• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Sơ kết 1 năm học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh    Lãnh đạo tỉnh tiếp Tổng lãnh sự Hà Lan tại Thành phố Hồ Chí Minh    Giao lưu người có uy tín trong đồng bào DTTS dọc tuyến biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia    Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam    Tập trung triển khai các giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội   

Đất & Người Kon Tum

Đội trưởng đội chiêng nữ đam mê văn hóa dân gian

21/12/2021 13:01

Đối với nghệ nhân Y Thun (69 tuổi) ở làng Đăk Rơ Chót (xã Đăk La, huyện Đăk Hà), cồng chiêng và các giá trị văn hóa của dân tộc Ba Na đã ăn sâu vào tiềm thức, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu. Dù đã cao tuổi nhưng nữ nghệ nhân Y Thun vẫn dành nhiều thời gian để tập chiêng, dệt thổ cẩm, xem đó là niềm vui hàng ngày.

Chúng tôi đến nhà gặp nghệ nhân Y Thun khi bà vừa đi làm rẫy về. Biết chúng tôi muốn tìm hiểu về văn hóa truyền thống, bà Y Thun rất hào hứng.Được sinh ra trong ngôi làng có truyền thống về văn hóa, nhất là về cồng chiêng, âm nhạc dân gian, nên tuổi thơ của nghệ nhân Y Thun được tiếp xúc với nhiều nghệ nhân giỏi, từ đó hun đúc thêm niềm đam mê của bà với văn hóa truyền thống.

Nghệ nhân Y Thun cho biết, từ năm 13 tuổi bà đã được học múa xoang, rồi học thêm chiêng. Đến năm 16 tuổi, nghệ nhân Y Thun đã thành thạo các động tác đánh chiêng cơ bản và tự tay dệt vải may áo.

Từ khi còn nhỏ, để học nhanh, nhớ kỹ, mỗi dịp lễ hội, bà cùng bạn bè của mình chăm chú theo dõi các già làng trình diễn cồng chiêng, múa xoang, dệt thổ cẩm; cuối buổi lại được các già làng gọi lại chỉ dạy và thực hành ngay tại chỗ. Cứ thế, theo thời gian, những kỹ năng dần hình thành một cách tự nhiên, không cần phải tổ chức lớp học như bây giờ.

Nghệ nhân Y Thun cùng các thành viên trong đội chiêng nữ tập luyện. Ảnh: H.T

 

Hiện tại nghệ nhân Y Thun là đội trưởng đội chiêng nữ của làng Đăk Rơ Chót. Theo nghệ nhân Y Thun, từ thời xa xưa, tại làng đã có một đội chiêng nữ nổi tiếng cả vùng, nhưng theo thời gian không có ai kế tục đã dần mai một. Đã một thời gian dài, đàn bà trong làng chỉ múa xoang trong đội chiêng, nhiều lần đi biểu diễn, chị em thấy đàn ông đánh chiêng nên rất thích, cũng muốn đánh chiêng. Năm 2003, được các già làng khuyến khích bà Y Thun đã vận động thành lập được đội chiêng nữ gồm 13 người. Vì được sự tín nhiệm của mọi người nên Y Thun giữ vị trí đội trưởng đội chiêng nữ và là trung tâm đoàn kết của toàn đội.

Nghệ nhân Y Thun chia sẻ: “Lúc được phân công giữ vai trò đội trưởng đội chiêng, tôi cũng lo lắm, vì lúc ấy khả năng đánh chiêng của tôi cũng không nhỉnh hơn các thành viên khác là bao. Nhưng được mọi người động viên, tôi đã huy động các thành viên tích cực tập luyện và bản thân tôi cũng không ngừng cố gắng nên từ đó, tay chiêng của tôi cũng ngày càng thành thạo hơn”.

Những ngày đầu mới thành lập đội chiêng nữ, sau những lúc lên rẫy nghệ nhân Y Thun phải đến từng nhà thành viên trong đội để vận động, kêu gọi mọi người đến nhà rông tập luyện. Ban đầu được các nghệ nhân nam thạo nghề trong làng chỉ dạy, dần dần đội chiêng nữ tự tập với nhau và thuần thục hầu hết các bài chiêng truyền thống như Mừng lúa mới, Lễ nước giọt... Mỗi lần trong thôn có lễ hội, sự kiện gì, nghệ nhân Y Thun lại lên kế hoạch và tập trung các thành viên lại để tập luyện. Ngoài biểu diễn trong thôn, đội chiêng nữ cũng đã cùng đội chiêng nam biểu diễn nhiều tiết mục đặc sắc ở các sự kiện lớn, nhỏ tại địa phương.

Ngoài đam mê đánh chiêng, nghệ nhân Y Thun còn biết dệt thổ cẩm từ năm 12 tuổi. Được mẹ truyền lại nghề truyền thống của gia đình, mỗi lần ngồi vào khung cửi, bà Y Thun như được sống lại với kỉ niệm ngày xưa, càng dệt càng hăng say và quên cả giờ giấc. Theo nghệ nhân Y Thun, bà dệt thổ cẩm không phải để bán mà chủ yếu để lưu giữ nghề cho con cháu, dệt áo quần cho chồng, cho con. Mặc dù luôn bận rộn với công việc ruộng rẫy, trông cháu nhưng mỗi khi có thời gian rảnh là bà lại miệt mài với khung cửi, xem đó là niềm vui hàng ngày.

Những lúc rảnh rỗi, nghệ nhân Y Thun lại tìm đến khung dệt. Ảnh: H.T

 

“Mỗi khi nhìn thấy bà con trong làng cùng nhau mặc những tấm vải thổ cẩm truyền thống của dân tộc, tôi cảm thấy tình cảm gần gũi và ấm áp hơn. Thổ cẩm của người Ba Na cũng rất đặc sắc bởi hoa văn nên trước đây cũng được rất nhiều người ưa chuộng. Hiện tại thì văn hóa mặc đồ thổ cẩm, truyền thống cũng dần bị mai một theo thời gian”- nghệ nhân Y Thun chia sẻ.

Hiện nay, ngoài công việc của gia đình, mỗi khi trong làng có lễ hội gì, nghệ nhân Y Thun lại cùng các già làng, các nghệ nhân nam trong làng tổ chức các tiết mục. Đối với bà, đó vừa là niềm đam mê, vừa góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình trong cuộc sống hiện đại.

Nhận xét về nghệ nhân A Thun, nghệ nhân A Đông – một người đa tài, nhiệt huyết với âm nhạc truyền thống của làng Đăk Rơ Chót cho biết: Nghệ nhân Y Thun là một người trách nhiệm, tích cực cùng các nghệ nhân khác trực tiếp truyền dạy kỹ năng sử dụng cồng chiêng, các bài chiêng thông dụng, các điệu múa xoang truyền thống trong mỗi dịp lễ hội. Bằng tình yêu và niềm đam mê của mình với văn hóa dân tộc, nghệ nhân Y Thun đã và đang góp công sức, tâm huyết của mình vào việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.

Điều nghệ nhân Y Thun trăn trở là, hiện nay các thành viên trong đội đã cao tuổi, không thể đi biểu diễn và tập luyện như trước. Thế hệ trẻ của làng thì không có ai tiếp nối, mải mưu sinh và không còn mặn mà với văn hóa truyền thống. Mặt khác hiện tại số chiêng tại làng không còn nhiều, mỗi lần có lễ hội cần biểu diễn phải đi mượn khắp xóm mới đủ một bộ chiêng, gây khó khăn trong việc tập luyện và biểu diễn. Muốn truyền dạy cho trẻ em trong làng, các nghệ nhân lớn tuổi phải đến từng nhà vận động, mượn từng chiếc chiêng.

Chia tay nghệ nhân Y Thun, chúng tôi hi vọng với niềm đam mê văn hóa truyền thống, nghệ nhân Y Thun sẽ tiếp lửa niềm đam mê văn hóa dân gian của thế hệ con cháu trong làng  để những giá trị văn hóa truyền thống của người DTTS nơi đây không bị mai một.

HOÀNG THANH

   

Các tin khác

  • Vang mãi tiếng rèn
  • Hành trình lên đỉnh núi Chư Mom Ray
  • Người Brâu giữ gìn văn hóa truyền thống
  • Dây mây trong đan lát
  • "Trái tim xanh" lộng gió
  • Chèo thuyền SUP ở Làng du lịch cộng đồng Kon K'tu
  • Người đẽo tượng ở làng O
  • Khéo tay hay đan
  • Vợ chồng nghệ nhân đam mê đan lát
  • Thác Y Hai - điểm đến hấp dẫn
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Triển khai nhiệm vụ diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh năm 2022
  • Huyện ủy Đăk Tô trao Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng đợt 19/5
  • Sơ kết 1 năm học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
  • Tín hiệu tích cực trong phục hồi và phát triển kinh tế
  • Giá của an toàn lao động
  • Lại chuyện bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh
  • Huyện ủy Đăk Glei tổ chức trao Huy hiệu Đảng đợt 19/5
  • Sáng tạo của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc thuộc địa

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Ấn tượng hành trình “Về miền Quốc bảo”
  • Đổi thay từ Cuộc vận động
  • Chùm ảnh: Mãn nhãn với Hội thi Cồng chiêng - xoang ở huyện Kon Plông
  • Độc lạ ẩm thực của người Xơ Đăng

Đất & Người Kon Tum

  • Vang mãi tiếng rèn
  • Nhiều năm qua, ở làng Chung Tam (xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông) luôn vang lên những tiếng boong boong. Đó là tiếng phát ra từ nhà ông A Um (56 tuổi). Người dân xã Măng Ri gọi ông A Um là một thợ rèn “chính hiệu” bởi ông luôn kế thừa những kỹ năng, kinh nghiệm từ cha mình để rèn ra những lưỡi cuốc, lưỡi rựa… sắc và bền.
  • Hành trình lên đỉnh núi Chư Mom Ray
  • Người Brâu giữ gìn văn hóa truyền thống
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 345/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 29/6/2016
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by