• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình tặng cờ Tổ quốc tại huyện Ngọc Hồi    Chương trình cà phê doanh nghiệp, doanh nhân tháng 3    Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu làm rõ nguyên nhân vụ cháy rừng trồng tại xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy    UBND tỉnh Kon Tum tiếp, làm việc với Đoàn Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm, chúc mừng Hội LHPN tỉnh nhân dịp 8/3   

Đất & Người Kon Tum

Lạ lẫm tục bôi tiết của người Xơ Đrá

21/02/2017 10:04

Khi mua bất cứ một tài sản nào có giá trị hay trong gia đình có người thi đậu đại học, làm việc thành tài… người Xơ Đrá - một nhánh của người Xê Đăng đều tiến hành tục bôi tiết để “rửa”, báo với Yàng, cầu xin Yàng đem đến những điều tốt lành.

Trong một chuyến công tác tại xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà, khi chúng tôi hỏi về tục “bôi tiết” của người Xơ Đrá, anh U Rớp – Cán bộ văn hóa thông tin xã liền dẫn chúng tôi đến gia đình anh U Ôn ở làng Kon Rôn – người mới bôi tiết gà rửa chiếc ti vi.

Vừa lau bụi trên chiếc ti vi mới, anh Ôn vừa nói: Vết máu khô rồi nên giờ không nhìn thấy nữa đâu.

Theo lời anh Ôn, từ trước đến nay, khi sắm được bất kì một vật dụng gì mới (có giá trị), gia đình anh đều làm lễ bôi tiết gà. Và chiếc ti vi cũng vậy, gia đình anh đã tiến hành làm lễ này trước khi đưa vào sử dụng.

Anh U Ôn khoe chiếc ti vi đã được bôi tiết gà trước khi sử dụng. Ảnh: BA

 

Anh Ôn kể rằng, lễ bôi tiết diễn ra khá đơn giản. Tùy các sự việc mà gia chủ có thể bôi tiết gà, heo hoặc dê. Lần này, khi có ý định đi mua ti vi, gia đình anh đã “nhắm” ngày tốt rồi bắt một con gà (có thể là gà trống hoặc gà mái) và chuẩn bị rượu ghè để sẵn. Khi mua về, anh liền lấy một ống lồ ô, cắt tiết gà và một ít rượu đổ vào đó và lắc đều lên. Sau đó, đặt ghè rượu ở giữa nhà rồi khấn Yàng ban cho sức khỏe, đồ vật dùng được bền bỉ, không bị hỏng hóc.

Sau khi khấn xong, anh lấy phần rượu tiết chấm vào một góc của ti vi rồi cả gia đình cùng tụ họp, tổ chức ăn, uống rượu cần. “Mình cũng không biết tục này có từ bao giờ, chỉ biết rằng cha mẹ truyền lại nên làm theo. Ở làng mình, bất kể gia đình nào sắm được vật gì giá trị cũng đều làm lễ này cả. Ai mua đồ mà không làm lễ này thì tâm sẽ rất bất an, lo lắng vì Yàng không phù hộ, đồ vật sẽ rất mau hỏng” – anh Ôn cho hay.

Đến bây giờ anh U Rớp vẫn nhớ như in cái ngày làm lễ bôi tiết bằng đại học của mình. Có bằng đại học là việc trọng đại, là niềm vui của cả gia đình và dân làng nên gia đình anh U Rớp chuẩn bị 1 con heo, 1 con dê và rượu ghè để làm lễ.

Tương tự như gà, tiết heo, tiết dê và một ít rượu ghè được cho vào ống lồ ô, khuấy đều lên rồi để giữa nhà bên cạnh rượu ghè. Nhà anh Rớp xâu gan heo, gan dê vào 2 thanh tre đã được vót nhọn (số gan heo được cắt thành 5 hoặc 7 hoặc 9 miếng, không được cắt thành miếng chẵn); rót rượu vào ly rồi để gan, rượu lên bàn thờ.

“Chuẩn bị xong xuôi, tôi mới đứng trước nhà rồi khấn, báo với Yàng rằng mình đã nhận được bằng đại học; cảm ơn Yàng, cầu xin Yàng giúp cho công việc được thuận lợi…” – anh Rớp kể.

Sau khi khấn xong, anh Rớp bắt đầu lấy tiết heo, tiết dê chấm lên trên tấm bằng rồi chấm lên trán, ngực trái (vị trí trái tim), tai. Vừa làm động tác, anh Rớp vừa khấn với Yang. “Làm lễ xong, mình mới mời mọi người đến ăn uống, vui chơi. Vết máu trên trán, trên tai mình cứ để nguyên đấy, hết ngày thì tắm rửa sạch sẽ” – anh Rớp kể.

Tương tự ở Đăk Hà, người Xơ Đrá ở xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy vẫn giữ tục bôi máu. Ông A Ek, 61 tuổi, ở làng Kon Rơ Nu nói rằng, chẳng biết tục này có từ bao giờ, chỉ biết rằng, được cha ông truyền lại nên ông cũng đã giữ gìn và làm theo.

Không chỉ bôi máu gà cho các vật dụng mới mua, người thành tài… ở đây, người dân còn bôi máu gà cho những đám rẫy của mình. Ông Ek nói rằng, thông thường, sau khi đi phát rẫy, người dân sẽ rắc tiết gà quanh rẫy của mình để xua đuổi, không cho ma quỷ vào rẫy. Hoặc khi phát, họ sẽ để lại 1 cây trong rẫy, bôi máu gà lên trên thân cây để đánh dấu. “Khi nhìn thấy máu, ma xấu sẽ không vào rẫy để quấy phá nữa, đám rẫy mới phát triển tốt được” – già Ek nói.

Dù chỉ mang tính chất hộ gia đình nhưng tục bôi máu đồ mới, để xua đuổi ma quỷ được người Xơ Đrá xem là một trong những nét văn hóa độc đáo, đặc trưng. “Ngoài lễ hội ăn mừng lúa mới, lễ cúng máng nước, tục bôi máu đã góp phần làm phong phú thêm văn hóa của dân tộc mình” – anh U Rớp chia sẻ. 

Bình An 

   

Các tin khác

  • Nghệ nhân nặng lòng với văn hóa dân gian
  • Lớp học đàn t’rưng bên cầu Kon Klor
  • Truyền lửa đam mê nhạc cụ dân tộc
  • Miệt mài giữ nhịp cồng chiêng
  • Những thanh niên dân tộc thiểu số dám nghĩ, dám làm
  • Tết ấm của người Tày nơi miền biên
  • Giữ nhịp xòe Thái đen nơi vùng biên
  • Nghệ nhân ưu tú nặng lòng với cồng chiêng
  • Gìn giữ và bảo tồn nhạc cụ truyền thống
  • Thơm ngon món lá mì của người Xơ Đăng
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Nâng cao chất lượng chất vấn và trả lời chất vấn về 2 lĩnh vực Tòa án và Kiểm sát
  • Hạnh phúc là gì?
  • Công bố Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ
  • Lễ chuyển giao và tiếp nhận tổ chức đảng, đảng viên Đảng bộ BIDV - Chi nhánh Kon Tum
  • Cần xử lý tình trạng vứt rác bừa bãi trên Quốc lộ 14
  • Hạnh phúc ở đâu?
  • Lắng nghe và đồng hành
  • Đôi điều suy nghĩ nhân Ngày Quốc tế hạnh phúc

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Đam mê với sản phẩm OCOP
  • Chùm ảnh: Người Gia Rai gìn giữ nghề dệt truyền thống
  • Trồng dâu tây trên đỉnh Đăk Chum I
  • Chùm ảnh: Phụ nữ Ba Na bên sông Đăk Bla

Đất & Người Kon Tum

  • Nghệ nhân nặng lòng với văn hóa dân gian
  • Người dân thôn Kon Sờ Lạc 2 (xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy) yêu quý và kính trọng nghệ nhân Y Gar (64 tuổi) bởi bà không chỉ là một người có uy tín tại địa phương mà còn rất tâm huyết trong gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Ba Na (nhánh Jơ Lâng).
  • Lớp học đàn t’rưng bên cầu Kon Klor
  • Truyền lửa đam mê nhạc cụ dân tộc
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by