Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Những năm qua, thích ứng với xu thế chuyển đổi số, các HTX trong lĩnh vực này không ngừng đổi mới, ứng dụng công nghệ số để tạo sản phẩm chất lượng, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh.
Với diện tích đất nông nghiệp trên 902.000ha, cùng điều kiện khí hậu thuận lợi, nguồn lao động dồi dào, ngành Nông nghiệp được xác định là thế mạnh, là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Để từng bước hình thành đô thị, thị tứ trung tâm, những năm qua, huyện Tu Mơ Rông đã chú trọng ưu tiên các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng khu trung tâm huyện theo các quy hoạch đã được duyệt để từng bước hình thành đô thị trung tâm, hướng tới thành lập thị trấn đẹp trong tương lai.
Để chủ động nguồn nước, đảm bảo cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống dân sinh trước ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, huyện Đăk Hà đã xây dựng kế hoạch và đề ra nhiều giải pháp, phương án ứng phó với hạn hán, thiếu nước trong giai đoạn 2023- 2025.
Ngày 28/9, sản phẩm sâm củ của Công ty Cổ phần VinGin được Sở Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” tại Quyết định số 123/QĐ-SKHCN.
Mặc dù chưa được như mong muốn, kỳ vọng, nhưng đến nay, kinh tế tập thể (KTTT), nòng cốt là hợp tác xã (HTX) đã có sự phát triển rõ rệt, đóng góp tích cực vào công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống của người nông dân.
Những năm gần đây, ngành Nông nghiệp tỉnh đã có bước tiến lớn cả về năng suất, sản lượng và chất lượng. Tuy nhiên đi cùng đó là nhiều vấn đề và thách thức về môi trường, cần được giải quyết tốt hơn nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Xác định kinh tế tập thể (KTTT) có vai trò quan trọng trong việc cơ cấu lại sản xuất, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững cho người dân, thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông luôn chú trọng, quan tâm, tạo mọi điều kiện, khuyến khích và hỗ trợ cho hợp tác xã, tổ hợp tác phát triển.
Ngày 27/2/2023, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 46/QĐ-UBND về phê duyệt “Đề án phát triển nông nghiệp hàng hóa đi vào chiều sâu, ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) gắn với công nghiệp chế biến (CNCB) và thị trường tiêu thụ đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030”. sau 6 tháng triển khai bước đầu có hiệu quả khả quan.
Giai đoạn 2021-2025, tỉnh ta triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) là xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đi qua hơn nửa chặng đường thực hiện, với sự đồng lòng nỗ lực, quyết tâm cao của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân trên địa bàn tỉnh, các CTMTQG có những chuyển biến tích cực.
Lần đầu tiên, bà con nông dân xã Ngọc Linh (huyện Đăk Glei) tham gia mô hình khuyến nông sản xuất lúa hai vụ với giống lúa năng suất cao. Và đây cũng là lần đầu tiên bà con biết ngâm lúa giống trước khi sạ và bón phân cho lúa.
Thời gian qua, huyện Kon Rẫy đẩy mạnh tuyên truyền vận động, khuyến khích, hỗ trợ người dân triển khai nhiều giải pháp để chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa phương nhằm nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế nông nghiệp.
Trong giai đoạn 2020-2025, tỉnh ta xác định tăng cường phát triển nguồn nhân lực, phát huy tiềm năng, lợi thế, vươn lên hội nhập, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững.
Từ đầu năm đến nay, với nguồn vốn được giao, các đơn vị trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông đã chủ động, tổ chức triển khai đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình và tập trung giải ngân các nguồn vốn một cách kịp thời, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn gặp một số khó khăn vướng mắc cần được tháo gỡ.
Qua thanh tra, đã phát hiện nhiều tồn tại, vi phạm về đất đai, khoảng sản, môi trường đối với Công ty TNHH 87 trong hoạt động khai thác khoáng sản tại thôn 7 xã Đăk Pxi (huyện Đăk Hà).
Dân tộc Brâu là 1 trong 7 DTTS tại chỗ ở Kon Tum với kho tàng văn hóa rất phong phú và đa dạng. Những năm qua, với sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng người Brâu ở thôn Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi) tích cực gìn giữ bản sắc văn hóa và nỗ lực xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc.