• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Đoàn ĐBQH tỉnh TXCT xã Ngọk Wang (huyện Đăk Hà) và xã Chư Hreng (thành phố Kon Tum)    Kỳ họp chuyên đề HĐND tỉnh: Quyết định nhiều chủ trương quan trọng về kinh tế-xã hội    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm và làm việc với thôn Làng Mới, xã Mường Hoong    Gặp mặt kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và trao giải Báo chí tỉnh Kon Tum lần thứ X năm 2021   

Ghi chép - Phóng sự

Kỳ vọng sâm Ngọc Linh

07/06/2022 06:03

Mong ước sâm Ngọc Linh ngày càng phát triển nhiều hơn nữa, trở thành cây trồng không chỉ xóa nghèo mà còn giúp bà con làm giàu, đồng thời có nhiều sản phẩm đa dạng tất cả mọi người đều được dùng để tăng cường sức khỏe… Đó không chỉ là mong ước, kỳ vọng của chúng ta mà còn là mong ước của Dược sĩ Đào Kim Long- người phát hiện ra sâm Ngọc Linh.

Dược sĩ Đào Kim Long chia sẻ tại diễn đàn. Ảnh: PN

 

Cuối tháng 4 vừa qua, tôi may mắn được gặp Dược sĩ Đào Kim Long- người đã có công phát hiện ra cây sâm Ngọc Linh ngay tại “thánh địa” của sâm Ngọc Linh ở Tu Mơ Rông. Ông được huyện Tu Mơ Rông mời đến dự Hội thảo bàn phát triển sâm Ngọc Linh với chủ đề “Diễn đàn sâm Ngọc Linh, các sản phẩm đặc hữu gắn với du lịch”. Tại đây, ngoài việc chia sẻ với các đại biểu dự, ông đã dành cho chúng tôi cuộc trò chuyện chân thành và cởi mở xung quanh về sâm Ngọc Linh. 

Năm nay đã 83 tuổi, nhưng Dược sĩ Đào Kim Long trông rất khỏe mạnh, da hồng hào, đầu óc minh mẫn, dáng đi vẫn nhanh nhẹn và ông tỏ ra rất vui mừng khi được trở lại vùng Ngọc Linh mà cách đây nửa thế kỷ, ông cùng các cộng sự của mình đã phát hiện ra loài sâm Ngọc Linh -loài dược liệu quý nhất thế giới hiện nay.

Được trở lại thủ phủ của sâm Ngọc Linh sau 50 năm, chia sẻ với chúng tôi, Dược sĩ Đào Kim Long bày tỏ ấn tượng và vui mừng trước sự phát triển của nơi đây, đặc biệt, dược liệu sâm Ngọc Linh đã, đang được gìn giữ và phát triển, trở thành cây trồng chủ lực của tỉnh, giúp đồng bào dân tộc vươn lên thoát nghèo. 

Mặc dù đã nửa thế kỷ trôi qua, đến nay, Dược sĩ Đào Kim Long vẫn nhớ như in ngày giờ ông và các cộng sự tìm được sâm Ngọc Linh. Dược sĩ nhớ lại: Năm 1972, Khu ủy Khu 5 đã quyết định thành lập đội điều tra sâm gồm 4 người, do tôi phụ trách; ngoài tôi ra còn có các anh Nguyễn Bá Đoạt, Nguyễn Châu Giang (đều ở Kon Tum) và chị Nguyễn Thị Lê. Chúng tôi được trang bị bản đồ của quân sự và các thiết bị đồ dùng cần thiết để lên núi Ngọc Linh. Tôi vẫn nhớ như in, đúng 9 giờ ngày 9/3/1973, anh Nguyễn Châu Giang nhổ 1 cây đầu tiên và chạy đến hỏi tôi: Thưa thầy cây gì đây? Tôi rất bàng hoàng vui mừng và quay lại ghé vào tai các cộng sự nói nhỏ: Đây chính là cây mà chúng ta đang tìm. Tất cả các thành viên trong đoàn đã sung sướng reo lên như trẻ con gặp mẹ đi chợ về.

Sau khi phát hiện cây sâm Ngọc Linh, đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học về dược lý, dược hóa của loài cây này. Các nghiên cứu dược lý thực nghiệm trên cây sâm Ngọc Linh đã chứng minh sâm Ngọc Linh có hàm lượng saponin nhiều nhất (với 56 saponin) trong các loại sâm trên thế giới. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh sâm Ngọc Linh tác dụng chống stress tâm lý và trầm cảm, kích thích hệ miễn dịch, phòng chống ung thư, bảo vệ tế bào gan... Ngoài những tác dụng như trên, sâm Ngọc Linh có những tính năng tuyệt hảo như tăng lực, phục hồi sự suy giảm chức năng giúp cho tình trạng của cơ thể trở lại bình thường; kháng các độc tố gây hại tế bào, giúp kéo dài sự sống của tế bào và tăng các tế bào mới.

“Dùng sâm Ngọc Linh rất tốt cho sức khỏe; các cháu bé được ăn sâm Ngọc Linh thì không bị sài đẹn, người già được dùng sẽ tăng cường sức khỏe và sống lâu hơn”- Dược sĩ Đào Kim Long cho biết.

Điều đáng mừng nhất là sau một thời gian sâm Ngọc Linh được phát hiện, để bảo tồn và phát triển giống sâm Ngọc Linh, năm 2005, tỉnh Kon Tum đã phê duyệt Dự án Bảo tồn phát triển sâm Ngọc Linh có sự tham gia của cộng đồng với tổng kinh phí hơn 15 tỷ đồng. Dự án này được triển khai trên địa bàn 7 xã thuộc 2 huyện Tu Mơ Rông và Đăk Glei. Mục tiêu là bảo tồn nguồn gien sâm Ngọc Linh; cung cấp giống, hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật cho đồng bào DTTS trong vùng dự án để người dân trồng tạo thành hàng hóa, xem đây là cây xóa đói giảm nghèo, từ đó sẽ nâng cao ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ cây thuốc quý trong nhân dân sống quanh chân núi Ngọc Linh.

Kỳ vọng thương hiệu sâm Ngọc Linh vươn xa không chỉ trong nước mà cả thế giới. Ảnh: P.N

 

Sau 50 năm sâm Ngọc Linh được Dược sĩ Đào Kim Long phát hiện, đến nay, tỉnh Kon Tum đã phát triển được hơn 1.200 ha sâm Ngọc Linh tại huyện Đăk Glei và Tu Mơ Rông. Diện tích sâm này trồng hoàn toàn dưới tán rừng tự nhiên trên núi Ngọc Linh, tập trung chủ yếu và nhiều nhất ở các xã Măng Ri, Tê Xăng, Ngọc Lây của huyện Tu Mơ Rông (với hơn 1.190 ha).

Dược sĩ Đào Kim Long chia sẻ: Loài sâm Ngọc Linh, chỉ mọc duy nhất tại vùng núi Ngọc Linh, ở độ cao từ 2.000m, thuộc địa phận 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Đây là loại dược liệu vô cùng quý giá và đã được Thủ tướng Chính phủ phong danh hiệu là Quốc bảo của Việt Nam. Do vậy, tôi rất mừng là hiện nay mong tỉnh Kon Tum và Quảng Nam đã làm tốt công tác phát triển sâm Ngọc Linh và  tôi mong muốn 2 tỉnh sẽ tiếp tục phát triển nhiều hơn nữa. Đặc biệt, mong các chính quyền quan tâm, tạo điều kiện để người dân phát triển diện tích, cho doanh nghiệp đầu tư chế biến dược nhiều sản phẩm từ sâm Ngọc Linh để tất cả mọi người dân Việt Nam đều được dùng nhằm tăng cường sức khỏe.

Cũng chia sẻ với chúng tôi, Dược sĩ Đào Kim Long trăn trở, hiện nay, sâm Ngọc Linh trên thị trường có rất nhiều các loại giá khác nhau, thật giả lẫn lộn khiến cho người tiêu dùng không thể phân biệt được. Do đó, ông mong muốn trong những năm tới, nhân dân, cán bộ khoa học và các doanh nghiệp cố gắng giúp đỡ để cây sâm Ngọc Linh phát triển tốt hơn nữa, có sản phẩm nhiều hơn nữa để người dân trong nước cùng được dùng sâm Ngọc Linh thật, giá trị thật, từ đó làm cho dân ta giàu lên và được dùng các sản phẩm của sâm Ngọc Linh để tăng cường sức khỏe và sống thọ hơn, đặc biệt, từ đó, để cho cả thế giới biết về giá trị thương hiệu “Quốc bảo” của Việt Nam.

Nhấn mạnh giá trị quý của sâm Ngọc Linh, cả cho lĩnh vực y tế, bảo vệ sức khỏe lẫn giá trị kinh tế, trước đây, trong đợt thăm Kon Tum, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (khi đó đang là Thủ tướng Chính phủ) cho rằng cơ hội để phát triển thương hiệu sâm Ngọc Linh như Hàn Quốc đã làm với nhân sâm là hoàn toàn có thể làm được, bởi các giá trị dinh dưỡng và hợp chất quý trong sâm Ngọc Linh đều cao hơn các loại sâm khác. Do đó, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đặt niềm tin chúng ta có thể đưa “Quốc bảo” Sâm Ngọc Linh thành “quốc kế dân sinh”, là hy vọng mới của Việt Nam trong ngành dược liệu và thực phẩm chức năng.

Ông Võ Trung Mạnh- Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết, hiện nay, ngoài việc đẩy mạnh phát triển diện tích trong nhân dân, huyện cũng khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vào đầu tư phát triển, chế biến sản phẩm sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu trên địa bàn. Đồng thời, huyện cũng xây dựng vùng sâm Ngọc Linh trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần đưa thương hiệu sâm Ngọc Linh vươn xa.

Với  sự quan tâm, tạo điều kiện và hỗ trợ của Nhà nước và với niềm tin tưởng, kỳ vọng sâm Ngọc Linh sẽ ngày càng vươn xa không chỉ trong nước mà cả thế giới đều biết đến.

Phúc Nguyên

 

   

Các tin khác

  • Chùm ảnh: Khoảnh khắc gia đình
  • Khát vọng phát triển du lịch cộng đồng
  • Chùm ảnh: Tác nghiệp
  • Yên ả Kon Tu Rằng
  • Kon Plông mùa lúa chín
  • Chùm ảnh: Tuổi thơ
  • “Đánh án” ma túy ở ngã ba Đông Dương
  • Những triệu phú nông dân ở “ngã ba biên”
  • Bùi ngon hạt mắc ca Như Sa
  • Ấn tượng hành trình “Về miền Quốc bảo”
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Đoàn khảo sát Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc tại huyện Đăk Hà
  • Chùm ảnh: Khoảnh khắc gia đình
  • Đoàn ĐBQH tỉnh TXCT xã Ngọk Wang (huyện Đăk Hà) và xã Chư Hreng (thành phố Kon Tum)
  • Bắt đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy
  • Xét xử lưu động vụ án hủy hoại rừng tại xã Măng Cành
  • Giao ban khối Mặt trận – đoàn thể tỉnh 6 tháng đầu năm 2022
  • Hạnh phúc của đôi vợ chồng khuyết tật
  • Agribank Kon Tum: Tiên phong hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31/NĐ-CP

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Khoảnh khắc gia đình
  • Khát vọng phát triển du lịch cộng đồng
  • Chùm ảnh: Tác nghiệp
  • Yên ả Kon Tu Rằng

Đất & Người Kon Tum

  • Giữ mãi tình yêu với mây tre
  • Dù đã 82 tuổi, nhưng đôi mắt vẫn tinh tường, đôi tay vẫn dẻo dai vót từng chiếc nan, lột từng sợi mây, đan từng chiếc gùi, nia, mẹt, rổ rá... Với đam mê cùng đôi bàn tay khéo léo, mấy chục năm qua, già A Mơ ở làng Kon Jơ Ri (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) vẫn miệt mài “dệt” tình yêu với mây tre, giữ gìn nghề truyền thống của cha ông.
  • Chuyện ngôi làng “không ván” nơi đại ngàn Chư Mom Ray
  • Người “giữ lửa” văn hóa dân tộc ở Kon Brăp Ju
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 345/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 29/6/2016
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by