• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Ghi chép - Phóng sự

Chùm ảnh: Phụ nữ làng Kon K'Tu gìn giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống

30/09/2022 17:09

Từ bao đời nay, dệt thổ cẩm đã trở thành nét đẹp văn hóa, gắn liền với đời sống trong các gia đình ở Làng du lịch cộng đồng Kon K'Tu, xã Đăk Rơ Wa (thành phố Kon Tum). Dù trải qua những thăng trầm cuộc sống, nhưng hiện nay các gia đình trong làng vẫn duy trì nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Bằng tình yêu nghề và với đôi bàn tay khéo léo của mình, những phụ nữ Ba Na lớn tuổi ở làng luôn nỗ lực gìn giữ nghề dệt thổ cẩm và truyền dạy nghề cho thế hệ trẻ.

Hằng năm, vào mùa cây bông (thường bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau), phụ nữ và trẻ em Ba Na ở làng Kon K'Tu lại cùng đi thu hoạch bông về làm sợi chỉ để dệt thổ cẩm

 

Cây bông mọc ở trong rừng và đất rẫy xung quanh làng Kon K'Tu. Thời tiết nắng ráo giúp nhiều quả bông đạt độ chín và nở sớm

 

Các loại lá cây gơ lũl (một loại cây thân gỗ sống trong rừng), lá cây tơ ngo, lá dứa, lá cẩm, củ kơ trong, củ nghệ hay hạt cây thầu dầu…, được mọi người lấy mang về để nhuộm màu và làm mềm sợi chỉ

 

 
Bông sau khi thu hoạch về được tách hạt và phơi khô để giữ màu trắng vốn có, sau đó, được làm tơi mịn bằng dụng cụ bật bông (pơnĕnh) để thuận lợi khi xe sợi

 

Việc xe sợi được người phụ nữ thực hiện bằng dụng cụ xa kéo sợi (xiơ, xia). Sợi chỉ sau khi xe được luộc qua 1 ngày đêm với 1 nắm gạo và hạt thầu dầu để sợi mềm và dai

 

 
Để nhuộm màu đen (hoặc màu xám tro) cho cuộn chỉ, phụ nữ trong làng Kon K'Tu lấy cuộn chỉ ngâm trong hỗn hợp lá cây gơ lũl được giã nát trộn với bùn ở ruộng lúa. Để nhuộm màu đỏ, mọi người ngâm cuộn chỉ trong dung dịch nước hòa với lá cây tơ ngo được giã nát. Để nhuộm màu vàng nhạt hay màu vàng đậm, mọi người ngâm cuộn chỉ trong dung dịch nước hòa với củ tơ trong hoặc củ nghệ được giã nát…

 

Những cuộn chỉ nhuộm màu xong được mang ra sông Đăk Bla giặt sạch sẽ và phơi khô dưới bóng mát

 

Sau khi phơi khô, những cuộc chỉ được tách và quấn lại thành những cuộn sợi khối hình tròn bằng dụng cụ cuốn sợi (dơi vơi)

 

Trước khi dệt, người phụ nữ sẽ giăng những cuộn sợi riêng lẻ vào khung giăng sợi (‘loong săr). Việc giăng sợi giúp người dệt hình thành thảm sợi, xác định được khổ vải và định hình được những dải hoa văn dọc tấm thổ cẩm

 

Dệt thổ cẩm rất kì công và mất nhiều thời gian nên phụ nữ trong làng Kon K'Tu thường tranh thủ dệt sau bữa cơm tối mỗi ngày hoặc trong những ngày mưa kéo dài

 

Nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, các ngành và địa phương về công tác bảo tồn, phát huy nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na, Làng du lịch cộng đồng Kon K'Tu hiện có Tổ dệt thổ cẩm hoạt động với 18 thành viên nữ. Với tài năng và sự cần cù lao động, các thành viên trong Tổ dệt thổ cẩm của làng đã và đang tích cực truyền nghề cho thế hệ con cháu. Đồng thời, họ thường xuyên làm ra những sản phẩm dệt thổ cẩm mang đậm nét văn hóa của người Ba Na như: Váy, khố, áo, chăn đắp, tấm địu trẻ em, khăn choàng có hình cảnh vật, cuộc sống đời thường, truyện cổ… Qua đó, góp phần gìn giữ, phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc, tạo thu nhập cho gia đình và thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng.

Đức Thành

   

Các tin khác

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương
  • Chùm ảnh: Hàng nghìn thí sinh bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
  • Chùm ảnh: Làng trong phố - Vẹn nguyên những giá trị văn hóa truyền thống
  • Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín
  • Bên dòng Đăk Bla
  • Chùm ảnh: Nơi dòng thời sự không ngừng chảy
  • [EMAGAZINE] BÁO CHÍ KON TUM - ĐỒNG HÀNH CÙNG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by