Nhiều năm qua, nghệ nhân Y Hwưch (53 tuổi, ở làng Đăk Rơ Chót, xã Đăk La, huyện Đăk Hà) vẫn luôn gắn bó với khung dệt và nghề dệt thổ cẩm. Vì thế, dù tuổi đã lớn, nhưng ngày nào không ngồi bên khung dệt thì bà “ăn không ngon, ngủ không yên”.
Ở cái tuổi trên 90, bước chân không còn nhanh nhẹn, giọng nói hụt hơi, nhưng khi nghe tôi và các già làng trao đổi về cồng chiêng và các nhạc cụ truyền thống của người Hà Lăng (một nhánh của người Xơ Đăng), mắt nghệ nhân A Héa ở làng Rờ Kơi sáng lên. Hiểu lòng khách, miệng móm mém cười hiền, nghệ nhân liền rảo bước về nhà mang đàn tơ rưng, ting ning, sáo ting jâng... sang giới thiệu.
Đến làng Đăk Tiêng Ktu (xã Đăk La, huyện Đăk Hà), hỏi vợ chồng nghệ nhân A Biuh (68 tuổi) và Y Rac (69 tuổi) ai cũng biết, bởi vợ chồng ông là một trong số ít người vẫn đam mê gìn giữ và bảo tồn nghề truyền thống của dân tộc. Tuy tuổi đã cao nhưng vợ chồng nghệ nhân vẫn luôn ý thức bảo tồn và truyền dạy cho con cháu bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
“Em đã bao giờ nghe đến thác Bring chưa? Đây là một trong những thác nước hùng vĩ và hoang sơ trên địa bàn huyện Kon Rẫy, gần như chưa có sự tác động bởi con người. Nếu có dịp, em hãy tự mình trải nghiệm xem sao, chị nghĩ địa điểm này sẽ không làm em thất vọng đâu”. Lời giới thiệu ngắn gọn của một đồng nghiệp trong chuyến tác nghiệp đã khơi dậy sự tò mò, tính hiếu kỳ và tôi có chuyến trải nghiệm với thác Bring.
Nằm trong quần thể Di tích lịch sử cấp tỉnh, Điểm cao 995 – Chư Tan Kra (xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy), ngôi nhà có kiến trúc giống nhà sàn của đồng bào dân tộc Gia Rai hiện là nơi trưng bày các kỷ vật, tư liệu hình ảnh của quân và dân ta trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên mảnh đất Sa Thầy. Những kỷ vật, tư liệu hình ảnh ấy là bằng chứng có giá trị lịch sử vô cùng to lớn về quá trình chiến đấu, hy sinh xương máu của bao thế hệ cách mạng đấu tranh giành độc lập, thống nhất cho Tổ quốc.
Từ năm 2019 đến nay, UBND huyện Sa Thầy phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai Đề án “Làng truyền thống của các DTTS trên địa bàn tỉnh”, trong đó chọn làng Bar Gốc, xã Sa Sơn làm thí điểm.
Từ khi di cư ở vùng đất Quảng Ngãi lên Kon Tum sinh sống cho đến nay, người Hrê ở làng Vi Ô Lăk (xã Pờ Ê, huyện Kon Plông) vẫn gìn giữ nghề đan lát truyền thống của dân tộc. Đến nay, mặc dù xã hội phát triển, đời sống người dân cũng được nâng cao nhưng hầu hết hộ gia đình Hrê trong làng Vi Ô Lăk vẫn sử dụng các vật dụng được làm từ đan lát như giỏ, gùi, rổ, nia hay chiếu trong đời sống, sinh hoạt và lao động sản xuất. Đây cũng là cách để người dân gìn giữ nghề truyền thống.
Xã Đăk Nên được mệnh danh là xứ sở của cây cau tại huyện Kon Plông. Ở đây, cây cau phát triển tươi tốt, trải từ vườn nhà ra đồi núi và nhìn đâu cũng thấy cau. Việc ăn trầu cau trở thành tập quán và là một nét đẹp trong văn hóa của người Ca Dong.
Dù năm nay đã 75 tuổi nhưng hàng ngày, nghệ nhân A Lim ở làng Kon Trang Long Loi (thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà) vẫn duy trì việc đan lát như một niềm đam mê đã ăn vào máu của ông. Việc làm của ông không chỉ để có thêm thu nhập đỡ đần con cháu mà trên hết, ông muốn lưu giữ nghề đan lát và bảo tồn văn hóa truyền thống của người Ba Na.
Không như một số DTTS làm men chỉ đơn giản từ một vài loại lá rừng, men rượu cần của người Brâu là sự kết hợp hài hòa trên mười loại cây với các bộ phận thân, lá, rễ, củ khác nhau; cho ra thứ nước cốt thơm cay, nồng đượm.
28 năm định cư ở vùng đất mới, vượt qua bao khó khăn, trắc trở, giờ đây cuộc sống của các hộ người Mường ở thôn Thung Nai, xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi đã ấm no. Cùng với việc phát triển kinh tế gia đình, bà con còn lưu giữ những nét văn hóa đặc trưng, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa đa dạng và phong phú ở xã biên giới Đăk Xú.
Nghệ nhân A Phưk (làng Kon Klor, phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum) từ lâu được nhiều người biết đến như là “nhạc trưởng” dẫn dắt, hướng dẫn dân làng trong việc xây dựng, tu sửa nhà rông truyền thống của người Ba Na ở thành phố Kon Tum. Không những vậy, ông còn luôn trăn trở và tận tình truyền nghề làm nhà rông cho lớp trẻ với mong muốn gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc của đồng bào dân tộc Ba Na.
Trẻ mới sinh cũng… góp tiền mua cồng chiêng; bầu người uy tín giữ cồng chiêng và không được tùy tiện đánh cồng chiêng, là câu chuyện thú vị chúng tôi được nghe trong một chiều về làng Plei Lay, xã Ia Chim (thành phố Kon Tum). Cũng trong câu chuyện ấy, tôi hiểu được văn hóa cồng chiêng, những phong tục của người Gia Rai nơi đây từ bao đời đến nay vẫn nguyên vẹn, không bị mai một, pha tạp.
Người Mơ Nâm (Xơ Đăng) ở làng Kon Du, xã Măng Cành (huyện Kon Plông) tạc tượng gỗ dân gian không chỉ gắn liền với các lễ hội mà còn là cách để những người đang sống tưởng nhớ lại những kỷ niệm, hình ảnh gắn liền người đã mất trong làng. Những pho tượng gỗ như sợi dây kết nối, gửi gắm tình cảm của thế hệ con cháu với tổ tiên, giúp họ gìn giữ lối sống sinh hoạt, lao động, sản xuất truyền thống của dân tộc. Hiện nay, ở làng Kon Du, không chỉ đàn ông mà một số phụ nữ cũng biết tạc tượng gỗ.
Cùng được làm từ vật liệu (gỗ, tranh, tre, mây…) có trong tự nhiên như nhà rông của các DTTS khác, nhưng nơi giữ hồn làng của người Giẻ Triêng lại mang nét độc đáo riêng nhờ lối kiến trúc và tâm linh liên quan đến con trâu.
Nhiều năm qua, ở làng Chung Tam (xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông) luôn vang lên những tiếng boong boong. Đó là tiếng phát ra từ nhà ông A Um (56 tuổi). Người dân xã Măng Ri gọi ông A Um là một thợ rèn “chính hiệu” bởi ông luôn kế thừa những kỹ năng, kinh nghiệm từ cha mình để rèn ra những lưỡi cuốc, lưỡi rựa… sắc và bền.