• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Lễ tưởng niệm 55 năm ngày các chiến sĩ Trung đoàn 209 hy sinh tại Chư Tan Kra    Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn gặp gỡ, đối thoại với thanh niên    UBND tỉnh và Tập đoàn Viettel ký kết Thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số    Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hòa thăm, tặng hoa Tỉnh đoàn    Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình tặng cờ Tổ quốc tại huyện Ngọc Hồi   

Ghi chép - Phóng sự

Đổ xô đi chặt lồ ô

12/12/2016 14:01

Thời gian gần đây, nhiều người dân ở huyện Sa Thầy và huyện Ngọc Hồi đổ xô vào vườn quốc gia Chư Mom Ray chặt cây lồ ô đem bán cho các thương lái. Chính vì cái lợi trước mắt mà họ sẵn sàng tàn phá cây lồ ô một cách không thương tiếc…

Vườn quốc gia Chư Mom Ray có diện tích trên 56.000ha, nơi đây có nhiều loại lâm sản quý hiếm. Từ lâu nay, nguồn tài nguyên quý hiếm này luôn ở trong tình trạng bị xâm hại bất cứ lúc nào, mặc dù chính quyền và ngành chức năng luôn tăng cường công tác quản lý, kiểm soát. Cứ thế, "cuộc chiến giữ rừng" chưa bao giờ yên tĩnh.

Theo thông tin mà phóng viên Báo Kon Tum nắm được, trong những tháng gần đây, người dân ở các xã Rờ Kơi (huyện Sa Thầy), Đăk Kan, Sa Loong (huyện Ngọc Hồi) đã nườm nượp vào vùng lõi để khai thác lồ ô một cách rầm rộ... Và điều đó được chứng minh qua chuyến đi thực tế tại địa bàn.

Lần theo lối mòn nhỏ ven rừng, con đường độc đạo vào sâu trong vùng lõi chúng tôi mới thấy hết sự tàn phá khốc liệt của con người đối với rừng lồ ô nơi đây.

Một người đàn ông ở xã Rờ Kơi đi khai thác lồ ô nói "tỉnh queo" với tôi rằng, vào thời điểm này đang là lúc cây lồ ô đến tuổi khai thác, bởi vậy bà con trong xã đổ xô vào rừng để chặt. Ở đây, cây lồ ô mọc khắp nơi, nhưng do người dân khai thác nhiều quá nên cũng khan hiếm dần, giờ phải đi xa mới mong có được nhiều chứ không như thời điểm đầu mùa. Nhiều người dân trong xã đã coi đây là “nghề” lâu năm, là việc làm hàng ngày gắn với miếng cơm manh áo của họ…

Một người đàn ông đi cùng ở thôn Đăk Đe (xã Rờ Kơi) cho biết thêm: Tại xã Rờ Kơi có rất nhiều người chuyên đi khai thác lồ ô. Do đi lâu năm, có nhiều kinh nghiệm nên có ngày mỗi người chúng tôi có thể khai thác được cả trăm cây lồ ô. Từ trước đến nay các thương lái đều mua lồ ô tính theo kilôgam chứ không tính theo cây. Tất cả số lồ ô chúng tôi khai thác được đều được các thương lái thu mua hết. Nhưng nếu chúng tôi vận chuyển ra bìa rừng hoặc chở đến tận nhà các thương lái ở Ngọc Hồi thì bán có giá cao hơn từ 200 đến 400 đồng/kg so với bán tại chỗ.

Một điểm thu mua lồ ô. Ảnh: Đ.V

 

“Tuy nhiên, không phải mọi việc lúc nào cũng luôn suôn sẻ, có khi gặp kiểm lâm chặn lại coi như chúng tôi mất toi mấy ngày công. Vừa rồi, nhóm chúng tôi vào rừng chặt liên tục được 5 ngày và tập kết tại một điểm để chờ xe vào chở, thế nhưng đã bị kiểm lâm truy quét, phát hiện và đốt toàn bộ số lồ ô mà anh em tôi đã vất vả khai thác trong nhiều ngày” - người đàn ông ở thôn Đăk Đe kể.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, thời gian qua tình trạng khai thác lồ ô trên địa bàn gia tăng. Trong đó, chỉ có một số ít người khai thác ở vùng rừng ngoài đã được giao cho hộ gia đình quản lý, còn phần lớn họ vẫn tìm đến những khu rừng già, tìm chặt những cây lồ ô to, cao và bán được giá hơn so với lồ ô ở rừng non.

Dọc tuyến đường đi Tỉnh lộ 675 và Quốc lộ 14C thuộc vùng đệm Vườn quốc gia Chư Mom Ray (đoạn do xã Rờ Kơi quản lý) chúng tôi dễ dàng bắt gặp những cây lồ ô bị đốn hạ, bất kể là cây lớn hay nhỏ đều bị triệt hạ không thương tiếc bởi bàn tay con người; cây lớn bị chặt đã đành, những thân cây nhỏ cũng bị chặt ngã để lấy lối vận chuyển, rồi bỏ lại nằm vương vãi khắp bìa rừng.

Trên đường, từng nhóm người nối đuôi kéo nhau vào rừng khai thác. Gặp những đoàn người kéo nhau tiến về Quốc lộ 14C hướng về xã Mô Rai, khi được hỏi, ai nấy đều hồn nhiên trả lời “vào rừng thai thác lồ ô bán kiếm tiền”.

Có thể nói, việc khai thác lồ ô do đem lại lợi nhuận tương đối cao so với ngày công lao động của người dân nghèo nơi đây và lại không phải bỏ vốn đầu tư, nên người dân đổ xô đi chặt.

Với giá bán từ 1.900 đồng đến 2.200 đồng như hiện nay thì trung bình mỗi ngày xuyên rừng khai thác lồ ô, mỗi người bình quân thu nhập cũng khoảng từ 150.000 - 200.000 đồng. Vì vậy, người dân sẵn sàng bỏ cả mùa màng, rủ nhau vào rừng khai thác lồ ô.

“Cơn sốt” kéo nhau vào rừng khai thác lồ ô không chỉ diễn ra đối với người lớn mà còn “lan” đến các em học sinh. Em A Thảo - học sinh lớp 7 Trường THCS Rờ Kơi cho biết: Những tháng gần đây do thấy nhiều người dân ở làng Kram kéo nhau vào rừng để khai thác cây lồ ô bán kiếm tiền nên em cùng với mấy bạn trong làng cũng đi theo. Tuy nhiên, do buổi sáng bận đi học, trưa về tranh thủ ăn cơm xong rồi chúng em mới đi vào rừng kiếm lồ ô được nên mỗi buổi đi chặt lồ ô như thế chúng em chỉ kiếm được tầm khoảng 20 - 30 ngàn đồng…

Học sinh cũng bị “cuốn” vào “cơn sốt” khai thác lồ ô. Ảnh: Đ.V

 

Việc khai thác lồ ô trong rừng đã bị cấm từ lâu, nhưng vì đời sống còn khó khăn nên nhiều người dân sinh sống ở các xã bìa rừng vẫn làm. Nhiều người còn cho rằng nguồn lồ ô chính là “lộc của rừng” nên hàng năm bà con vẫn vào rừng khai thác mang về bán.

Một cán bộ của Vườn quốc gia Chư Mom Ray cho biết, ở khu vực vùng đệm Vườn quốc gia Chư Mom Ray có rất đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, mà chủ yếu là hộ nghèo và họ sống dựa vào rừng. Cũng vì lẽ đó, cứ đến mùa họ thường kéo nhau rừng hái ươi, khai thác lồ ô để đem bán kiếm tiền cải thiện đời sống. Tuy nhiên, khai thác lồ ô bừa bãi là tàn phá rừng và có nguy cơ dẫn đến cháy rừng. Chúng tôi thường xuyên tuyên truyền, vận động và cấm bà con, nhưng do vườn giáp ranh với rất nhiều xã, nên người dân lén lút vào rừng khai thác lồ ô nhỏ lẻ, trong khi rừng rộng, lực lượng quản lý mỏng nên công tác quản lý và xử phạt gặp không ít khó khăn…

                                                                                                    Bảo Châu   

   

Các tin khác

  • Gỡ “điểm nghẽn” để thúc đẩy phát triển
  • Chùm ảnh: Xanh mát giữa nắng tháng Ba
  • “Điểm tựa” của làng
  • Đam mê với sản phẩm OCOP
  • Chùm ảnh: Người Gia Rai gìn giữ nghề dệt truyền thống
  • Trồng dâu tây trên đỉnh Đăk Chum I
  • Chùm ảnh: Phụ nữ Ba Na bên sông Đăk Bla
  • Người Xơ Đăng đồng lòng bảo vệ “Quốc bảo”
  • Người làm thuyền composite ở Lung Leng
  • Chắp cánh ước mơ cho thế hệ tương lai

Bình luận (1)


Bao nhiêu gỗ quý hàng triệu hecta còn ra đi, núi rừng trọc lóc, nay rừng quốc gia, rừng đặc dụng cũng không tha.Gỗ đi về đâu??? Mấy cây lồ ô vớ vẩn để cho dân họ kiểm vài đồng lẻ tiêu tết, có gì mà nhà báo phải làm ầm lên thế???
Thanh Dân - 14/12/2016
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Bàn giao chủ thể quản lý di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Điểm cao 1015 và Điểm cao 1049
  • Xã Diên Bình: Rác thải ven Quốc lộ 14 đã được thu dọn
  • Thêm một nạn nhân tử vong trong vụ nổ đầu đạn ở huyện Đăk Hà
  • Gỡ “điểm nghẽn” để thúc đẩy phát triển
  • Nêu gương trong học tập và làm theo Bác
  • Dưới mặt đất hiền lành - Bài 3: Để mặt đất trở lại hiền hòa
  • Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác đưa người đi xuất khẩu lao động
  • Hội nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2019-2024

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Gỡ “điểm nghẽn” để thúc đẩy phát triển
  • Chùm ảnh: Xanh mát giữa nắng tháng Ba
  • “Điểm tựa” của làng
  • Đam mê với sản phẩm OCOP

Đất & Người Kon Tum

  • Độc đáo “hơ gọ” của người Xơ Đăng
  • Rong ruổi trên hành trình đến với các thôn làng, một lần, tôi được bà con Xơ Đăng ở làng Đăk Tăng (xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông) chiêu đãi món “hơ gọ”- tức nõn chuối nấu thịt gác bếp. Dù chỉ một lần thưởng thức, nhưng món ăn độc đáo ấy đã để lại trong tôi những dư vị khó quên.
  • Nghệ nhân nặng lòng với văn hóa dân gian
  • Lớp học đàn t’rưng bên cầu Kon Klor
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by