• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Lễ tưởng niệm 55 năm ngày các chiến sĩ Trung đoàn 209 hy sinh tại Chư Tan Kra    Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn gặp gỡ, đối thoại với thanh niên    UBND tỉnh và Tập đoàn Viettel ký kết Thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số    Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hòa thăm, tặng hoa Tỉnh đoàn    Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình tặng cờ Tổ quốc tại huyện Ngọc Hồi   

Ghi chép - Phóng sự

Về vùng đất trồng sâm dây ở Ngọc Linh

02/01/2017 10:37

​Góp phần giảm nghèo và ổn định cuộc sống, nhiều năm nay, người dân các thôn ở xã Ngọc Linh (huyện Đăk Glei) đã phát triển mạnh diện tích sâm dây. Trên những triền núi ở xã vùng cao này, cây sâm dây len lỏi khắp nơi, gần đây được bà con trồng xen vào những vườn cà phê, bời lời…

Vượt gần 60km từ trung tâm huyện qua những con đường ngoằn ngoèo, đồi dốc, chúng tôi mới đến được xã Ngọc Linh – một trong những xã khó khăn và xa xôi của huyện Đăk Glei.

Mùa này, Ngọc Linh mưa nhiều nên càng lạnh. Đứng ở trung tâm xã phóng tầm mắt nhìn phía xa xa, 17 thôn làng của xã nằm ở lưng chừng núi dựa vào dãy Ngọc Linh ẩn hiện trong sương mù.

Ông A Tiên – Chủ tịch xã Ngọc Linh cho biết, ngày trước, ở xã Ngọc Linh không ai nghĩ đến chuyện trồng sâm dây bởi cây mọc tự nhiên trong rừng rất nhiều. Dần dà, có nhiều thương lái tìm đến thu mua nên một số hộ gia đình đã kiếm giống ở rừng về trồng trên nương rẫy mình.

“Phong trào trồng sâm dây thực sự phát triển mạnh nhất ở Ngọc Linh từ 2 năm nay, kể từ khi có mô hình của Sở Khoa học - Công nghệ hỗ trợ cho 11 hộ dân ở thôn Tân Rát (xã Ngọc Linh) trồng hơn 2ha sâm dây rồi từ đó bà con đã học hỏi và làm theo nhiều hơn.” - ông A Tiên cho biết.

Khi chúng tôi đề cập việc muốn vào thăm vườn sâm dây của bà con ở thôn Tân Rát, Chủ tịch xã A Tiên tỏ vẻ lo lắng, vì cả tháng nay, Ngọc Linh mưa nhiều nên đường sá rất trơn trượt; trong khi muốn đến được vườn sâm dây phải cuốc bộ vào làng rồi leo núi hàng giờ đồng hồ.

A Hiêng – cán bộ văn phòng xã Ngọc Linh – thạo đường rừng núi – vì vào những ngày cuối tuần anh cũng thường xuyên leo núi để đến vườn sâm của gia đình mình - xung phong dẫn đường cho chúng tôi.

Thôn Tân Rát nằm cách trung tâm xã Ngọc Linh chừng 4km nhưng đường sá không dễ đi lại. Xe chỉ chạy được đến con dốc đầu làng, chúng tôi bắt đầu đi chân đất cuốc bộ. Nhìn những con dốc thẳng đứng phía sau làng thú thật cũng ngao ngán, nhưng nghĩ đến cảnh được nhìn thấy những vườn sâm dây trên đỉnh núi ở phía xa xa mây mù giăng phủ thì không ai chùn bước.

Chị Y Nun - thôn trưởng Tân Rát khoác sẵn áo mưa đứng chờ đoàn chúng tôi ngay trước ngôi nhà ở lưng chừng núi. Nhìn mọi người chân đất vượt núi, chị bảo phải cuốc bộ 2 giờ đồng hồ mới đến được vườn sâm dây nên các anh chị phải đeo ủng vào mới có thể vượt qua những đoạn đường trơn trượt và chống chọi được với cái lạnh ở vùng cao này. Vừa nói, chị Y Nun vội chạy qua mấy nhà hàng xóm kế bên để mượn cho chúng tôi mỗi người một đôi ủng.

Hành trình chúng tôi trải qua đầu tiên là những chân ruộng cao nhưng mùa này cũng đã bị nước trên đầu nguồn đổ dồn về ngập đến đầu gối; tiếp đến là băng qua chiếc cầu treo làm bằng cây gỗ cột thêm mấy cây tre chống đỡ để vượt con suối lớn nhất làng, rồi thêm hàng chục con dốc thẳng đứng. A Hiêng lãnh phần đi trước không quên nhắc nhở chúng tôi người sau bám vào người trước để tránh bị trượt chân ngã.

Sau 2 giờ đồng hồ, cuối cùng chúng tôi cũng lên được ngọn núi ở thôn Tân Rát. Điểm cao nhất cũng chính là vườn sâm dây của chị Y Nun được trồng xen với cà phê chè. Chiếc áo mưa tiện lợi của mỗi người chúng tôi cũng rách tả tơi vì đủ loại gai rừng va quệt, khiến cho cái lạnh càng lúc càng thẩm thấu buốt thịt da.

Dường như đã quen với cái lạnh nơi đây nên vừa lên đến nơi, chị Y Nun nhanh chóng đi quanh vườn kiểm tra xem thử những ngày mưa kéo dài có ảnh hưởng gì đến những cây cà phê chè được Nhà nước hỗ trợ vừa cho thu hoạch xong, cả mấy gốc sâm dây chị vừa trồng xen thêm từ tháng trước.

Năm 2013, lập gia đình ra riêng, chị Y Nun được bố mẹ cho 2 sào đất rẫy để trồng mỳ, trồng bắp. Năm 2014, chị không trồng bắp, trồng mỳ nữa mà chuyển sang trồng cà phê chè từ Đề án hỗ trợ và phát triển cà phê xứ lạnh của tỉnh.

Cùng năm đó, gia đình chị tiếp tục được chọn là 1 trong 11 hộ gia đình trong thôn thí điểm mô hình trồng sâm dây do Sở Khoa học - Công nghệ hỗ trợ. Được tập huấn về kỹ thuật, Y Nun đã trồng xen sâm dây vào vườn cà phê.

Chị Y Nun khoe những củ Sâm dây vừa mới thu hoạch. Ảnh: M.L

 

Chị Y Nun cho biết, điều đáng mừng nhất là các loại cây trồng sau khi xuống giống đều phát triển xanh tốt; một số gốc sâm dây được hỗ trợ nguồn giống lúc đầu có thể chưa thích ứng với điều kiện khí hậu nên bị chết cũng được chị cùng bà con dân làng lên rừng tìm kiếm giống về trồng dặm trở lại.

Sau 6 tháng xuống giống, vườn sâm dây của gia đình chị Y Nun đã cho củ rất to. Năm đầu tiên, gia đình chị bán được 20kg sâm dây, trung bình thương lái thu mua mức giá 100.000 đồng/kg. Không thu hoạch một lần, khi gia đình cần tiền mua sắm các nhu yếu phẩm gì chị mới bán nên cuộc sống cũng ổn định.

Kế bên rẫy chị Y Nun là 2 sào sâm dây trồng xen cà phê của gia đình ông A Bảy cùng thôn Tân Rát cũng được Sở Khoa học Công nghệ hỗ trợ.

Mặc cho những cơn mưa và cái lạnh thấu xương, ông A Bảy vẫn lên thăm nom rẫy từ sớm. Rẫy của ông A Bảy trồng rất nhiều loại cây như cà phê chè, sâm dây, cây thuốc lá… Ngoài 2 sào sâm dây này, gia đình ông A Bảy còn tự đầu tư trồng thêm 2 rẫy sâm dây xen cà phê chè nữa ở đồi núi kế bên, mỗi rẫy cũng chừng 2 sào.

Ông A Bảy cho biết, sâm dây dễ trồng, hợp với khí hậu nên không tốn nhiều công chăm sóc. Từ đầu vụ thu hoạch đến nay, ông đã thu rải rác được 20kg sâm dây. Năm ngoái, chỉ thu hoạch những cây sâm dây cho củ to, gia đình ông bán được 30kg sâm dây. Đối với những cây củ còn nhỏ, gia đình để lại sang năm thu hoạch sau, nếu thu hoạch hết chắc cũng được hơn 60kg.

Đứng trên đỉnh núi của làng Tân Rát, nhìn khắp sẽ thấy đồi núi nơi đây đều được bà con trồng sâm dây xen với rẫy cà phê, bời lời.

Thôn trưởng Y Nun thống kê, cả thôn có 57 hộ gia đình. Ngoài 11 hộ gia đình được Sở Khoa học Công nghệ hỗ trợ giống, bây giờ gần như gia đình nào ở đây cũng trồng sâm dây, trung bình mỗi hộ trồng 1-2 sào. Cùng với việc tự kiếm giống ở rừng về trồng, bà con còn biết cách ươm hạt để nhân giống. Tuy nhiên, vì quy mô trồng còn ít nên sâm dây chưa giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu được nhưng cũng phần nào đảm bảo ổn định cuộc sống cho bà con.

Anh A Hiêng - cán bộ văn phòng xã Ngọc Linh tiết lộ thêm, ngoài Tân Rát, hiện, người dân ở 4 thôn phía tây của xã gồm Lê Toan, Kon Tuông, Đăk Nai, Kon Tua cũng trồng sâm dây rất nhiều; trung bình mỗi thôn phát triển từ 7-8ha.

Chia sẻ về kế hoạch giúp bà con nhân dân trên địa bàn các xã nhân rộng mô hình trồng sâm dây, chị Y Ngọc - Phó Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Đăk Glei cho biết, đến nay, huyện Đăk Glei cũng đã giao cho Phòng Kinh tế - Hạ tầng xây dựng Đề án hỗ trợ bà con 6 xã phía bắc gồm Mường Hoong, Ngọc Linh, xã Xốp, Đăk Choong, Đăk Man, Đăk Blô nhân rộng, phát triển và bảo tồn giống cây dược liệu sâm dây. Theo kế hoạch, giai đoạn 2018-2020, đơn vị sẽ tiến hành hỗ trợ bà con các xã phát triển thêm 25ha sâm dây.

Quá trưa, cơn mưa rừng càng nặng hạt, sương giăng dày đặc hơn. Nhổ mấy bụi sâm dây, chị Y Nun đưa cho mỗi người nhai cho đỡ mệt để lấy sức xuống núi. Cái vị ngọt, thơm của sâm dây Ngọc Linh khiến cho cơ thể có phần khỏe khoắn và ấm áp trở lại.

Sâm dây là loại cây dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao. Vì vậy, để giúp người dân xã Ngọc Linh từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu, địa phương nơi đây cần tiếp tục vận động người dân mở rộng diện tích trồng sâm dây để nâng cao mức thu nhập.

Mai Ly

   

Các tin khác

  • Gỡ “điểm nghẽn” để thúc đẩy phát triển
  • Chùm ảnh: Xanh mát giữa nắng tháng Ba
  • “Điểm tựa” của làng
  • Đam mê với sản phẩm OCOP
  • Chùm ảnh: Người Gia Rai gìn giữ nghề dệt truyền thống
  • Trồng dâu tây trên đỉnh Đăk Chum I
  • Chùm ảnh: Phụ nữ Ba Na bên sông Đăk Bla
  • Người Xơ Đăng đồng lòng bảo vệ “Quốc bảo”
  • Người làm thuyền composite ở Lung Leng
  • Chắp cánh ước mơ cho thế hệ tương lai
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Xã Diên Bình: Rác thải ven Quốc lộ 14 đã được thu dọn
  • Thêm một nạn nhân tử vong trong vụ nổ đầu đạn ở huyện Đăk Hà
  • Gỡ “điểm nghẽn” để thúc đẩy phát triển
  • Nêu gương trong học tập và làm theo Bác
  • Dưới mặt đất hiền lành - Bài 3: Để mặt đất trở lại hiền hòa
  • Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác đưa người đi xuất khẩu lao động
  • Hội nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2019-2024
  • Chương trình “Tháng Ba biên giới” tại xã Đăk Xú

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Gỡ “điểm nghẽn” để thúc đẩy phát triển
  • Chùm ảnh: Xanh mát giữa nắng tháng Ba
  • “Điểm tựa” của làng
  • Đam mê với sản phẩm OCOP

Đất & Người Kon Tum

  • Độc đáo “hơ gọ” của người Xơ Đăng
  • Rong ruổi trên hành trình đến với các thôn làng, một lần, tôi được bà con Xơ Đăng ở làng Đăk Tăng (xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông) chiêu đãi món “hơ gọ”- tức nõn chuối nấu thịt gác bếp. Dù chỉ một lần thưởng thức, nhưng món ăn độc đáo ấy đã để lại trong tôi những dư vị khó quên.
  • Nghệ nhân nặng lòng với văn hóa dân gian
  • Lớp học đàn t’rưng bên cầu Kon Klor
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by