• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình tặng cờ Tổ quốc tại huyện Ngọc Hồi    Chương trình cà phê doanh nghiệp, doanh nhân tháng 3    Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu làm rõ nguyên nhân vụ cháy rừng trồng tại xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy    UBND tỉnh Kon Tum tiếp, làm việc với Đoàn Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm, chúc mừng Hội LHPN tỉnh nhân dịp 8/3   

Đất & Người Kon Tum

Ting ning dân dã, đắm say

27/11/2016 18:11

Người Ja Rai có câu “Ting ning jing ơi yă ching chênh”, dịch nghĩa “Ting ning là ông bà cồng chiêng”. Loại nhạc cụ này không thể thiếu vắng trong các sự kiện văn hóa, góp phần làm phong phú thêm nét đẹp của văn nghệ dân gian.

Nghệ nhân A Jưk ở làng Klâu Ngol Zố, xã Ia Chim (thành phố Kon Tum) xác thực, từ thuở xa xưa, khi cồng chiêng chưa có mặt trong đời sống của cộng đồng làng, thì ting ning đã ra đời. Được làm từ nứa tre dân dã, ting ning cũng như các nhạc cụ truyền thống t’rưng, klông pút, sáo, khèn… là tiếng lòng của những người sống với núi rừng.

Và, cũng như những nhạc cụ truyền thống khác, ting ning được nhiều dân tộc chế tác, sử dụng. Người Ba Na, Xê Đăng, Giẻ - Triêng, Ja Rai vùng Bắc Tây Nguyên đều có ting ning bầu bạn.

Nghệ nhân A Jưk với đàn ting ning. Ảnh: T.N

 

Bà Y Pa ở làng Kon Xà Lạt, xã Đăk Ruồng (huyện Kon Rẫy) tâm sự, thời con gái, xinh xắn và đảm đang nên được nhiều chàng trai để ý, nhưng bà chỉ mê và “bắt” làm chồng chàng trai làng chơi đàn ting ning hay nhất. Đêm đêm, anh mang ting ning đến nhà rông ấm cúng, gảy lên những điệu dân ca nghe thật quyến rũ, say đắm. Ting ning thay lời mến thương đôi lứa.

Từ tiếng lòng rất riêng của mỗi người, ting ning dần trở thành nhạc cụ gần gũi, xuất hiện trong sinh hoạt hàng ngày và hội vui, đám tiệc của lũ làng; sau này, trở thành nét đẹp không thể thiếu trong những sự kiện văn hóa… Đó là cả chặng đường dài hình thành và gắn bó của cây đàn với con người, từ khi mới sinh ra đã nghe tiếng nứa tre.

Với nguyên liệu chính là tre nứa, ting ning được chế tác khá đơn giản. Thân đàn là ống nứa to bằng cổ tay, dài chừng 70-80cm, trên đó được tạo lỗ để gắn vào những thanh tre, gỗ, hoặc dây mây làm cần đàn, có tác dụng “lên dây đàn” để điều chỉnh nốt nhạc và hợp âm.

Mỗi chiếc đàn ting ning thường có từ 9 đến 13 cần đàn, tương đương với số dây đàn được nối vào.

Lên dây đàn. Ảnh: T.N

 

Nghệ nhân A Huynh ở làng Chốt, thị trấn Sa Thầy cho hay, nguyên thủy, dây đàn ting ning làm bằng sợi tre hay nứa, mây; được vót chuốt kỹ lưỡng, tinh tế; nhưng sau này, nghệ nhân tận dụng dây phanh xe đạp, lõi dây điện, dây kẽm, dây thiếc cũ. Thô sơ là vậy, nhưng âm thanh lại vang và hay hơn, nên được phổ biến hơn.

Ở đoạn cuối, thân đàn được gắn với một chiếc vỏ bầu, vừa có tác dụng cộng hưởng âm thanh để làm nên giai điệu; vừa tạo hình đẹp, đặc trưng của ting ning. Đó là quả bầu to, già, thường được nhuộm đen bóng bằng cách thức dân gian, cổ truyền, đẹp và bền chắc.

Cấu tạo đặc thù như thế, nên tiếng ting ning không to và ồn ã, chỉ nho nhỏ, như rót vào tai, như lời tâm tình, tự sự. Ting ning có thể được độc tấu, mang đến những giai điệu dịu êm, ngọt ngào theo từng làn điệu dân ca. Ting ning cũng có thể dùng để đệm cho bài dân ca, làm cho lời hát thêm sống động, cuốn hút.

Là loại đàn dành cho nam giới, nhỏ gọn, nên ting ning dễ sử dụng khi được cầm trên tay, kê vào đùi, hay tựa vào người… Tuy vậy, ting ning cũng đòi hỏi những kỹ năng cơ bản và sự khéo léo của người cầm đàn, vì phải đánh bằng hai tay, cần sự phối hợp nhịp nhàng, linh hoạt.

Vui tươi, rộn rã, hay du dương, sâu lắng… tiếng ting ning tùy thuộc vào giai điệu của bài dân ca, cũng như tâm trạng của người chơi đàn.

Chế tác không khó, nhưng để tạo ra chiếc ting ning dáng đẹp, tiếng hay, dùng được lâu, còn phụ thuộc vào tài nghệ của nghệ nhân. Trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống, ting ning luôn được các nghệ nhân gìn giữ và trao truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác.

Cùng với cồng chiêng và các loại nhạc cụ dân tộc bằng tre nứa, hiện nay, “cây đàn tình yêu” vẫn được chế tác, sử dụng trong cộng đồng, và đặc biệt là không thể thiếu vắng trong các sự kiện văn hóa, góp phần làm phong phú thêm nét đẹp của văn nghệ dân gian.

Thanh Như

   

Các tin khác

  • Nghệ nhân nặng lòng với văn hóa dân gian
  • Lớp học đàn t’rưng bên cầu Kon Klor
  • Truyền lửa đam mê nhạc cụ dân tộc
  • Miệt mài giữ nhịp cồng chiêng
  • Những thanh niên dân tộc thiểu số dám nghĩ, dám làm
  • Tết ấm của người Tày nơi miền biên
  • Giữ nhịp xòe Thái đen nơi vùng biên
  • Nghệ nhân ưu tú nặng lòng với cồng chiêng
  • Gìn giữ và bảo tồn nhạc cụ truyền thống
  • Thơm ngon món lá mì của người Xơ Đăng
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Nâng cao chất lượng chất vấn và trả lời chất vấn về 2 lĩnh vực Tòa án và Kiểm sát
  • Hạnh phúc là gì?
  • Công bố Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ
  • Lễ chuyển giao và tiếp nhận tổ chức đảng, đảng viên Đảng bộ BIDV - Chi nhánh Kon Tum
  • Cần xử lý tình trạng vứt rác bừa bãi trên Quốc lộ 14
  • Hạnh phúc ở đâu?
  • Lắng nghe và đồng hành
  • Đôi điều suy nghĩ nhân Ngày Quốc tế hạnh phúc

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Đam mê với sản phẩm OCOP
  • Chùm ảnh: Người Gia Rai gìn giữ nghề dệt truyền thống
  • Trồng dâu tây trên đỉnh Đăk Chum I
  • Chùm ảnh: Phụ nữ Ba Na bên sông Đăk Bla

Đất & Người Kon Tum

  • Nghệ nhân nặng lòng với văn hóa dân gian
  • Người dân thôn Kon Sờ Lạc 2 (xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy) yêu quý và kính trọng nghệ nhân Y Gar (64 tuổi) bởi bà không chỉ là một người có uy tín tại địa phương mà còn rất tâm huyết trong gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Ba Na (nhánh Jơ Lâng).
  • Lớp học đàn t’rưng bên cầu Kon Klor
  • Truyền lửa đam mê nhạc cụ dân tộc
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by