• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Định hướng xử lý các dự án đầu tư công và tháo gỡ vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang dự Lễ khánh thành các dự án đầu tư công trình hạ tầng tại xã Ngọc Linh    Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật    Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân   

Xã hội

Đăk Hà làm tốt công tác đào tạo nghề

29/01/2023 06:20

Mặc dù, bước vào năm 2022 công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Đăk Hà còn gặp khó khăn, trở ngại nhất định, nhưng với tinh thần quyết tâm vượt khó, huyện Đăk Hà nhanh chóng triển khai các giải pháp hữu hiệu, qua đó hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn được UBND tỉnh giao.

Năm 2022, huyện Đăk Hà được UBND tỉnh giao chỉ tiêu đào tạo nghề cho 340 lao động nông thôn. Trên cơ sở chỉ đạo của tỉnh, UBND huyện kịp thời triển khai kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn. Để công tác tuyển sinh đạt hiệu quả, huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền và tiến hành khảo sát, tư vấn tuyển sinh đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Trên cơ sở ý kiến, nguyện vọng của người dân, huyện Đăk Hà tổ chức đào tạo 16 lớp đào tạo nghề dưới 3 tháng; trong đó, có 9 lớp nghề nông nghiệp với 278 lao động tham gia và 7 lớp nghề phi nông nghiệp với 217 lao động tham gia.

Lớp đào tạo nghề trồng keo lai, bạch đàn, thông ở xã Đăk Pxi. Ảnh: T.L

 

Là đơn vị chủ lực trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Trung tâm GDNN-GDTX huyện Đăk Hà đã tổ chức 13 lớp đào tạo nghề cho 366 lao động nông thôn trong năm 2022 .

Sau 1 tháng tham gia lớp đào tạo chăm sóc cà phê vối do Trung tâm GDNN-GDTX huyện Đăk Hà tổ chức, 27 học viên của thôn Đăk Kơ Đêm, xã Đăk Ngọk đã nắm bắt được kỹ thuật làm cỏ, bón phân, tỉa cành, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh, thu hái cà phê.

Chị Y Nguyên (thôn Đăk Kơ Đêm) bộc bạch: “Gia đình tôi có 1.000 cây cà phê. Trước đây, tôi chăm sóc vườn cà phê chưa đúng cách, mọi người chỉ thế nào thì tôi làm theo, làm sai nhiều nên năng suất cà phê thấp. Sau khi học xong lớp chăm sóc cà phê vối do Trung tâm GDNN-GDTX huyện Đăk Hà mở, tôi đã biết được cách thức và thời điểm tưới nước, bón phân hợp lý, cách cắt tỉa cành để cây thông thoáng, ít bị sâu bệnh, ra nhiều quả. Hy vọng, với việc áp dụng kỹ thuật chăm sóc cà phê vào thực tế, những mùa sau vườn cà phê của gia đình tôi sẽ phát triển tốt hơn nhờ chăm sóc đúng cách và cho năng suất cao, như thế thu nhập của gia đình tôi cũng sẽ tăng lên”.

Chị Y Nguyên tham gia lớp đào tạo nghề chăm sóc cà phê vối. Ảnh: TL

 

Ông Nông Văn Ngay- Trưởng thôn Đăk Kơ Đêm, xã Đăk Ngọk cho biết: “Cây cà phê là cây chủ lực để phát triển kinh tế gia đình của bà con nhân dân trong thôn Đăk Kơ Đêm. Các học viên sau khi tham gia lớp đào tạo chăm sóc cà phê vối sẽ tiếp tục hướng dẫn cho các hộ dân khác để họ chăm sóc cà phê đảm bảo đúng kỹ thuật, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng cà phê trên địa bàn”.

Năm 2022, huyện Đăk Hà được giao 1,968 tỷ đồng để thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi). Qua đó, huyện Đăk Hà đã đào tạo 495 lao động nông thôn, vượt 145% kế hoạch so với chỉ tiêu UBND tỉnh giao.

Các lớp đào tạo nghề gồm kỹ thuật trồng nấm, trồng cây làm nguyên liệu giấy, cạo mủ cao su, chăm sóc cà phê; nuôi heo, nuôi gà, nuôi bò; vận hành máy kéo nông nghiệp, kỹ thuật hàn điện, nề hoàn thiện. Nhìn chung, tất cả các học viên sau khi học nghề đã nắm vững kiến thức lý thuyết và thực hành, nâng cao kỹ năng và tay nghề, áp dụng rất hiệu quả vào thực tế lao động, sản xuất.

Anh A Xim (thôn Krong Đuân, xã Đăk Pxi) tâm sự: “Trong năm 2022, tôi được tham gia lớp đào tạo nghề trồng keo lai, bạch đàn, thông. Giáo viên hướng dẫn rất tận tình, tôi được cấp dụng cụ lao động, tiền hỗ trợ và thực hành thực tế. Đến nay, tôi đã biết cách tự nhân giống các loại cây bằng cách dâm hom, biết cách trồng để cây phát triển mạnh, lớn nhanh. Từ kiến thức đã học được, tôi dự kiến sẽ trồng thêm 1ha keo lai để tăng thêm thu nhập cho gia đình”.

Ông Nguyễn Hoài Vũ- Trưởng phòng Lao động- Thương binh và Xã hội huyện Đăk Hà khẳng định: “Việc huyện Đăk Hà triển khai các ngành nghề đào tạo đã thực sự đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của người dân vùng nông thôn, giúp bà con có thêm kiến thức, kỹ năng, việc làm, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn. Thời gian đến, các lĩnh vực đào tạo nghề cho lao động nông thôn sẽ được đa dạng, gắn với định hướng phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, như ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, trồng cây ăn quả, trồng rừng”.    

Tấn Lộc

   

Các tin khác

  • Hội thảo khoa học lịch sử Tiểu đoàn bộ binh 304
  • Toạ đàm kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ 18-5
  • Lớp học không biên giới
  • Kon Rẫy: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp vùng nông thôn
  • Đồng lòng giữ biên cương
  • Chương trình Trao yêu thương hỗ trợ cho hộ nghèo ở xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy
  • Thanh niên xung kích chuyển đổi số
  • Ngày hội tư vấn giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2025
  • Sở GD&ĐT đối thoại với học sinh THPT trên địa bàn tỉnh
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức về nguồn tại khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Danh sách Ban Lễ tang đồng chí Trần Đức Lương
  • Hội thảo khoa học lịch sử Tiểu đoàn bộ binh 304
  • Thông báo Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng đồng chí Trần Đức Lương
  • Thông cáo đặc biệt: Tổ chức Lễ tang Đồng chí Trần Đức Lương với nghi thức Lễ Quốc tang
  • Định hướng xử lý các dự án đầu tư công và tháo gỡ vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Toạ đàm kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ 18-5
  • Vụ phá rừng tại huyện Ia H’Drai: Thường trực Tỉnh uỷ và UBND tỉnh chỉ đạo khẩn trương điều tra, xử lý
  • THÔNG BÁO VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Tình cha mang sắc xanh áo lính
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by