• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam    Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Y Ngọc kiểm tra công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT tại các huyện Ngọc Hồi, Đăk Glei    Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013    Tập huấn công tác tổ chức xây dựng Đảng, MTTQ, đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới)    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang tiếp xúc cử tri tại huyện Kon Plông   

Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Hàng Việt phục vụ năm học mới chiếm lĩnh thị trường

12/09/2021 06:05

Bước vào năm học mới 2021-2022, các nhà sản xuất dụng cụ học tập, trang phục học sinh trong nước tiếp tục đầu tư cải thiện về mẫu mã, chất lượng để thu hút học sinh và phụ huynh. Vì vậy, hàng Việt phục vụ năm học mới đã chiếm lĩnh thị trường.

Qua khảo sát, tại các cửa hàng, có hơn 80% dụng cụ học tập được sản xuất tại Việt Nam. Nhiều dụng cụ mang thương hiệu Việt được các bậc phụ huynh, người tiêu dùng ưa chuộng như tập vở Thuận Tiến, cặp sách Hami, giấy vở Campus, bút chì, bút bi Bến Nghé, Vĩnh Tiến, Thiên Long… Các sản phẩm “Made in Việt Nam” đều có kiểu dáng, mẫu mã phong phú, giá cả niêm yết rõ ràng. Đáng chú ý, trên mỗi sản phẩm đều ghi rõ thông tin về chất liệu, trọng lượng, kích thước… để các bậc phụ huynh yên tâm khi mua về cho con mình sử dụng trong học tập.  

Khi tôi ghé vào hiệu sách Hoa Học Trò (đường Trần Hưng Đạo, thành phố Kon Tum), một số phụ huynh vẫn đang cặm cụi tìm mua dụng cụ học tập cho con. Nhìn chung người tiêu dùng đều tìm sản phẩm có mẫu mã phù hợp với con trẻ và nguồn gốc rõ ràng, giá cả hợp túi tiền.

Dụng cụ học tập được sản xuất tại Việt Nam đa dạng về mẫu mã. Ảnh: V.T

 

Anh Lê Hữu Minh - thôn Thanh Trung (phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum) cho biết: Năm nay con gái tôi vào lớp 1, tôi đang tìm mua cho cháu 1 chiếc cặp có kích thước phù hợp được thiết kế có nhân vật hoạt hình là heo Peppa. Tôi đã tham khảo nhiều hiệu sách và thấy mặt hàng cặp sách rất đa dạng về chủng loại và nguồn gốc. Tôi đã chọn mua cho cháu chiếc cặp sách thương hiệu Hami được sản xuất tại Việt Nam, với giá hơn 400.000 đồng.

“Khách hàng đa số chọn cặp sách do các doanh nghiệp trong nước sản xuất, vì mẫu mã không thua kém gì hàng ngoại, chất lượng đảm bảo, giá bán phù hợp với túi tiền người tiêu dùng. Ở Việt Nam, có một số công ty sản xuất cặp sách với chức năng chống gù lưng có giá lên đến hơn cả triệu đồng/chiếc, đáp ứng nhu cầu những phụ huynh khó tính” - nữ nhân viên bán hàng cho hay.

Không riêng cặp sách, các sản phẩm khác như tập vở, bút, thước… do các nhà sản xuất trong nước sản xuất đều chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Chị Phan Thị Ngọc Thương - thôn Trung Thành (xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum) chia sẻ: Khi sắm sửa đồ dùng học tập cho con đến trường, tôi ưu tiên chọn lựa hàng nội. Những vật dụng như màu tô, hộp bút, bút chì… có mẫu mã rất bắt mắt, chất lượng đảm bảo, phù hợp với con trẻ.

Cùng chiếm ưu thế trên thị trường là mặt hàng đồng phục do các công ty trong nước cung ứng. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở may mặc trên địa bàn tỉnh cũng sản xuất ra nhiều áo, quần đồng phục học sinh... góp phần làm đa dạng, phong phú mặt hàng đồng phục học sinh trên thị trường tỉnh.

Anh Phùng Xuân Thân - một chủ shop đồng phục ở phường Thống Nhất (thành phố Kon Tum) cho hay: Những năm gần đây, các bậc phụ huynh có xu thế chọn lựa đồng phục may sẵn cho con, vừa tiết kiệm thời gian, giá cá phải chăng, nằm ở ngưỡng từ 170.000 - 400.000 đồng/bộ, tùy theo lứa tuổi, chất liệu…

Về mặt hàng giày dép học sinh với nhiều mẫu mã cải tiến do các công ty trong nước sản xuất. Nhìn chung, giày dép học sinh “Made in Viet Nam” có kiểu dáng, màu sắc với nhiều chất liệu và mức giá khác nhau, một số thương hiệu được phụ huynh yêu thích như Biti’s, Bita’s.  

Văn Tùng

   

Các tin khác

  • Nhìn lại 5 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
  • Triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2025
  • Đưa hàng Việt về nông thôn và bình ổn thị trường hàng hóa
  • Ðưa các sản phẩm sản xuất trong tỉnh đến người tiêu dùng
  • Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh làm việc với Đoàn công tác Bộ Thông tin và Truyền thông
  • Đăk Tô: Người dân ưa dùng các sản phẩm OCOP ở huyện
  • Kon Rẫy: Sản phẩm OCOP được người tiêu dùng ưa chuộng
  • Người tiêu dùng ưa chuộng hàng Việt trong dịp Tết
  • Ghi nhận từ “Điểm bán hàng Việt Nam”
  • Hàng Việt chiếm ưu thế mùa Giáng sinh
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
  • Báo chí Kon Tum chung sức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
  • Phát huy vai trò “chiến sĩ” trên mặt trận tư tưởng, văn hóa
  • Những chuyến đi nối dài bao thương nhớ
  • Tỉnh Quảng Ngãi (mới) có 96 đơn vị hành chính cấp xã
  • Tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
  • Gặp mặt và giao lưu pickleball nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
  • Xây dựng nông thôn mới - Tuyên truyền đi trước một bước

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Ðồng vốn nhỏ, chắp cánh giấc mơ lớn
  • Chùm ảnh: Thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể vùng đồng bào DTTS
  • Chùm ảnh: Tác nghiệp ở cơ sở - những khoảnh khắc đáng nhớ
  • Chùm ảnh: Trung đoàn 990- Hoàn thành huấn luyện chiến sĩ mới

Đất & Người Kon Tum

  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Các DTTS ở Kon Tum như Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Gié – Triêng, Rơ Măm, Brâu, sở hữu kho tàng văn hóa truyền thống phong phú. Trong đó, sử thi (còn gọi là trường ca) là một loại hình nghệ thuật đặc biệt, không chỉ là những câu chuyện dài được kể bằng lời hát, mà còn thể hiện cách nhìn nhận thế giới, cuộc sống và những điều nhân văn trong cộng đồng mỗi dân tộc.
  • Suối Đăk Lôi níu chân du khách
  • Người dành trọn đời cho thổ cẩm
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by