• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật    Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Đất & Người Kon Tum

Già làng A Huynh “giữ lửa” nghề đan lát truyền thống

28/08/2018 13:05

​Với sự cần cù, khéo léo của mình, già làng A Huynh ở làng Kon Slạc, thôn 12, xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy đã “thổi hồn” vào mây, tre, nứa để tạo ra những sản phẩm đan lát mang đậm dấu ấn văn hóa của dân tộc mình và đầy tiện ích trong cuộc sống.

Nhìn đăm chiêu về phía bên kia Quốc lộ 24 đoạn qua làng Kon Slạc là cánh đồng lúa vừa mới bị trận mưa lớn tràn ngập hôm qua, già làng A Huynh sinh năm 1954, dân tộc Ba Na tâm sự: Già sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này đã 64 mùa lúa rồi, nhưng chưa thấy năm nào như năm nay mưa to và kéo dài đến thế. Với tuổi thơ chìm trong bom mìn lửa đạn, nên già không được học cái chữ. Vì vậy, nghề đan lát truyền thống của dân tộc Việt Nam nói chung và dân tộc Ba Na nói riêng là môn học đầu tiên của đời già đó.

Từ khi tuổi lên 3 lên 4, già đã được người cha của mình cho lên rẫy để bẫy con chim, con thú trong rừng, rồi sau đó học đan cái rổ, cái rá đựng rau măng rừng, tiếp theo khó hơn là đan cái gùi cõng củi, cõng lúa…

Già làng A Huynh rất giởi về đan lát

 

Nhìn già làng A Huynh đan lát, chúng tôi thấy đôi tay của già vẫn nhanh thoăn thoắt, thành thạo từng đường đan và trong từng công đoạn, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu cho đến khâu cuối cùng thành sản phẩm.

Nguyên liệu dùng trong đan lát thường được già khai thác từ thiên nhiên ở rừng và rẫy như: tre, nứa, lồ ô…hoặc các loại dây leo như: mây, cói, dây rừng…. Ngoài ra, già còn sử dụng các loại vỏ cây mềm nhưng có độ dai rất tốt để làm đế hoặc dây quai cho sản phẩm.

“Để hoàn thành được một chiếc gùi có hoa văn độc đáo đòi hỏi người đan phải tốn ít nhất 2 ngày, còn đan gùi thông thường thì chỉ 1 ngày là xong và bán được từ 150-450 ngàn đồng/chiếc, tùy theo từng loại. Đối với một cái rổ, cái rá thì chỉ đan khoảng 2- 3 tiếng đồng hồ, lúc nào rảnh rỗi thì già đan, giá bán khoảng từ 20-25 ngàn đồng/cái, cũng tùy theo loại” - già làng A Huynh cho biết.

Chị Nguyễn Thị Hòa – Bí thư Chi bộ thôn 12, xã Đăk Ruồng nói: Già làng A Huynh rất giỏi về đan lát. Sản phẩm già đan rất đẹp bởi kiểu dáng và hoa văn trên từng sản phẩm rất tinh xảo và độc đáo của dân tộc Ba Na. Có lẽ nhờ sự khác biệt ấy, già đã trở thành một địa chỉ quen thuộc mỗi khi người dân ở các xã: Đăk Pne, Đăk Tờ Lung, Đăk Tờ Re... có nhu cầu đặt mua sản phẩm đan lát của già về dùng.

Tâm sự với chúng tôi, già làng A Huynh cho biết:  Già luôn vận động bà con nên tận dụng cây nứa, cây tre, cây lồ ô quanh rẫy nhà mình để chẻ ra làm nguyên liệu, sau đó già sẽ đến tận từng nhà truyền đạt lại cách đan lát đồ dùng phục vụ sinh hoạt cho gia đình. Nhờ đó, đến nay, trong làng đã có các ông như: A Tú, A Tranh ngoài 50 tuổi và nhiều thanh niên khác nữa như anh A Trường, chị Y Loan... cũng đan lát giỏi rồi.

Sản phẩm đan lát của già làng A Huynh làm ra chủ yếu đem bán cho các chị em trong làng và các làng lân cận, nên giá cả chưa ổn định.

Già làng A Huynh rất mong muốn, trong thời gian tới, các cấp, các ngành ở địa phương quan tâm, hỗ trợ để có thể duy trì và phát triển nghề đan lát truyền thống, giúp già cũng như bà con dân làng nâng cao thu nhập và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Bài và ảnh: Trần Văn Phúc

   

Các tin khác

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Kon Rẫy: Vùng đất giàu nét đẹp văn hóa, lịch sử
  • Người giữ gìn nghề dệt thổ cẩm ở thôn Đăk Niêng
  • Tâm huyết giữ nghề truyền thống
  • Giữ hồn thiêng nơi đại ngàn
  • A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng
  • Người Mường tích cực gìn giữ bản sắc văn hóa
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Kết thúc hoạt động các hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện cấp huyện trước ngày 30/6
  • Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật
  • Thành lập tổ công tác phối hợp điều tra, làm rõ vụ phá rừng ở Ia H’Drai
  • 5/10 huyện, thành phố xếp loại Trung bình về chuyển đổi số năm 2024
  • Sở GD&ĐT đối thoại với học sinh THPT trên địa bàn tỉnh
  • Đăk Glei: Xe tự lật một người chết và một người bị thương nặng
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức về nguồn tại khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy
  • Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Trương Thị Linh thăm và trao nhà Đại đoàn kết tại xã Ngọc Linh

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by