang bị sưng tấy, có dấu hiệu mờ đi. Thế nhưng, hàng ngày, em vẫn vượt qua bệnh tật, nhờ mẹ đưa đến Trường Tiểu học Rờ Kơi để học chữ.
Chúng tôi gặp chị Nguyễn Hồng Khánh (sinh năm 1968) ở thôn Iệc, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi trong một chương trình từ thiện diễn ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Tôi đang đưa máy lên chụp ảnh, đôi bàn tay nhăn nheo và chai sần của chị chạm vào tay tôi, chị nói khẽ: Cô ơi, cô có thể nhờ ai lên phòng bệnh cắt tóc giúp cho chồng chị được không? Anh ấy không đi lại được. Chị đã nhờ người bế ảnh xuống đây từ sáng đến giờ mà không được…
Từ sau khi vợ chồng đứa con gái thứ 4 không may qua đời vì tai nạn, bà Y Cứu (62 tuổi) ở làng Plei Groi (xã Chư Hreng, thành phố Kon Tum) đã nuôi dưỡng, cưu mang 4 đứa cháu nhỏ. Dù cuộc sống rất khó khăn, nhưng người bà ấy vẫn từng ngày lam lũ, chắt chiu để nuôi dưỡng những đứa cháu mồ côi...
“Sau 7 năm tìm mọi cách để chữa trị bệnh tật cho những đứa con của mình, mong muốn lớn nhất của vợ chồng chị là chữa chạy cho cháu khỏi bệnh để được đi học, vui chơi như bao đứa trẻ khác” - chị Y Thư ở thôn Long Dôn, xã Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi tâm sự như vậy.
5 năm qua, dù phải chứng kiến cảnh đứa con trai đầu lòng 7 tuổi trải qua những cơn đau vật vã bởi căn bệnh u não ác tính và tan máu bẩm sinh (thalassemia) nhưng vì gia đình quá khó khăn nên vợ chồng anh A Thúi (1987) và chị Y Thả (1992) ở làng Plei Kleck, xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum không thể chạy chữa thuốc thang cho con…
“Bố chết, con buồn lắm, tụi con sẽ không có tiền đi học nữa chú ơi! Hai anh em con phải nghỉ học mất thôi”- Lê Duy Hiếu, cậu bé dáng người gầy còm, học sinh lớp 6, ở tổ 4, phường Lê Lợi, thành phố Kon Tum nói với vẻ mặt đầy buồn bã, lo lắng.
Với Cao Quốc Trung – một học sinh khuyết tật, tin vui được đặc cách tuyển thẳng vào Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn và ưu tiên miễn đóng các khoản học phí, chỗ ở ký túc xá trong các năm theo học ở đây đã khiến cho ước mơ học để lập thân lập nghiệp dần được toại nguyện.
Chị Thủy và bé Thu hiện đang sống trong một căn phòng thuê chừng mười mấy mét vuông ở thôn Kon Tu 1, xã Đăk Blà (thành phố Kon Tum). Dù nghèo khó, bệnh tật nhưng hai mẹ con vẫn luôn cố gắng vượt lên nỗi đau, số phận để nuôi dưỡng những ước mơ bình dị…
Những ngày cận kề ngày Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, trước số nhà 29 đường Nguyễn Trãi, phường Thống Nhất (thành phố Kon Tum) xuất hiện một quầy hàng miễn phí dành cho người nghèo với dòng chữ “Ai thừa đến ủng hộ, ai thiếu xin đến nhận”. Quầy hàng này là địa chỉ kết nối những hành động sẻ chia mang đầy tính nhân văn. Chính vì thế, nơi đây lúc nào cũng đông người ghé đến để cho và nhận quần áo, đồ dùng đã cũ và nó thật sự trở thành điểm hẹn lan tỏa tình người…
Chị Y Senh ở làng Xộp, xã Mô Rai (huyện Sa Thầy) hiện có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Chồng bị bệnh mất sớm, một mình chị nuôi 3 đứa con nhỏ. Bản thân chị Y Senh cũng đang bị bệnh thận rất nặng.
Sinh ra không có đôi tay, nhưng cô bé Y Julye ở làng Kon Đrei, xã Đăk Blà đã sớm chứng tỏ chí tự lực, vươn lên. 3 tuổi, bé biết dùng chân xúc cơm ăn, 5 tuổi nằng nặc đòi vào lớp mẫu giáo ở làng… Rồi đánh răng, rửa mặt, thay quần áo, nhặt rau, rót nước… Y Julye đều tự làm bằng chính đôi chân nhỏ bé, yếu ớt.
Năm 2012, hàng chục hộ người Tày đã đến xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai làm kinh tế mới. Giờ đây, đời sống của họ đã ổn định, cùng nhau đón một cái Tết ấm trên quê hương mới.