Với niềm đam mê, nghệ nhân trẻ A Kuưng (40 tuổi) ở thôn Kon Mơ Nay Kơ Tu 1 (xã Đăk Blà, thành phố Kon Tum) luôn tích cực học hỏi, nghiên cứu để nâng cao kiến thức kỹ thuật đánh cồng chiêng và những nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Thác Đăk Ka Tiêu ở gần làng Đăk Y Pai, xã Măng Bút, huyện Kon Plông là một trong những thắng cảnh đẹp, điểm đến cho những ai muốn trở về với thiên nhiên, tận hưởng không khí trong lành, lắng nghe núi rừng tình tự.
Nghệ nhân A Vùng (62 tuổi) ở thôn Tu Nông (xã Măng Bút, huyện Kon Plông) từ lâu đã nổi tiếng là nghệ nhân giỏi về nghề rèn. Kỹ thuật rèn của ông được nhiều người trong vùng khâm phục và trân trọng.
Hơn 15 năm qua, anh Huỳnh Đăng Hiền (phường Trần Hưng Đạo, TP. Kon Tum) dành nhiều thời gian, công sức và tiền của đi nhiều thôn làng để sưu tầm hiện vật văn hóa liên quan đến đời sống sinh hoạt, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống của các dân tộc sinh sống trên vùng đất Kon Tum nhằm mục đích lưu giữ, bảo tồn chúng trước nguy cơ bị mai một, lãng quên.
Đến làng Kon Sơ Lam 1 (phường Trường Chinh, thành phố Kon Tum) hỏi thăm nghệ nhân Y Sút thì ai cũng biết. Sau nhiều năm trăn trở, miệt mài với nghề dệt thổ cẩm, bà Y Sút đã góp phần bảo tồn những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Ba Na và truyền tình yêu văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ.
Cùng với trang phục, nhạc cụ hay cồng chiêng, ẩm thực truyền thống của các DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh cũng chứa đựng nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, được bà con ra sức gìn giữ và phát huy.
Tham quan không gian “Đăk Hà ngày mùa” tại rừng đặc dụng Đăk Uy (thôn 3, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà) giữa bầu không khí nhộn nhịp, tôi thấy những gian hàng được người dân kỳ công dựng lên bằng những vật liệu tự nhiên, đơn giản, mộc mạc, sẵn có tại địa phương (tranh, tre, nứa, gỗ). Mỗi gian hàng đều mang một dáng vẻ, sắc thái riêng biệt với nét văn hóa đặc trưng của từng dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện.
Tại Liên hoan Sắc màu thổ cẩm thành phố Kon Tum lần thứ III được tổ chức tại nhà rông Kon Klor (phường Thắng Lợi) vừa qua, người dân và du khách được đắm chìm trong không gian sôi động, rực rỡ sắc màu với váy, áo thổ cẩm. Tại đây, chúng tôi đặc biệt ấn tượng với nữ nghệ nhân Y Tủi (43 tuổi, thôn 4, xã Kroong, thành phố Kon Tum) bởi cách dệt điêu luyện và những câu chuyện hay về thổ cẩm của người Ba Na.
Cũng giống như nhiều cộng đồng DTTS khác ở Tây Nguyên, người Gié-Triêng ở làng Đăk Wăk (xã Đăk Kroong, huyện Đăk Glei) xem nhà rông như là “trái tim” của làng, là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa truyền thống được bà con đoàn kết gìn giữ, phát huy.
Trong dịp đến thăm làng Kép Ram (xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum), chúng tôi được thưởng thức món gỏi lá mì đặc trưng của người Gia Rai tại đây. Món ăn dân dã, đậm hương vị núi rừng làm chúng tôi nhớ mãi.
Mỗi lần đến khu tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông), tôi đều mang một cảm xúc mới. Lần đầu là niềm hân hoan khi cùng dân làng đón Tết nơi ở mới (2021), lần tiếp theo là được “thở phào” khi Tu Thó vẫn bình yên sau trận bão Noru (2022), còn lần này là sự hào hứng, bất ngờ khi chứng kiến bà con Tu Thó liên kết làm du lịch.
Trong không gian sôi động tại Lễ khai mạc Giải Dù lượn tỉnh mở rộng năm 2024 (Di tích lịch sử Điểm cao 995 - Chư Tan Kra, xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy), người dân và du khách được hòa mình vào những điệu múa, nhảy sạp rộn ràng, say đắm lòng người từ những nghệ nhân dân tộc Thái đen ở thôn Thanh Xuân (xã Ya Xiêr).
Lập nghiệp trên quê hương mới nhiều năm, nhưng nhiều hộ gia đình người Mường ở thôn Hòa Bình, xã Đăk Kan (huyện Ngọc Hồi), vẫn luôn quan tâm giữ gìn và phát huy nghề đan lát truyền thống.
Những ngày diễn ra “Phiên chợ ngày mùa” do huyện Đăk Hà tổ chức (từ 8 - 10/3), chúng tôi được “đắm chìm” trong những nét văn hóa bản địa đặc sắc của các DTTS. Đặc biệt, có dịp trò chuyện với nghệ nhân đan lát A Tút (74 tuổi) ở thôn Kon Gu I (xã Ngọc Wang, huyện Đăk Hà), giúp tôi thêm hiểu và yêu quý về nghề truyền thống.
Đến với thôn Kon Jong, xã Ngọc Réo (huyện Đăk Hà), một trong những thứ khiến tôi không thể quên chính là hương rượu nếp cẩm men lá của bà con dân tộc Xơ Đăng nơi đây.
Dân tộc Xơ Đăng gồm 5 nhóm tộc người là Xơ Teng, Ka Dong, Hà Lăng, Mơ Nâm, Tơ Đrá, thường phân bố tập trung chủ yếu ở các huyện Tu Mơ Rông, Đăk Tô, Đăk Hà, Kon Rẫy, Kon Plông và một số ở huyện Ngọc Hồi, Sa Thầy, Đăk Glei. Xơ Đăng là một dân tộc có nền âm nhạc dân gian phong phú, các nhạc cụ chủ yếu tự chế tác từ các loại nguyên liệu có sẵn trong rừng như tre, nứa, gỗ, dây rừng, thậm chí nhờ cả vào nước và gió.
Xã Ia Chim (thành phố Kon Tum) có nhiều nguồn tài nguyên thu hút du lịch như lòng hồ Ia Ly, những vườn cây ăn quả và những giá trị văn hóa giàu bản sắc của cộng đồng người Gia Rai.
Nhạc cụ truyền thống của các DTTS trên địa bàn tỉnh rất phong phú, đa dạng, được chế tác từ các loại chất liệu của núi rừng như tre, nứa, gỗ, vỏ bầu, sừng, da động vật hay từ những hợp kim. Lo ngại trước sự mai một của các giá trị truyền thống, các cấp, ngành và cộng đồng các DTTS trên địa bàn tỉnh đang chung tay gìn giữ, nỗ lực bảo tồn những nét văn hóa đặc sắc của các loại nhạc cụ truyền thống.
Đã nhiều năm trôi qua, Di tích lịch sử Chiến thắng Đăk Pek (huyện Đăk Glei) - chứng tích về tinh thần yêu nước, bất khuất của quân và dân ta - trở thành niềm tự hào của người dân địa phương và cả nước trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Đinh Su Giang sinh ngày 4/3/1978, là người dân tộc Xơ Đăng (nhánh Ka Dong), quê quán xã Đăk Nên, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, sinh sống tại thị trấn Măng Đen. Hiện anh là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn học nghệ thuật các DTTS Việt Nam và Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Kon Tum.
Dù đời sống kinh tế vẫn còn đó những vất vả, khó khăn, nhưng bà con người Thái tại huyện Ia H’Drai vẫn luôn biết cách gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc mình. Từ việc dệt thổ cẩm, cho đến những giai điệu cồng chiêng, điệu xòe, điệu sạp đầy lôi cuốn, tất cả tạo nên một không gian văn hóa mang đậm sắc Thái tại miền biên viễn của Tổ quốc.