• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Khai mạc Giải Dù lượn Kon Tum mở rộng “Khám phá đại ngàn - Sa Thầy 2023”    Họp Ban tổ chức các hoạt động kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh    Họp Ban Chỉ đạo tổ chức kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh    Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn dự Lễ ra quân đầu năm xây dựng nông thôn mới tại huyện Đăk Hà    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang dự Lễ ra quân đầu năm xây dựng nông thôn mới tại thành phố Kon Tum   

Đất & Người Kon Tum

Bánh củ mì của người Xơ Teng

22/02/2022 13:05

“Păi bôm pơ kam tung pló” hay còn gọi là bánh củ mì, là một trong những món ăn truyền thống, không thể thiếu trong các lễ hội của người Xơ Teng - một nhánh của dân tộc Xơ Đăng ở 2 huyện Đăk Tô và Tu Mơ Rông.

Trong nhiều chuyến công tác tại các thôn, làng ở các huyện Đăk Tô, Tu Mơ Rông (khu vực tập trung chủ yếu người Xơ Teng), tôi thường được bà con mời ăn bánh củ mì. Độ mềm, dẻo sánh của bột mì, kết hợp mùi thơm của lá chuối tươi tạo nên một hương thơm thanh nhẹ nhưng khó quên.

Cũng chính vì hương vị đặc trưng và cuốn hút đó, món bánh củ mì đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc. Tôi đã tự dặn lòng, khi có dịp, sẽ tìm hiểu kỹ hơn để quảng bá về món ăn độc đáo này của người Xơ Teng. Qua đó, mang đến cho độc giả góc nhìn chân thực về “Păi bôm pơ kam tung pló”.

Thật may mắn là trong những ngày đầu năm, tôi lại được thưởng thức hương vị của món bánh củ mì tại Hội báo Xuân Nhâm Dần 2022 được tổ chức ở Bảo tàng tỉnh. Tại đây, Ban tổ chức hội đã chuẩn bị các gian làng nghề và món ăn truyền thống của một số dân tộc trên địa bàn tỉnh, trong đó có món bánh củ mì của người Xơ Teng.

Tại đây, tôi có dịp được gặp gỡ 2 nghệ nhân làm bánh củ mì là Y Thảo,  U Thị Bích Hiền (thôn Đăk Manh 1, xã Đăk Rơ Nga, huyện Đăk Tô) và được mời thưởng thức  bánh củ mì. Nhấm miếng bánh, bất giác tôi ngừng nhai để cảm nhận hương vị vì có nét khác biệt so với hương vị bánh củ mì mình từng được người Xơ Teng mời ăn trước đây còn đọng trong ký ức.

Chị Y Thảo và U Thị Bích Hiền nấu những mẻ bánh củ mì phục vụ du khách tại Hội báo Xuân Nhâm Dần 2022. Ảnh: TT

 

 
Chiếc bánh củ mì vuông vắn của người Xơ Teng. Ảnh: TT

 

Để ý thấy biểu cảm trên nét mặt tôi, chị U Thị Bích Hiền cười vui vẻ: “Có phải vị khác so với món bánh củ mì thông thường không? Hôm nay chúng tôi mang đến đây là món bánh củ mì đã qua nghiên cứu đổi mới để phù hợp hơn với du khách. Đối với bánh củ mì truyền thống, sẽ có độ dai hơn, đồng thời mùi vị có phần đậm và đằm hơn nhiều. Chính vì thế, đối với một số người không quen, có thể sẽ không hợp khẩu vị. Ngược lại, bánh cách tân có độ thanh và hương vị thơm nhẹ hơn. Tuy nhiên, dù có biến tấu và phá cách, chúng tôi vẫn luôn giữ lại hương vị thuần khiết và đặc trưng nhất của món bánh củ mì, để giới thiệu với du khách về đặc sản của dân tộc mình”.

Theo chị U Thị Bích Hiền chia sẻ, chẳng biết từ bao giờ, đối với người Xơ Teng, mỗi khi vào các ngày lễ như Lễ ăn lúa mới, Lễ mừng nhà rông… hay những dịp đặc biệt, không thể thiếu món bánh củ mì. Trong lễ hội, bánh củ mì được bà con dùng để dâng lên Giàng (thần linh) với mong muốn cầu cho mùa màng bội thu, mọi điều viên mãn, tốt lành. Ngoài ra, vào các ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước (30/4 và 1/5, Quốc khánh 2/9, Tết Nguyên đán…) bà con cũng quây quần lại cùng nhau làm những mẻ bánh củ mì lớn. Không chỉ để thưởng thức những chiếc bánh thơm ngon, mà còn nhắc mọi người nhớ về truyền thống của người Xơ Teng mình.

Vừa trò chuyện, đôi bàn tay của chị U Thị Bích Hiền vừa thoăn thoắt gói bánh. Chỉ chừng vài phút, một chiếc bánh vuông vắn, xinh xắn đã được hoàn thành. Chị cởi mở trò chuyện: Cách chế biến của bánh củ mì khá đơn giản. Trước tiên, bà con lên rừng chọn cắt những chiếc lá chuối tươi tốt, có tán dày và xanh; sau đó chẻ lạt từ cây lồ ô để gói bánh. Đúng như tên gọi, bánh củ mì có nguyên liệu chính là củ mì. Theo đó, củ mì sau khi nhổ về được bóc vỏ, rửa sạch và bào thành sợi nhỏ. Sau đó, chúng được bỏ nồi, nấu khoảng chừng 35 – 40 phút. Khi bột đến độ sền sệt, cũng là lúc đem gói từng cái bánh trong lá chuối rồi vùi vào tro nóng cho đến khi bánh chín.

Bánh củ mì ngon nhất là lúc vừa lấy ra sau khi chín. Nếu thưởng thức bánh lúc này, có thể cảm nhận được rõ nhất vị thơm, độ ngọt của củ mì và phảng phất đâu đó chút hương thơm của lá chuối. Một ưu điểm khác của bánh củ mì, chính là không có nhân, vì vậy, dù để lâu trong nhiều ngày vẫn có thể giữ được vị bùi và thơm ngon. Đây cũng là lý do mà trong đời sống sinh hoạt của người Xơ Teng thời xưa, mỗi khi đàn ông chuẩn bị vô rừng săn bắt dài ngày, người phụ nữ ở nhà sẽ làm nhiều mẻ bánh củ mì, để chồng mang theo.

Cách làm đơn giản, mộc mạc, cùng với hương vị thơm ngon, chiếc bánh củ mì đã đồng hành cùng người Xơ Teng từ xưa đến nay. Món bánh này không chỉ là một món ăn gần gũi, mà còn mang những giá trị truyền thống được người Xơ Teng truyền tụng, gìn giữ và phát triển qua các thế hệ.

Ông Nguyễn Nhật Quang - Trưởng Phòng Văn hóa- Thông tin huyện Đăk Tô cho biết: Chính quyền địa phương luôn quan tâm đến việc bảo tồn, gìn giữ món bánh củ mì của người Xơ Teng. Hiện tại, chúng tôi đã lên kế hoạch cụ thể trong việc tập hợp các nghệ nhân, già làng và những người nắm rõ cách chế biến món bánh củ mì để có thể hướng dẫn cho thế hệ trẻ. Mặt khác, chúng tôi cũng mang món ăn đặc sản này tham gia các chương trình, hoạt động về văn hóa truyền thống. Qua đó, để giới thiệu với du khách xa gần và góp phần làm tăng thêm niềm tự hào của người Xơ Teng về món bánh củ mì truyền thống của dân tộc mình, để họ tiếp tục gìn giữ và phát huy giá trị tốt đẹp.

Tại Hội báo Xuân Nhâm Dần 2022, du khách thích thú chụp hình cùng các nghệ nhân và những mẻ bánh củ mì. Ảnh: TT

 

Tại Hội báo Xuân Nhâm Dần 2022, chỉ khoảng 20 phút kể từ khi bắt đầu, những mẻ bánh được chị Y Thảo và U Thị Bích Hiền chuẩn bị đã vơi đi quá nửa. Mọi người đi qua đều đổ dồn những ánh mắt tò mò, thích thú trước từng chiếc bánh vuông vắn, được gói thủ công bằng đôi tay mềm mại của người phụ nữ Xơ Teng.

“Những nét mặt hài lòng, cái gật đầu tấm tắc, cái bắt tay trìu mến của du khách sau khi thưởng thức món bánh củ mì thực sự làm tôi rất vui. Phần vì món bánh do tự tay chúng tôi làm đều được mọi người công nhận. Phần vì chúng tôi có thể mang nét văn hoá của dân tộc mình đến với cộng đồng để mọi người biết đến” – chị U Thị Bích Hiền vui vẻ bộc bạch.

Người ta thường nói, văn hóa ẩm thực là một phần trong nét đẹp con người. Và có lẽ đối với người Xơ Teng cũng vậy, mỗi món ăn truyền thống đều mang trong nó sự mộc mạc, chân chất, giản dị nhưng cũng đầy sáng tạo, tinh tế – như món bánh củ mì này.

TẤT THÀNH

   

Các tin khác

  • Tết ấm của người Tày nơi miền biên
  • Giữ nhịp xòe Thái đen nơi vùng biên
  • Nghệ nhân ưu tú nặng lòng với cồng chiêng
  • Gìn giữ và bảo tồn nhạc cụ truyền thống
  • Thơm ngon món lá mì của người Xơ Đăng
  • Nghệ nhân đam mê sáng tác nhạc truyền thống
  • Giữ điệu then, đàn tính nơi miền biên
  • Nghệ nhân tâm huyết với cồng chiêng
  • Độc đáo nhà rông làng Kon Rôn
  • Nữ nghệ nhân dân gian ở làng Kon Bỉ
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Góp sức xây dựng quê hương Kon Tum
  • Người con ưu tú của dân tộc Giẻ Triêng
  • Khai mạc Giải Dù lượn Kon Tum mở rộng “Khám phá đại ngàn - Sa Thầy 2023”
  • Nỗ lực bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống
  • Tự hào truyền thống, vững bước đi lên
  • Kon Tum vinh dự đoạt 2 Giải Búa liềm vàng lần thứ VII năm 2022
  • Khơi dậy sức mạnh nội sinh
  • Kon Tum- Hành trình 110 năm - Bài 3: Ánh sáng niềm tin

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Sắc xuân Kon Tum
  • Chuyện người cán bộ “hai vai”
  • Chùm ảnh: Lễ Mở cửa kho lúa của người Rơ Măm
  • Chùm ảnh: Măng Đen thu hút du khách dịp Tết Nguyên đán

Đất & Người Kon Tum

  • Tết ấm của người Tày nơi miền biên
  • Năm 2012, hàng chục hộ người Tày đã đến xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai làm kinh tế mới. Giờ đây, đời sống của họ đã ổn định, cùng nhau đón một cái Tết ấm trên quê hương mới.
  • Giữ nhịp xòe Thái đen nơi vùng biên
  • Nghệ nhân ưu tú nặng lòng với cồng chiêng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by