• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Ghi chép - Phóng sự

Tháng Bảy, trời đã sang mùa

05/10/2014 20:48

Tây Nguyên tháng Bảy, mưa sụt sùi cả ngày, nhõng nhẽo như con gái mới lớn, khó chiều. Nhưng có lúc, ngày lại chợt hồng nắng, trời trong veo như đôi mắt trẻ con khát sữa đang miết áo mẹ. Ấy là lúc Tây Nguyên chính thức sang mùa…

Không giống như ở đồng bằng, mùa mưa Tây Nguyên đến rất sớm, từ cuối tháng Năm âm lịch. Thời điểm này, mưa xuất hiện rải rác, xen trong cái nắng giữa hạ giòn tan chậm chạp trượt qua những đỉnh đồi. Mưa đến từ cuối tháng Năm, nhưng mùa thì lại chuyển từ cuối tháng Sáu và khí hậu lúc này cũng chuyển từ nóng khô sang nóng ẩm.

Năm nay, có cái đặc biệt là cuối tháng Bảy dương lại chớm vào đầu tháng Bảy âm, một sự trùng hợp đầu- đuôi ngẫu nhiên ít lặp lại trong lịch vạn niên.

Mùa này, người Tây Nguyên hối hả vào vụ, không còn thong dong vào rừng lấy mật, hái măng, cũng không còn tụm năm tụm ba xuống sông bắt cá như những ngày tháng Ba nắng cong đọt chuối. Mùa này, nắng đổi màu dịu hơn, người nông dân không còn oằn lưng chống hạn, cỏ cây không còn cháy sém dưới sương mù và cảnh các anh kiểm lâm da đen nhẻm đội nắng canh rừng cũng không còn thường trực. Mùa này, vạn vật như hồi sinh, cái nắng nóng oi nồng khô khốc dùng dằng mãi rồi cũng phải dứt ra đếm bước trước khúc giao mùa…

Mùa này, ở Tây Nguyên, mùa vẫn bình thường như những mùa đã qua. Khác chăng, chỉ là lòng người Tây Nguyên đang rực lửa, cùng cả nước hướng về Hoàng Sa- Trường Sa thân yêu của đất nước. Dù hiện giờ Trung Quốc đã dịch chuyển giàn khoan Hải Dương 981 cùng các phương tiện, lực lượng hộ tống ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ta, nhưng tinh thần cảnh giác, bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc vẫn luôn khắc sâu trong trí óc, trong trái tim mỗi người con đất Việt.

Riêng với người Tây Nguyên, trong đó có Kon Tum, họ muốn đem tất cả những cơn mưa vượt trùng khơi tắm mát các chiến sĩ đang ngày đêm can trường bám biển, canh giữ biên cương Tổ quốc trong sự khắc nghiệt của thời tiết đại dương…

Tháng Bảy, cả nước lại dạt dào cảm xúc với những hoạt động tri ân các anh hùng liệt sĩ, tri ân những thương binh, bệnh binh, những gia đình có công trong 2 cuộc kháng chiến trường kỳ giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tháng Bảy, lại có thêm nhiều hài cốt liệt sĩ được đồng đội quy tập, hồi hương về đất Mẹ, thỏa lòng mong ước, đợi chờ của người thân các anh. Và tháng Bảy, nghĩa trang liệt sĩ lại rộn ràng hơn, có nhiều người đến viếng các anh hơn trong chặng cuối của hành trình “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”...

Nhưng cũng trong tháng Bảy này, lại chất chứa bao nỗi niềm riêng của những gia đình có người thân hy sinh trong chiến tranh, đến giờ chưa tìm được mộ phần, dù nhiều năm qua đồng đội các anh vẫn cơm nắm cơm đùm, lội suối vượt sông, chẻ rừng kiếm vọng. Nhiều mẹ già đến lúc nhắm mắt xuôi tay vẫn còn thều thào căn dặn các con: “Tụi bây hãy cố tìm, đưa được thằng Hai về đây cho tao…!!!”. Nghe Mẹ trăn trối trước lúc lâm chung, thật đau lòng, nhưng giờ biết làm sao hơn, hả Mẹ…!

Tháng Bảy, đánh cắp chút thời gian nhàn rỗi để ngẫm suy cuộc đời, để lý giải cái sự không ngẫu nhiên đan xen trong cảm xúc chợt đến. Cổ nhân thường bảo “nhàn cư vi bất thiện”, hàm ý nhắc người đời nhàn rỗi dễ sinh tật hư hỏng. Nhưng không, đó chỉ là nhắc với kẻ tiểu nhân, kẻ phàm phu tục tử, nhàn rỗi sinh chuyện trộm cắp, thị phi, ngồi không chém gió; còn với những chính nhân quân tử, đôi khi nhàn rỗi chỉ là tình cờ, sự tranh thủ tự cho mình chút thư thái để ngẫm suy, cũng là cách để tự nhìn lại mình, nhìn lại những gì đã và đang diễn ra xung quanh mình, để rồi biết an phận thủ thường, biết phấn đấu vươn lên.

Ngẫm suy để hiểu sâu hơn, để thấm thía và nằm lòng lời dạy người xưa “cận mặc giả hắc, cận đăng giả minh”- gần mực thì đen, gần đèn thì sáng, để tránh xa những kẻ tâm can đầy rẫy những thị phi, những đớn hèn, để sự vô tư và trách nhiệm của mình không bị lợi dụng…

Tháng Bảy về, lại nao nao nhớ mùi hương của lan rừng vừa tắt; nhớ chị gánh hàng rong sải chân trong sương sớm nắng chiều, khản tiếng nuôi con ăn học thành tài; nhớ cái lạnh mềm mượt, mơn man làn da trượt nhanh qua những ngày tháng Tư đa cảm. Tháng Bảy, lại bất giác chạm mặt với những ký ức trầm buồn; lại nghĩ ngợi nhiều về những ân tình chưa đến hồi đền đáp, nghĩ đến cả những sải chân không hẹn mà gặp nơi nghĩa trang mới chiều hôm qua…

Tháng Bảy, Tây Nguyên chất chứa bao nỗi niềm chung- riêng thẳm sâu, vời vợi, ngẫm thật dài thật vui. Vui vì cuộc sống của mọi người trên dải đất này đang từng ngày, từng ngày đủ đầy hơn, ấm no hạnh phúc hơn trong sự quan tâm của Đảng-Nhà nước, trong sự sẻ chia, đùm bọc của cộng đồng. Vui vì đồng bào các dân tộc Tây Nguyên biết phát huy truyền thống của mình, đoàn kết một lòng, chung tay cùng cả nước vươn vai bật dậy, vững vàng hơn trong cuộc sống mới dẫu còn nhiều những khó khăn, thử thách đang chờ phía trước.

Vui, vì còn một lẽ khác, đó là những người xung quanh mình đang yêu thương nhau hơn, tin tưởng và bảo bọc nhau hơn trước những cám dỗ, những thị phi thường nhật. Vui, vì cả cái bắt tay thật chặt, còn nóng hổi chưa tan…

Tháng Bảy Tây Nguyên, trời đã sang mùa. Với người dân nơi đây, mùa này không chỉ đơn giản là mùa ướt sũng giải nhiệt đất trời; mà còn là mùa để tri ân, mùa để ngẫm suy, để yêu thương, chia sẻ…

                                                                         Minh Bảo

   

Các tin khác

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương
  • Chùm ảnh: Hàng nghìn thí sinh bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
  • Chùm ảnh: Làng trong phố - Vẹn nguyên những giá trị văn hóa truyền thống
  • Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín
  • Bên dòng Đăk Bla
  • Chùm ảnh: Nơi dòng thời sự không ngừng chảy
  • [EMAGAZINE] BÁO CHÍ KON TUM - ĐỒNG HÀNH CÙNG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by