• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên tiêu biểu năm học 2024 - 2025    Định hướng xử lý các dự án đầu tư công và tháo gỡ vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang dự Lễ khánh thành các dự án đầu tư công trình hạ tầng tại xã Ngọc Linh    Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật    Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW   

Xã hội

Viếng mộ ngày đầu năm

02/02/2022 06:41

Sáng mùng 1 Tết (tức ngày 1/2)- ngày đầu tiên của Xuân Nhâm Dần 2022, nhiều người dân thành phố Kon Tum đi thăm, viếng mộ đầu năm mới. Đây cũng là cách mọi người thể hiện sự tưởng nhớ về tổ tiên, cầu mong sự phù hộ về sức khỏe, tài lộc cho gia đình của mình.

Theo ghi nhận của phóng viên, từ sáng sớm (ngày 1/2), thời tiết ấm và nắng nhẹ, đường lên nghĩa trang thành phố Kon Tum có khá đông người, xe chen chúc lên thăm mộ đầu xuân. Dòng người càng lúc càng đông về nghĩa trang viếng mộ. Người người mang hoa, bánh, trái cây đến mộ người thân thắp hương, cầu nguyện.

Như một truyền thống lâu đời của gia đình, sáng mùng một Tết, gia đình ông H.V.M (thành phố Kon Tum) gồm cả chục thành viên tranh thủ đến nghĩa trang từ sớm để thắp nén nhang lên mộ người thân, thành kính nhớ ơn ông bà, tổ tiên của mình. Các thành viên của gia đình quây quần bên nhau dọn dẹp cỏ, rêu mọc dưới chân mộ, lau bụi trên thành mộ, cùng nhau bày đồ cúng, hoa tươi.

Ông H.V.M chia sẻ: “Mỗi dịp Tết đến Xuân về, gia đình tôi có truyền thống đi thăm mộ ông bà, tổ tiên để thể hiện sự thành kính, biết ơn với những người đã khuất. Đây cũng là dịp các thành viên trong gia đình có cơ hội quây quần bên nhau với những câu chuyện đầu năm, người lớn nhắc nhở con cháu nhớ về tổ tiên, nguồn gốc của mình, mong muốn người đã khuất phù hộ một năm mới nhiều sức khỏe, bình an”.

Thăm, viếng mộ đầu năm là dịp để tưởng nhớ về ông bà tổ tiên. Ảnh: HT

 

Các em nhỏ cũng được người lớn cho đi viếng, thăm mộ để nhớ về cội nguồn của mình. Ảnh: HT

 

Nghĩa trang những ngày đầu năm mới thật nhộn nhịp. Với mọi người, viếng mộ ngày đầu năm không chỉ là dịp để được “gặp gỡ” người thân đã khuất, mà còn ẩn chứa lời cầu nguyện một năm an lành, hạnh phúc; người thân, bạn bè, xóm giềng đoàn kết, an vui. Thăm viếng phần mộ đầu năm đã trở thành một nét truyền thống, đặc trưng riêng của người Việt mỗi khi Tết đến.

Bên phần mộ của gia đình, ông N.B cũng đang tất bật chuẩn bị nhang đèn để viếng mộ ông bà, tổ tiên của mình. Cho dù tuổi cũng đã lớn nhưng chưa năm nào ông bỏ thói quen này, luôn mong muốn thể hiện sự tưởng nhớ và thắp nén nhang cho người thân đã mất khi mỗi dịp Tết đến.

Ông N.B chia sẻ: “Trước kia, ngày Tết hay cả năm, hiếm khi thấy có đông người vào ra nơi nghĩa trang, ngày Tết khắp nơi rộn ràng nhưng ở nghĩa trang không khí vẫn lạnh lẽo, trầm mặc. Nhưng nay đã khác, những ngày Tết, đặc biệt là sáng mùng 1 Tết, nghĩa trang lại là nơi rất đông người và cảm thấy thật ấm cúng”.

Không khí ở nghĩa trang những ngày đầu năm dù đông đúc nhưng không xô bồ, tắt đường như trước. Khu vực bên trong nghĩa trang và đoạn đầu nghĩa trang được các lực lượng chức năng phân luồng hướng dẫn người và xe ra vào đảm bảo thông thoáng, nhắc nhở mọi người đeo khẩu trang để phòng chống dịch Covid-19. Các phương tiện như ô tô được sắp xếp dừng đỗ tại các vị trí hợp lí để không ảnh hưởng việc di chuyển của các phương tiện khác.

Đứng ở góc ngã ba một nhánh đường đi vào các khu mộ, anh N.V.T – phụ trách phân luồng giao thông tại nghĩa trang chia sẻ: “Mọi người đi viếng mộ cũng rất ý thức di chuyển trật tự, xếp hàng nhưng nếu không có người đứng ra phân luồng nhắc nhở vẫn rất dễ xảy ra tình trạng kẹt xe, ách tắc giao thông, khi đó rất khó xử lý. Các anh em được phân công trực, phân luồng nơi đây phải luôn tích cực quan sát và xử lý từ xa để đảm bảo người dân đến viếng mộ được thuận lợi, an toàn”.

Công tác phân luồng giao thông tại nghĩa trang được thực hiện đảm bảo. Ảnh: HT

 

Với người dân sống ở Kon Tum, viếng mộ người thân ngày đầu năm đã trở thành nét đẹp mới đang dần hình thành trong từng nếp nghĩ, nếp nhà của nhiều gia đình. Đây cũng là cách người dân thể hiện tình cảm của mình với người thân đã mất, nhắc nhở người đang sống phải sống tốt hơn, chân thật và trải lòng hơn với mọi người xung quanh.

Hoàng Thanh

         

   

Các tin khác

  • Để người dân hiểu và chủ động tham gia BHXH, BHYT
  • Sức sống mới từ một Cuộc vận động - Bài 1: Công phá “lõi nghèo” vùng DTTS
  • Phát động hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em tỉnh Kon Tum năm 2025
  • “Làn gió mới” cuốn đi trì trệ, đói nghèo
  • Hội thảo khoa học lịch sử Tiểu đoàn bộ binh 304
  • Toạ đàm kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ 18-5
  • Lớp học không biên giới
  • Kon Rẫy: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp vùng nông thôn
  • Đồng lòng giữ biên cương
  • Chương trình Trao yêu thương hỗ trợ cho hộ nghèo ở xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • ĐỒNG CHÍ TRẦN ĐỨC LƯƠNG - NHÀ LÃNH ĐẠO CÓ NHIỀU ĐÓNG GÓP QUAN TRỌNG CHO SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
  • Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
  • Quốc hội thảo luận Tổ về kinh tế - xã hội
  • Chim vịt kêu chiều
  • Để người dân hiểu và chủ động tham gia BHXH, BHYT
  • Thông cáo báo chí số 17, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Hội nghị triển khai các nhiệm vụ liên quan Đề án sáp nhập tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi trên lĩnh vực báo chí
  • Tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên tiêu biểu năm học 2024 - 2025

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Tình cha mang sắc xanh áo lính
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người

Đất & Người Kon Tum

  • Người dành trọn đời cho thổ cẩm
  • Không phải vàng, bạc đá quý, cũng không phải trâu, bò, ruộng vườn, 73 năm tuổi đời, “của để dành” của ông Đep (thôn Kon Rờ Bàng 2, xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum) là những tấm thổ cẩm do mình dệt nên. Những tấm thổ cẩm vượt thời gian, mang bản sắc văn hóa truyền thống là một phần cuộc sống của chính ông - người dành trọn đời cho thổ cẩm.
  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by