Trong hải trình tới quần đảo Trường Sa, tàu KN 491 rẽ sóng, thẳng hướng thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc, nơi có hệ thống các nhà giàn DK1... Chúng tôi vinh dự được cảm nhận những phút giây xúc động, được lên thăm Nhà giàn DK1/12 thuộc khu vực biển Tư Chính.
Nguồn nước sinh hoạt luôn là nỗi trăn trở của những người lính làm nhiệm vụ ở Trường Sa. Cảm giác chờ đợi những cơn mưa theo tháng năm thành nỗi khát khao khi mùa khô đến.
Tháng 5/2022, Đoàn công tác số 7 đi thăm quân và dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1/12 Tư Chính. Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Quang, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân làm Trưởng đoàn. Tham gia chuyến công tác này tỉnh ta có 5 đại biểu do đồng chí Mai Văn Hữu - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn.
Chiều 13/4, tại huyện Kon Plông, Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền biển, đảo cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, học sinh của huyện Kon Plông.
Năm 2022, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta tiếp tục đẩy mạnh triển khai Nghị quyết Đại biểu toàn quốc lần thức XIII của Đảng. Đối với công tác tuyên truyền biển, đảo sẽ tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức và đồng thuận của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân về những định hướng chiến lược của Đảng, Nhà nước ta trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo; thực hiện tốt các chủ trương, quan điểm về bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong Nghị quyết Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết số 36-NQ-TW, ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Ngày 17/2, tại thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (Đảng ủy Quân cảng Sài Gòn) và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đăk Nông đã phối hợp tổ chức Hội nghị sơ kết công tác tuyên truyền biển, đảo năm 2021.
Chiều 16/2, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Đoàn Hội Nhà báo 5 tỉnh Tây Nguyên gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng đã đến thăm, trao tặng ấn phẩm báo, tạp chí Xuân Nhâm Dần 2022 cho cán bộ, chiến sĩ Trường Sa.
Năm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng từ tình hình dịch bệnh Covid-19 nhưng công tác phối hợp tuyên truyền biển, đảo giữa Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn vẫn đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Vào mỗi buổi sáng, tôi và mọi người đều dậy sớm để tập thể dục và đón bình minh. Bình minh ở Trường Sa thật đẹp với ánh trời rực vàng cả vùng biển rộng lớn, phía xa là bóng của những con tàu trực chiến và những ngôi nhà trên các đảo giữa biển khơi trùng điệp. Khoảnh khắc ấy thật đẹp. Khi ấy, chúng tôi ai cũng tranh thủ lấy chiếc máy ảnh của mình để ghi lại khoảnh khắc đặc biệt này.
Nhận thức được nhiệm vụ nặng nề nhưng cũng hết sức vẻ vang nơi “đầu sóng, ngọn gió”, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo Sinh Tồn luôn đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ biển đảo và làm tốt công tác cứu hộ cứu nạn, trở thành điểm tựa vững chắc cho ngư dân.
Ở quần đảo Trường Sa, ngoài Trạm ra đa 44 trên đảo Phan Vinh, còn có nhiều trạm ra đa khác của quân đội ta trên các đảo thuộc chủ quyền. Cán bộ, chiến sĩ tại các Trạm ra đa ngày đêm thực hiện nhiệm vụ quan sát, canh giữ chủ quyền vùng trời của Tổ quốc ở quần đảo Trường Sa.
Ở quần đảo Trường Sa, mặc dù điều kiện, trang thiết bị còn thiếu thốn nhưng các y, bác sĩ nơi đây vẫn luôn nỗ lực không ngừng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, giúp cán bộ, chiến sĩ ở các đảo và ngư dân yên tâm bám biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Ở nơi đầu sóng Trường Sa, cuộc sống tuy vất vả nhưng các thế hệ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên các đảo luôn lạc quan và kiên cường, không ngại khó khăn gian khổ, ngày đêm bám biển, bám đảo, bảo vệ vững chắc chủ quyền của Tổ quốc.
Với điều kiện còn nhiều khó khăn của một tỉnh biên giới và sự tác động, ảnh hưởng nhất định của dịch Covid-19 nhưng Cuộc thi “Tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo Việt Nam năm 2020” đã được các cấp ủy, địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh triển khai tương đối tốt. Các thí sinh tham gia với trách nhiệm cao và với tình yêu dành cho biển, đảo quê hương.
Trong hải trình ra Quần đảo Trường Sa trước Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, tại vùng biển Gạc Ma, Đoàn công tác gồm cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải quân) cùng các phóng viên đi trên tàu Khánh Hòa 01 đã long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh trên Quần đảo Trường Sa. Trong giờ phút thiêng liêng ấy, nhiều thành viên trong Đoàn công tác đã không kìm nén được nước mắt.
Trường Tiểu học Sinh Tồn (đảo Sinh Tồn, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2014. Ngôi trường chỉ có hơn chục học sinh cùng 2 thầy giáo trẻ. Ngôi trường cũng rất đặc biệt bởi được tổ chức theo kiểu “5 trong 1” với các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 đều học chung trong một lớp.
Sau 45 năm đất nước thống nhất, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chung tay của nhân dân trên mọi miền Tổ quốc, diện mạo huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) đã có nhiều thay đổi rõ rệt, cơ sở vật chất được đầu tư đồng bộ; đời sống tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ở các đảo ngày càng được nâng lên.
Cuộc đời mỗi con người luôn gắn liền với những chuyến đi. Trong đó, có những chuyến đi sẽ đọng lại trong ta những kỷ niệm không bao giờ quên. Với tôi, chuyến thăm Trường Sa cách đây 2 năm là một chuyến đi như thế.
Ngày nay, tại các đảo chìm thuộc Quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa), bên cạnh những ngôi nhà kiên cố được Quân đội đầu tư xây dựng, còn có những ngôi nhà văn hóa đa năng được các ban ngành, địa phương, đơn vị trong cả nước đóng góp xây dựng nhằm phục vụ sinh hoạt văn hóa của cán bộ, chiến sĩ Hải quân.
Những cánh thư từ mọi miền đất nước gửi ra Trường Sa chính là nguồn an ủi, động viên to lớn với cán bộ, chiến sĩ nơi đây. Bởi, chính những “cánh thư vượt sóng” đó mang đầy “tình thương, hơi ấm đất liền”, nhắc nhở rằng Tổ quốc và nhân dân luôn là điểm tựa vững chắc của những người lính nơi tuyến đầu canh giữ biển đảo.
Những ngày cuối năm, trong cái se lạnh của tiết trời Tây Nguyên, tôi tìm về đập Đăk Ui (huyện Đăk Hà)- nơi mang trong mình dấu ấn lịch sử hào hùng. Dòng nước mát lành của đập và sự lao động sáng tạo của bao thế hệ đã biến vùng đất chịu nhiều tàn phá của chiến tranh, thành nơi trù phú và là niềm tự hào không chỉ của huyện Đăk Hà mà còn của tỉnh Kon Tum.