• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Đất & Người Kon Tum

Độc đáo kho lúa và chiếc hòm của người Giẻ Triêng ở Đăk Blô

14/02/2020 13:15

Dân tộc Giẻ Triêng là một trong những dân tộc tại chỗ chiếm đa số ở huyện Đăk Glei nói chung và xã Đăk Blô nói riêng. Dân tộc Giẻ Triêng có nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc được lưu giữ bao đời nay. Trong đó, kho lúa cất giữ lương thực và chiếc hòm là vật thể mang đậm văn hóa tâm linh.

Ấn tượng kho lúa

Từ bao đời nay, người Giẻ Triêng sống dưới chân núi Nồi Cơm (xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei) đã biết làm lúa nước. Lúa là nguồn lương thực chính nên họ rất quý trọng. Vì vậy, việc cất giữ lương thực cũng được người Giẻ Triêng nơi đây làm theo cách riêng của mình - làm kho cất giữ ở bên khu ruộng.

Kho lúa được lợp tranh, bốn vách được đan bằng nứa hoặc làm bằng gỗ chắc chắn, không hề rơi vãi lúa ra ngoài. Kho có 4 hoặc 6 trụ được chọn loại gỗ rất chắc và được đẽo gọt công phu, mối mọt khó phá hỏng. Kho lúa có một cửa duy nhất được làm bằng ván, dưới các trụ của kho lúa thường có các vòng tròn lớn nhằm hạn chế chuột tiếp cận kho lúa. Kho lúa nằm tách biệt với làng nhưng gần các đồng ruộng, rẫy lúa, khi thu hoạch người dân mang lúa đổ luôn vào kho (không phơi khô sau khi thu hoạch như người Kinh, không mang lúa về nhà mà chỉ mang một ít về đủ để làm lễ mừng lúa mới). Điều đáng nói là các kho lúa nằm tách biệt với làng nhưng không bao giờ bị mất trộm, kho lúa của nhà nào nhà đó dùng.

Kho lúa của người Giẻ Triêng tại Đăk Blô trước đây được lợp bằng tranh, nhưng nay gần như đều được lợp tôn thay thế và lợp rất cẩn thận, không bao giờ để bị mưa dột. “Nhà ở có thể bị mưa dột chứ kho lúa thì không bao giờ” - ông A Ngỗi nguyên Bí thư Đảng ủy xã Đăk Blô khẳng định.

Với người Giẻ Triêng, kho lúa không chỉ có giá trị về mặt vật chất mà cả về mặt tinh thần. Bởi kho lúa là nơi cất giữ nguồn lương thực chính mang lại nguồn sống cho họ bao đời nay trên mảnh đất này. Sự tích núi Nồi Cơm cũng xuất phát từ hạt gạo nơi này.

Kho lúa mới. Ảnh: PN - NL

 

Người Giẻ Triêng có luật tục rất khắt khe, ai trộm cắp bị làng phạt rất nặng và nếu tái diễn sẽ bị đuổi ra khỏi làng (bị đuổi ra khỏi làng là một trong những hình phạt nặng nhất của người Giẻ Triêng). Xung quanh kho lúa luôn được phát quang thoáng mát, và dưới kho lúa luôn được quét dọn sạch sẽ, khô ráo, có khi sạch hơn nhà ở của họ.

Khi được hỏi sao không làm kho lúa gần nhà để tiện trong việc lấy lúa giã gạo mà để ngoài rẫy, già làng A Níc - làng Ping Lang (xã Đăk Blô) bộc bạch: “Để ở ngoài an tâm cái bụng hơn là để ở nhà, nếu có điều xấu xảy ra như cháy nhà thì vẫn còn lúa để ăn, chứ để lúa ở gần nhà, cháy nhà, là cháy lúa luôn, hết lúa nhà mình đói mà chết thôi”. Đây có thể là lý do chính mà người Giẻ Triêng không bao giờ cất lúa tại nhà. Khi nào nhà hết gạo họ mới ra kho gùi lúa về giã gạo ăn dần.

Khi họ gặt xong lúa được cất giữ hết vào kho, sau đó họ sẽ mổ gà, heo cúng thần lúa, trước khi lấy lúa về nhà ăn, khi chưa làm lễ mừng lúa mới cúng thần thì không được lấy lúa ra từ kho.

Có một điều rất lạ là người Giẻ Triêng luôn để lúa chín thật kỹ, gặt xong là đổ vào kho luôn không hề phơi thêm nắng. Vì các kho lúa luôn nằm ở vị trí thoáng mát, bốn bên là vách nứa hoặc ván có lỗ nhỏ thoáng khí nên lúa không phơi nhưng cũng không hề hư hay ẩm mốc.

Độc đáo chiếc hòm (Puộc)

Không biết tự bao giờ, chiếc hòm (theo tiếng Giẻ Triêng gọi Puộc) là một vật thể mang đậm văn hóa tâm linh bên chân núi Nồi Cơm.

Chiếc hòm được đặt dưới kho lúa của mỗi gia đình và gia đình có bao nhiêu người thì được đẽo bấy nhiêu chiếc hòm. Người lớn thì được đẽo tương ứng với chiếc hòm lớn, trẻ em thì tương ứng với chiếc hòm nhỏ.

Chiếc hòm được làm từ gỗ nguyên khối xẻ ra làm 2 phần (phần hòm và phần nắp hòm), cả 2 được đục đẽo cẩn thận. Hai đầu mỗi chiếc hòm và nắp hòm được đẽo thêm cục gỗ nhỏ dùng để cầm, khiêng. Phần nắp đậy của chiếc hòm cũng được làm tương tự phần hòm nhưng được cắt mỏng hơn.

Người Giẻ Triêng dưới chân núi Nồi Cơm bao đời nay quan niệm rằng, mỗi người đều có phần thể xác và linh hồn nhưng khi chết đi thì linh hồn của họ sẽ trở thành hồn ma. Tuy đang sống nhưng họ vẫn quan niệm mỗi người đều có hồn ma riêng. Do đó, họ làm những chiếc hòm đặt dưới kho lúa để hồn ma của chính mình trú ngụ, không lang thang quấy rối, không quấy phá gia đình, người thân của họ. Ngoài việc bảo vệ gia đình mình, chiếc hòm còn có nhiệm vụ bảo vệ kho lúa không bị mất trộm, không bị kẻ xấu phá hoại, đồng thời giúp mỗi gia đình luôn có mùa màng bội thu, các thành viên trong gia đình luôn khỏe mạnh, đùm bọc yêu thương, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau.

Chiếc hòm (Puộc) luôn hiện hữu dưới các kho lúa của người Giẻ Triêng. Ảnh: PN - NL

 

Để làm những chiếc hòm cho gia đình, họ phải vào rừng chọn những cây gỗ chắc và nhờ thanh niên trai tráng của làng chuyển gỗ về. Trước khi hoàn thành và đặt những chiếc hòm dưới các kho lúa, gia đình sẽ làm một lễ nhỏ để cúng thần linh, vật phẩm để cúng thường là heo. Trong trường hợp chiếc hòm bị hư hỏng thì sẽ được làm mới bổ sung, khi đó, họ cũng phải làm lễ cúng, nhưng đơn giản hơn, vật phẩm để cúng thường là một con gà trống. Trong buổi lễ, họ mời bà con, dòng tộc đến chung vui ăn nếp, thịt nướng và uống rượu cần.

“Phong tục này nay chỉ còn giữ tại thôn Pêng Lang và một vài hộ gia đình tại thôn Đăk Book (xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei) còn lưu truyền với hy vọng con cháu chúng tôi tiếp tục lưu giữ và phát huy những mặt ưu điểm của phong tục này, và xem đây là một phần văn hóa tâm linh của người Giẻ Triêng còn giá trị đến ngày nay” - A Tôn già làng thôn Pêng Lang chia sẻ.

Vì vậy phong tục về chiếc hòm dưới mỗi kho lúa của người Giẻ Triêng được xem là một nét văn hóa truyền thống tâm linh quan trọng trong đời sống hàng ngày. Đây cũng là bản sắc riêng của dân tộc Giẻ Triêng ở dưới chân núi Nồi Cơm.

PN - NL

   

Các tin khác

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Suối Đăk Lôi níu chân du khách
  • Người dành trọn đời cho thổ cẩm
  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Kon Rẫy: Vùng đất giàu nét đẹp văn hóa, lịch sử
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by