• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Đất & Người Kon Tum

Rượu cần men lá của người Brâu

04/05/2021 13:11

Không như một số DTTS làm men chỉ đơn giản từ một vài loại lá rừng, men rượu cần của người Brâu là sự kết hợp hài hòa trên mười loại cây với các bộ phận thân, lá, rễ, củ khác nhau; cho ra thứ nước cốt thơm cay, nồng đượm.

Vì đặc trưng men lá, nên rượu cần của người Brâu nồng đượm, thơm ngon, mang hương vị rất riêng. Nhờ tổng hợp nhiều loại cây lá, mỗi loại có đặc tính, công dụng khác nhau nên rượu cần men lá của người Brâu có tác dụng tiêu hóa tốt, trợ lực, bồi bổ sức khỏe.

Các loại cây lá rừng để làm men rượu cần. Ảnh: N.H

 

Thuộc thế hệ 7X ở làng Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi) nhưng đã có “tay nghề” làm rượu cần men lá được người làng tín nhiệm, chị Y Nóp chia sẻ: Để làm ra ghè rượu ưng ý, ngoài nguyên liệu chính là nếp rẫy của bà con, yếu tố quan trọng nhất là men phải “ngon”. Men “ngon” là men được làm đúng “truyền thống” của người Brâu. Đã biết làm rượu cần, thì không riêng Y Nóp mà bất cứ chị em nào cũng “rành” các loại thân, lá, củ, rễ cây rừng để làm men rượu. Trong số trên 10 loại cây cần thiết và thông dụng này, các loại có vị ngọt có thể kể đến là thân cây đa bờ la, cây đụng đung, cây tác tờ rác (dạng dây). Cây vị đắng gồm hờ vắc, chờ ia ăng… Bên cạnh đó, còn có vỏ cây dác, cây pờ em, năng van, ca xôm… loại lấy rễ, loại cho củ. Mỗi loại một vị, một hương, song tất cả được hòa trộn làm thành men lá độc đáo. Sau này, những người phụ nữ Brâu dùng thêm cả mía (cây ka dao) để bổ sung nguyên liệu làm men rượu. Đặc biệt, theo tín ngưỡng của dân tộc, để đảm bảo tính “kiêng” cho men rượu được tốt, không thể thiếu loại cây chiết ta chuyên trị “trừ tà” ...

Cách làm men rượu của người Brâu đơn giản là lấy các loại dây, thân, rễ, vỏ (có loại được cạo vỏ) rửa sạch, trộn chung với gạo sạch, bỏ vào cối gỗ giã nhuyễn, trộn thêm ít nước thành bột dẻo mịn. Dùng tay nặn hỗn hợp này thành từng quả men nhỏ như hình quả mận (quả roi) hay hình chiếc cốc nhỏ úp ngược, sau đó đem phơi (thường là phơi trên gác bếp). Để bảo quản được lâu, quả men đã khô được bỏ vào ống lồ ô, hoặc xỏ bằng dây, treo nơi gác bếp. Lâu ngày, men đậm màu bồ hóng, có thể dùng ít nhất  trong dăm ba tháng, có khi đến cả năm.

Trộn nếp và trấu. Ảnh: NH

 

Có men “như ý”, chị em dễ dàng bắt tay vào ủ rượu cần. Theo chị Y Phoong ở làng Đăk Mế: Cách làm cụ thể là lấy lượng nếp cần thiết, trộn với trấu theo tỷ lệ 50-50, rồi rửa sạch, sau đó đem nấu chín, bới ra nia. Để “cơm trấu” nguội bớt, còn âm ấm thì rắc men rượu đã giã nhuyễn, rây mịn vào, trộn đều. Đáng lưu ý, nếp và trấu đã trộn men được bỏ trong nia (hoặc thúng), đậy kín bằng một loại lá rừng (lá tang) trong một ngày cho dậy mùi thơm, sau đó mới đựng vào ghè và bịt kín. Rượu cần ủ 5 ngày có thể mang ra dùng. Ghè rượu để nguyên sau vài tháng vẫn còn ngon, không bị hư hỏng.

Với “thương hiệu” lâu đời, gần đây, rượu cần men lá của người Brâu làng Đăk Mế đã được xã Pờ Y chọn làm sản phẩm OCOP. Theo đó, 10 thành viên được tập hợp trong tổ hợp tác chuyên sản xuất, cung ứng rượu cần men lá. Sản phẩm đã được chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh trong đợt xét chọn cuối năm 2020. Theo bà Võ Thị Thu Hà - Tổ trưởng Tổ hợp tác Rượu cần men lá của người Brâu: Tập trung làm thức uống dân dã này không chỉ duy trì nghề thủ công truyền thống, góp phần giữ gìn nét đẹp văn hóa của dân tộc, mà còn mong muốn liên kết tạo ra sản phẩm hàng hóa mang lại thu nhập cho đồng bào địa phương.

NGHĨA HÀ

   

Các tin khác

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Suối Đăk Lôi níu chân du khách
  • Người dành trọn đời cho thổ cẩm
  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Kon Rẫy: Vùng đất giàu nét đẹp văn hóa, lịch sử
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by