Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống các DTTS được tỉnh quan tâm triển khai và đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, giúp phát triển hiệu quả du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.
Luôn giữ cho mình sự đam mê, nhiệt huyết, chàng trai trẻ A Trời (sinh năm 1997, dân tộc Xơ Đăng) là một gương mặt tiêu biểu trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Câu chuyện về niềm đam mê thổi hồn vào cồng chiêng, những điệu múa và bài dân ca của A Trời có sức lan tỏa những giá trị văn hóa của người Xơ Đăng ở địa phương.
“Kìn chiêng bốc mạy” là lễ hội tiêu biểu, đặc sắc nhất của đồng bào dân tộc Thái, diễn ra vào thời điểm đất trời lập xuân, với không khí vui tươi, rộn rã, là sợi dây bền chặt gắn kết cộng đồng dân tộc Thái.
Tỉnh ta sở hữu kho tàng phong phú, đa dạng về các loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào các DTTS tại chỗ. Đứng trước nguy cơ mai một trong nhịp sống hiện đại, nhiều nghệ nhân, già làng đã có nhiều tâm huyết, nỗ lực gìn giữ, bảo tồn để thanh âm của các loại nhạc cụ truyền thống mãi ngân vang.
Dù đời sống kinh tế vẫn còn đó những vất vả, khó khăn, nhưng bà con người Thái tại huyện Ia H’Drai vẫn luôn biết cách gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc mình. Từ việc dệt thổ cẩm, cho đến những giai điệu cồng chiêng, điệu xòe, điệu sạp đầy lôi cuốn, tất cả tạo nên một không gian văn hóa mang đậm sắc Thái tại miền biên viễn của Tổ quốc.
Từ lâu đời, dệt thổ cẩm truyền thống đã trở thành nét văn hóa đặc sắc, không thể thiếu trong đời sống cộng đồng các DTTS vùng Tây Nguyên. Hiện nay, trước nguy cơ mai một các giá trị văn hóa truyền thống trong nhịp sống hiện đại, nghề dệt thổ cẩm truyền thống đang được chính quyền địa phương, cộng đồng các dân tộc chung tay, nỗ lực gìn giữ, bảo tồn và phát huy.
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.
Để góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, Trường Phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) huyện Đăk Tô quan tâm tạo điều kiện cho các học sinh được thường xuyên tiếp xúc, trải nghiệm, gắn bó với văn hóa cồng chiêng, xoang; tạo không khí hào hứng, vui tươi cho các em sau những giờ học căng thẳng.
Là công chức tại UBND xã Kroong và giữ nhiều chức danh tại thôn, làng như Bí thư chi bộ thôn, Đội trưởng đội cồng chiêng, anh A Mlưn (39 tuổi) ở thôn Kroong Klah (xã Kroong, thành phố Kon Tum) luôn nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, được đồng nghiệp và người dân tin tưởng, yêu mến bởi sự năng động, nhiệt tình, không ngại khó, ngại khổ.
Trò chuyện với vợ chồng nghệ nhân ưu tú Y Nhuih và A Thui, tôi không chỉ bị cuốn hút bởi sự am hiểu sâu sắc nhạc cụ và điệu múa truyền thống mà còn cảm nhận được tấm lòng của họ trong việc gìn giữ và làm lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống.
Không nỡ nhìn nghề gốm truyền thống của cha ông bị mai một, dù đã cao tuổi và đau bệnh triền miên, nhưng nghệ nhân ưu tú Y Ber (74 tuổi) ở làng Kon Săm Lũ (xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy) vẫn ra sức giữ gìn nghề gốm cho tương lai.
Tâm huyết với nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na, anh Huỳnh Nguyên Thông - hay còn được nhiều người biết đến với cái tên “Thong Bahnar”- đã dành hàng chục năm để học hỏi, gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống này.
Với lợi thế về văn hóa truyền thống, cảnh quan thiên nhiên mộc mạc, hoang sơ, cộng đồng người Gia Rai tại làng Weh (xã Ia Chim, thành phố Kon Tum) đang tích cực bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hóa đặc sắc để phát triển du lịch cộng đồng, góp phần nâng cao đời sống người dân.
Già A KLang không phải nghệ nhân mà chỉ đơn thuần là một lão nông mê đan lát, khéo tay hay làm. Sinh ra ở làng, am hiểu kiến trúc nhà rông truyền thống lại có đam mê đan lát, già A KLang đã tự thiết kế, sáng tạo, làm nên các nhà rông, nhà dài mô hình bằng tre, tranh, nứa, dây mây.
Nghệ nhân Y Yin (72 tuổi) ở làng Kon Kơ Tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) cả đời gắn bó với khung dệt. Bà được xem là “báu vật sống” của làng khi sở hữu kỹ năng dệt điêu luyện và năng khiếu “kể chuyện” trên thổ cẩm.
Đội trưởng đội cồng chiêng A Hlik (48 tuổi) ở làng Plei Druân (xã Ia Chim, thành phố Kon Tum) luôn xem cồng chiêng như “máu thịt” của mình. Ông đang cùng các nghệ nhân khác trong làng tích cực vận động bà con, lớp trẻ tham gia tập luyện cồng chiêng để bảo tồn vốn quý của dân tộc.
Mặc dù còn hoang sơ, nhưng không kém phần thơ mộng, đến với suối Đăk Lôi, du khách có thể thỏa thích ngắm vẻ đẹp kỳ vĩ, độc đáo mà thiên nhiên ban tặng.
Đi qua 79 mùa rẫy, dù mắt đã mờ, sức đã yếu, nhưng ông A Deo vẫn miệt mài từng ngày ngồi đan lát trong căn nhà vách ván ở thôn Năng Nhỏ 1, xã Đăk Sao (huyện Tu Mơ Rông). Với đôi tay tài hoa, ông A Deo tạo ra những dụng cụ, vật phẩm tỉ mỉ từng chi tiết và bền chắc, dẻo dai.
Tại Ngày hội kết nối, quảng bá sản phẩm du lịch, văn hóa, ẩm thực nông thôn đặc trưng gắn với Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS xã Ia Chim (thành phố Kon Tum) lần thứ II, đội nghệ nhân làng Plei Druân đã trình diễn xuất sắc tiết mục cồng chiêng, xoang kết hợp tái hiện lễ mừng lúa mới của dân tộc Gia Rai. Phần trình diễn của đội đã để lại nhiều cảm xúc, ấn tượng cho người xem, và đã giành giải Nhất tại Hội thi.
Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống các DTTS được tỉnh quan tâm triển khai và đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, giúp phát triển hiệu quả du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.