Năm 2012, hàng chục hộ người Tày đã đến xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai làm kinh tế mới. Giờ đây, đời sống của họ đã ổn định, cùng nhau đón một cái Tết ấm trên quê hương mới.
Tôi lắng nghe tiếng nhạc, say sưa theo nhịp múa uyển chuyển của chị em trong Đội văn nghệ “Múa xòe người Thái đen Thanh Hóa” ở thôn 9, xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai. Nhịp điệu xòe Thái đen vẫn vẹn nguyên bản sắc nơi đất khách.
Nghệ nhân A Bích (65 tuổi, ở thôn 7, xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy) là một người luôn miệt mài gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là cồng chiêng. Với ông, được truyền dạy và giúp thế hệ trẻ trong làng hiểu về cồng chiêng là một niềm vui và hạnh phúc.
Tiếp nối truyền thống của thế hệ đi trước, những người đàn ông Mơ Nâm (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Kon Vơng Kia (thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông) luôn nỗ lực duy trì cách chế tác và biểu diễn các nhạc cụ của dân tộc. Họ tích cực truyền dạy những gì họ nắm được trong di sản âm nhạc dân tộc cho con, cháu của mình. Nhờ vậy, âm thanh tà vẩu, cồng hay chiêng của người Mơ Nâm luôn vang mãi theo thời gian.
Thơm ngon, độc đáo và lạ - đó chính là những nhận xét của nhiều du khách khi thưởng thức các món ăn chế biến từ lá mì tại Phiên chợ nông sản sạch huyện Đăk Hà. Mang nét mộc mạc, bình dị trong văn hóa ẩm thực của người Xơ Đăng, các món ăn từ lá mì có thể “gây nghiện” cho bất kỳ ai, cho dù đó chỉ là lần đầu thưởng thức.
Nhắc đến nghệ nhân A Lêr (67 tuổi, thôn Kon Hngo Ktu, xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum), người dân nơi đây ai cũng yêu mến, khâm phục, bởi ông vừa là người có uy tín, vừa tích cực tham gia truyền dạy, bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đặc biệt là niềm đam mê ký âm, sáng tác để lưu giữ các giai điệu truyền thống của dân tộc mình.
Từ tỉnh Lạng Sơn vào lập nghiệp ở quê mới (thôn 3, xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai), ngoài ý chí, nghị lực vươn lên trong phát triển kinh tế, các hộ gia đình người dân tộc Tày còn giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc, duy trì điệu then, đàn tính nơi vùng biên.
Ở làng Kon H’Ngo K’Tu (xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum), nghệ nhân A Khul là người có uy tín trong làng. Ông không chỉ nắm vững kỹ năng đánh cồng chiêng, chỉnh chiêng và sáng tác các bài chiêng mới mà còn tích cực tham gia vào việc truyền dạy, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng.
Một trong những nét làm nên kiến trúc độc đáo của nhà rông làng Kon Rôn (xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà) chính là “Luôm Khuôm”. “Luôm Khuôm” là một tấm gỗ lớn hình đuôi cá, nối liền với trụ dọc chính giữa nhà rông. Trên bề mặt “Luôm Khuôm” vẽ các họa tiết mang ý nghĩa về cuộc sống.
Mỗi khi cất tiếng hát trong trẻo, nghệ nhân dân gian Y Nía (55 tuổi) ở làng Kon Bỉ (xã Đăk Tơ Lung, huyện Kon Rẫy) như quên đi hết những bộn bề của cuộc sống, hòa mình vào núi rừng Tây Nguyên. Đây vừa là niềm đam mê, vừa là cách mà nghệ nhân Y Nía làm để bảo tồn những nét đẹp văn hóa truyền thống của cha ông mình để lại.
Gắn bó gần cả đời với nghề đan gùi, nhưng ông Fuih Jới (thôn làng Trấp, xã Ya Tăng, huyện Sa Thầy) vẫn luôn giữ trọn niềm tin yêu với nghề. Nghề đan gùi giúp ông tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống.
Nhắc đến già làng A Lău (75 tuổi) ở làng Kroong Klah (xã Kroong, thành phố Kon Tum), người dân nơi đây ai cũng yêu mến và kính trọng, xem ông là một “thủ lĩnh” gương mẫu, dẫn dắt bà con đồng bào nơi đây vượt qua nhiều khó khăn, vươn lên ổn định cuộc sống, xây dựng thôn làng ngày càng đổi mới.
“Păng Chôh” - theo tiếng gọi của người Xơ Đăng có nghĩa là măng muối chua. Đây là một trong những món ăn lâu đời và thường xuất hiện trong bữa cơm hàng ngày của người Xơ Đăng. Món ăn tuy dân dã, nhưng cũng không kém phần cuốn hút.
Với vóc người nhỏ nhắn, đôi tay nhanh nhẹn, đặc biệt là biệt tài chỉnh chiêng, già A Binh (82 tuổi), trú tại làng Plei Rơ Wăk, xã Đăk Năng, thành phố Kon Tum đã để lại ấn tượng đặc biệt với ban giám khảo và khán giả tới xem Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS thành phố Kon Tum lần thứ nhất năm 2022.
Được sự quan tâm của chính quyền địa phương và sự chung sức, đồng lòng của người dân, làng Kon Mơ Nay Sơ Lam 1 (phường Trường Chinh, thành phố Kon Tum) đã xây dựng được nhà rông mới theo đúng truyền thống của dân tộc Ba Na.
Dân tộc Brâu là 1 trong 7 DTTS tại chỗ ở Kon Tum với kho tàng văn hóa rất phong phú và đa dạng. Những năm qua, với sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng người Brâu ở thôn Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi) tích cực gìn giữ bản sắc văn hóa và nỗ lực xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc.