• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Ghi chép - Phóng sự

Thôn Trung Thành – Thôn nhiều tốt

17/07/2017 18:43

​Ở thôn Trung Thành, xã Vinh Quang (thành phố Kon Tum), tổ hòa giải hầu như không có việc làm; hơn 50% hộ dân là hộ khá, giàu dù chủ yếu làm nghề nông. Và cũng chính ở thôn Trung Thành, bà con tự hào là thôn đầu tiên của tỉnh đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2015, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc.

Trong buổi trò chuyện bàn về các thôn, làng văn hóa, chị đồng nghiệp trầm trồ khen: Thôn Trung Thành nổi tiếng lắm! Tất cả mọi mặt đều làm tốt, cán bộ thôn nhiệt tình, người dân sống đoàn kết mà trách nhiệm lắm.

Lời khen như mở nước cờ, bỏ dở ly cà phê, chúng tôi vòng xe, tìm đến thôn Trung Thành.

10h trưa - giờ mà mọi người vẫn đang mải mê với những công việc đồng áng. Ấy vậy nhưng khi nghe chúng tôi đến thăm, từ bí thư chi bộ thôn, thôn trưởng, cán bộ mặt trận thôn liền sắp xếp công việc có mặt tại hội trường khang trang của thôn để tiếp đón.

Trung Thành bình yên dưới trưa hè. Ảnh: B.A

 

“Cô đến làm phóng sự về thôn à? Bữa giờ cũng có nhiều đoàn đến làm phóng sự lắm” – ông Phạm Các - Bí thư Chi bộ thôn nói. Ông Ngô Văn Lực - thôn trưởng phấn khởi tiếp lời: Tiếng lành đồn xa, chẳng biết tự bao giờ thôn tôi có biệt danh là “thôn nhiều tốt” nữa. Được mọi người khen cũng vui lắm nhưng đó cũng là áp lực, chúng tôi phải luôn nỗ lực phấn đấu để xứng đáng hơn nữa.

Dạo quanh một vòng trong thôn, chúng tôi thật sự ấn tượng với nơi đây. Hai bên đường là những ngôi nhà khang trang; khoảnh sân nhà nào cũng được lót gạch, bê tông sạch sẽ; nhiều nhà có đến 3 chiếc máy cày, xe công nông; sân vườn được làm cỏ sạch sẽ, cây ăn trái đua nhau đơm bông, kết trái. Càng bất ngờ hơn khi biết, ở đây bà con chủ yếu làm nông nhưng cả thôn có 96% hộ khá, hộ giàu.

“Bà con siêng năng, chăm chỉ lắm; các hộ nghèo cũng được quan tâm, động viên, giúp đỡ, dìu bước để cùng phát triển kinh tế đấy cô” – ông Lực nói.

Hộ bà Lương Thị Liên là một trong những điển hình chăm chỉ nơi đây. Chồng mất sớm, một mình bà vẫn bám đất, bám vườn lo cho các con ăn học thành tài. Chẳng kể sớm hôm, bà trồng và chăm sóc 1ha cà phê, 1ha cao su, vừa làm thêm trong vườn, nuôi thêm con gà, để dư gần 100 triệu đồng mỗi năm.

Hay như hộ gia đình ông Nguyễn Hùng Việt, lúc thời điểm cao su xuống giá, nhiều người chặt bỏ, ông vẫn kiên trì chăm sóc để dòng nhựa trắng đẻ ra tiền. Ông bảo rằng, làm việc gì cũng phải nhẫn nại thì mới bền vững. Với suy tính dài lâu cũng như nỗ lực của mình, vừa qua, ông đã xây dựng được căn nhà khang trang gần 1 tỷ đồng.

Bên cạnh những hộ khá giả, trong thôn vẫn còn 5 hộ nghèo và 8 hộ cận nghèo. Nhưng điều đáng nói, những hộ nghèo được xem như… em út trong một gia đình. Tất cả mọi người, từ cán bộ đến người dân, ai nấy đều quan tâm, động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các hộ này vươn lên phát triển kinh tế.

“Các đoàn thể của thôn thường xuyên họp, tạo điều kiện cho các hộ nghèo tiếp cận các nguồn vốn vay để phát triển kinh tế. Bà con tương thân tương ái, người giúp ngày công, người cho ít cây giống, cùng hỗ trợ nhau để phát triển” – ông Nguyễn Văn Châu - Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn cho hay.

Bà con trong thôn ai nấy đều cố gắng phát triển kinh tế. Ảnh: B.A

 

Tiếp tục chuyến “du thôn”, ông Châu cười nói như xua tan cái nắng nóng: Ở thôn tôi, mấy năm trở lại đây, tổ hòa giải hầu như không có việc làm đâu cô.

Không có việc làm cũng đúng thôi bởi ở nơi đây, người dân gắn bó, đoàn kết với nhau như người một nhà. Tắt lửa tối đèn có nhau, bà con chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau trong những lúc buồn vui cũng như khi hoạn nạn. Hàng xóm chẳng bao giờ xảy ra tranh chấp, cãi vã.

Ý thức được bạo lực gia đình là một trong những nguyên nhân chính làm vỡ tan hạnh phúc gia đình nên các hộ gia đình trong thôn luôn cố gắng, nhường nhịn, lấy yêu thương xóa đi lỗi lầm, cùng xây dựng tổ ấm.

Mỗi gia đình đều động viên các con chăm chỉ học hành, từ 86 em học sinh giỏi trong năm học 2015-2016, đến năm 2016-2017, số lượng học sinh giỏi đã tăng lên 106 em. Cùng với đó, các cháu cũng được bố mẹ tạo điều kiện tham gia các sân chơi kĩ năng; tham gia các buổi sinh hoạt trong những ngày hè.

Cùng vun đắp hạnh phúc, cùng chung sức giữ xóm làng bình yên, hiện nay thôn Trung Thành có hơn 85% hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa.

Dạo quanh Trung Thành, dù trời nắng nhưng không khí vẫn rất dễ chịu. Hơi mát từ cây cối tỏa ra, và hơn nữa, nhà nhà sạch sẽ, tạo nên cảm giác khá thoải mái.

Ông Châu nói rằng, không phải ngẫu nhiên mà thôn xóm lại sạch sẽ như vậy, một phần cũng nhờ tổ thu gom rác thải hoạt động hiệu quả. Mỗi tháng 10 ngàn đồng, các hộ dân đóng tiền, thành lập tổ thu gom rác thải và xin phép thành phố được tập kết rác tại bãi rác thành phố. 4 năm nay, cứ đến thứ 7, xe rác lại đến từng nhà thu gom rác.

Nhờ ý thức của người dân, cộng thêm tổ thu gom hoạt động hiệu quả mà thôn xóm luôn sạch sẽ từ trong nhà ra đến ngoài ngõ. “Mô hình thu gom rác thải của thôn tôi trở thành điển hình, các thôn khác đã học tập và nhân rộng ra” – ông Châu tự hào.

Ở thôn Trung Thành có rất nhiều điều đặc biệt. Nếu ở nơi khác, người dân tìm cách cho con “trốn” nghĩa vụ quân sự thì nơi đây, ai nấy đều động viên các con tham gia nghĩa vụ quân sự. Như nhà bà Lê Thị Hồng, khi thấy có thông báo, bà liền động viên cả 2 con trai đi nghĩa vụ. Bà bảo, các con đi hết, kể cũng buồn nhưng bà cần các con được rèn luyện để nên người, trở thành người có ích cho xã hội.

Và cũng ở thôn Trung Thành, sắp đến 27/7, cán bộ, nhân dân trong thôn đã lên kế hoạch, tổ chức thăm hỏi, tặng quà, động viên 15 hộ gia đình chính sách. “Những phần quà nhỏ thôi nhưng đó là việc làm cần thiết, chúng tôi muốn tỏ lòng biết ơn đến công lao của các anh hùng, vì nước quên thân” – ông Các bày tỏ.   

Trung Thành vinh dự là thôn đầu tiên của tỉnh được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Ảnh: B.A

 

Trưa nóng, trở về lại hội trường, những tấm bằng khen như thu hút mọi ánh nhìn. Nào là bằng khen của tỉnh; nào là bằng công nhận Làng Văn hóa; và đặc biệt, tấm Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về việc đã có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2015, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc trở thành niềm tự hào của bà con trong thôn.

Cầm tấm Bằng khen, lâng lâng xúc động, ông Châu hãnh diện nói: Chúng tôi sẽ cố gắng phát huy hơn nữa để xóm làng mãi bình yên.

Bình An 

   

Các tin khác

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương
  • Chùm ảnh: Hàng nghìn thí sinh bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
  • Chùm ảnh: Làng trong phố - Vẹn nguyên những giá trị văn hóa truyền thống
  • Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín
  • Bên dòng Đăk Bla
  • Chùm ảnh: Nơi dòng thời sự không ngừng chảy
  • [EMAGAZINE] BÁO CHÍ KON TUM - ĐỒNG HÀNH CÙNG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by