• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn gặp gỡ, đối thoại với thanh niên    UBND tỉnh và Tập đoàn Viettel ký kết Thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số    Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hòa thăm, tặng hoa Tỉnh đoàn    Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình tặng cờ Tổ quốc tại huyện Ngọc Hồi    Chương trình cà phê doanh nghiệp, doanh nhân tháng 3   

Nhịp cầu bạn đọc

Người mẹ giàu nghị lực

05/03/2017 18:00

Chị Thủy và bé Thu hiện đang sống trong một căn phòng thuê chừng mười mấy mét vuông ở thôn Kon Tu 1, xã Đăk Blà (thành phố Kon Tum). Dù nghèo khó, bệnh tật nhưng hai mẹ con vẫn luôn cố gắng vượt lên nỗi đau, số phận để nuôi dưỡng những ước mơ bình dị…

Nhìn mái đầu của người mẹ đã rụng hết tóc, nước da xanh xao, vàng vọt vì phải chống chọi với căn bệnh ung thư buồng trứng nhưng hàng ngày phải gắng gượng đi bán vé số dạo để kiếm tiền nuôi con và nhìn bé gái dù đã bước vào lớp 10 nhưng thân hình còm nhom, nhỏ bé chỉ bằng đứa trẻ lên 10 tuổi (vì bị dị tật lồng ngực bẩm sinh) tranh thủ những buổi được nghỉ học đi bán vé số để kiếm tiền chữa bệnh cho mẹ… nước mắt tôi cứ lăn dài vì thương cảm và khâm phục bởi ý chí, nghị lực vượt lên hoàn cảnh của họ.

Người mẹ và đứa con gái trong câu chuyện đầy xúc động này là chị Trần Thị Thủy (sinh năm 1964) và bé Lê Thị Thu (sinh năm 2001).

Chị Thủy và bé Thu hiện đang sống trong một căn phòng thuê chừng mười mấy mét vuông ở thôn Kon Tu 1, xã Đăk Blà (thành phố Kon Tum). Dù nghèo khó, bệnh tật nhưng hai mẹ con vẫn luôn cố gắng vượt lên nỗi đau, số phận để nuôi dưỡng những ước mơ bình dị…

Chị Thủy quê ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Còn chồng chị là anh Lê Văn Bình quê ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Gia đình anh chị cùng nghèo nên năm 1998, hai vợ chồng mới quyết định rời hương vào Kon Tum lập nghiệp. Anh chị xin vào làm công nhân cho một lò gạch ở phường Duy Tân (thành phố Kon Tum).

Chị Thủy chia sẻ, mỗi khi nhìn thấy con ngồi học bài mọi mệt nhọc đều tan biến trong chị. Ảnh: T.Q

 

Năm 2001, anh chị sinh được cháu Lê Thị Thu. Khi bé Thu vừa tròn 6 tháng tuổi thì anh Bình đột ngột qua đời. “Ở cữ” chưa bao lâu, chị Thủy đã phải đi làm thuê làm mướn để có tiền lo cho hai mẹ con và có tiền thuê nhà ở…

Năm 2007, lò gạch giải thể, chị được người quen giới thiệu qua Lâm Đồng phụ làm rau cho các nhà vườn kiếm sống. Làm lụng vất vả nhưng cũng chẳng có dư, thêm vào đó bé Thu thường xuyên đau ốm nên chị quyết định quay về lại Kon Tum để mưu sinh.

Vì sức khỏe ốm yếu, không làm việc nặng nhọc được nên chị Thủy chọn cho mình nghề bán vé số dạo. Hàng ngày, sau khi lo cơm nước cho con gái đi học xong, chị lại "cơm đùm cơm nắm" rồi đạp chiếc xe đạp cọc cạch đi bán vé số khắp thành phố đến chiều tối; hôm nào khỏe thì chị đi bán cả ca tối (từ 7-9h tối) mới về đến nhà. Mỗi ngày, chị Thủy kiếm được 100.000 -120.000 đồng.

Chị Thủy cho biết, khó khăn mấy chị cũng chịu đựng được nhưng lo nhất vẫn là đứa con gái bởi từ bé sinh ra cơ thể cháu đã gầy còm, ốm yếu; càng lớn lên cháu có những biểu hiện rất khác thường, như: không phát triển về chiều cao mà trông bề ngoài như đứa trẻ lên 10 tuổi, lồng ngực nhô lên và có lúc còn khó thở. Mong muốn con sau này có một cái nghề để đỡ vất vả hơn mẹ nên dù cực khổ mấy chị Thủy cũng động viên con ráng học hành.

Thế nhưng, cách đây 2 năm, chị Thủy phát hiện mình mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng. Thời gian đầu phát hiện bệnh, chị Thủy suy sụp tinh thần hoàn toàn, suốt ngày chỉ nghĩ đến cái chết. Căn nhà thuê của hai mẹ con chị lúc nào cũng u uất, thiếu hẳn đi tiếng cười. Nhưng rồi nghĩ đến con, đến tương lai và số phận của nó, chị Thủy lại cố gắng gượng, lạc quan để động viên tinh thần con gái cố gắng vươn lên.

Những người hàng xóm của chị Thủy kể, cũng với suy nghĩ ấy mà thấy chị cật lực làm việc hơn. Một ngày 3 buổi đạp xe đi bán vé số khắp nơi ở thành phố Kon Tum. Bé Thu học ở trường một buổi sáng, buổi chiều được nghỉ học cũng phụ mẹ đi bán vé số, để dành dụm tiền cho mẹ chữa bệnh.

Bé Thu chia sẻ: Chiều nào đi học về con cũng bán vé số với mẹ. Riêng ngày Chủ nhật, con đi bán cả ngày và bảo mẹ ở nhà để một mình con đi bán nhưng mẹ không đồng ý. Thấy mẹ đau bệnh con buồn lắm. Con động viên mẹ cố gắng chữa bệnh, đừng chán nản hay bi quan mà bỏ cuộc giữa chừng.

Tháng 9/2016 bé Thu đã phải xin phép nghỉ học hơn 20 ngày liền để đưa mẹ ra Đà Nẵng mổ khối u, tưởng sẽ phải nghỉ học. Thế nhưng, ở trường, ở lớp, em đã may mắn được bạn bè, Ban giám hiệu nhà trường, thầy cô giáo quan tâm, giúp đỡ nên đã vượt qua được kỳ thi một cách xuất sắc. Thu chia sẻ, dù cuộc sống khó khăn đến mấy, bản thân cũng sẽ cố gắng học hành để mẹ được yên lòng.

Chị Thủy nhẩm tính, số tiền mổ khối u của chị đợt đầu lên tới 18 triệu đồng. Sau khi mổ khối u xong đến nay chị có đến 6 đợt hóa trị, đợt đầu hết 4 triệu đồng; đợt sau mỗi đợt 2-3 triệu đồng. Số tiền điều trị thuốc thang đều do  hai mẹ con chị tích góp dành dụm bao năm nay từ việc đi làm thuê và bán vé số dạo để dành cho con học đại học sau này.

Tâm sự với chúng tôi, chị Thủy bảo: Thấy con đi học một buổi, buổi chiều về phụ mẹ đi bán vé số, tôi xót lắm. Nhiều khi tôi muốn gửi cháu vào Trung tâm công tác xã hội để nhờ Nhà nước giúp đỡ cho cháu có điều kiện được học hành hơn nhưng cháu không đồng ý. Cháu nói muốn ở nhà với mẹ, được cận kề để lo cho mẹ, động viên tinh thần mẹ để mẹ mau chóng khỏi bệnh. Vậy nên, bây giờ, tôi chỉ mong muốn sao mình được khỏe mạnh để nuôi con ăn học, nếu tôi có bề gì bỏ cháu bơ vơ một mình tội nghiệp lắm.

Trong miên man câu chuyện buồn, bất chợt ánh mắt chị Thủy bỗng rực lên niềm vui khi khoe với chúng tôi về chiếc xe đạp chị mới mua cho đứa con gái. Chị bảo, từ hôm trong Tết Nguyên đán đến giờ, do biết đến hoàn cảnh nên nhiều người đã mua vé số ủng hộ cho hai mẹ con chị rất nhiều. Số tiền kiếm được, chị đã mua được chiếc xe đạp cũ nhưng “xịn” hơn chiếc xe trước đây cho con. Số tiền còn lại hơn 1 triệu đồng chị để dành sắp tới mua vé xe và lo tiền ăn uống trong mấy ngày đi viện tái khám. Rất mừng là chi phí thuốc thang kỳ này đã có bảo hiểm hỗ trợ vì chị mới được địa phương xét duyệt thuộc diện hộ nghèo.

Ngồi trên chiếc giường, nhìn con chăm chú học bài, chị Thuỷ nói với chúng tôi rằng chị ước ao giây phút được bên con, được lo lắng cho con sẽ kéo dài, kéo dài mãi đến khi có thể nuôi cháu học đại học hoặc học được một cái nghề nào đó để có thể về sau tự nuôi sống được bản thân, tôi thấy cổ họng mình cứ nghèn nghẹn. Mong sao, qua những dòng chia sẻ này của chúng tôi sẽ có nhiều nhà hảo tâm giúp đỡ mẹ con người phụ nữ có hoàn cảnh đáng thương này.

 Tú Quyên

   

Các tin khác

  • Nghị lực của chị Y Suying
  • Những đứa trẻ sống dựa vào bà
  • Hoàn cảnh đáng thương của người mẹ đơn thân có 2 con bị TNGT cần sự giúp đỡ
  • Món quà từ thiện
  • Cô bé khuyết tật hiếu học cần giúp đỡ
  • Người cha bệnh tật và nỗi lo cho những đứa con
  • Người bà và 4 đứa trẻ mồ côi cần lắm sự sẻ chia
  • Xót xa hoàn cảnh 2 bé trai cần được giúp đỡ
  • Hoàn cảnh đáng thương của cậu bé 7 tuổi bị bệnh nặng cần giúp đỡ
  • “Bố mất, anh em con phải nghỉ học thôi…”
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Dưới mặt đất hiền lành - Bài 1: “Tử thần” rình rập
  • Đẩy mạnh cho vay tín dụng theo Nghị quyết số 11 của Chính phủ
  • Tu Mơ Rông: Triển khai các biện pháp bảo vệ sâm Ngọc Linh hạn chế thiệt hại do mưa đá gây ra
  • Bế mạc Hội thao Kỷ niệm ngày truyền thống ngành Thể dục thể thao
  • Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc
  • Lực lượng xung kích đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
  • Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tổ chức Kỳ họp lần thứ 16
  • Hai cháu nhỏ tử vong do đuối nước

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Xanh mát giữa nắng tháng Ba
  • “Điểm tựa” của làng
  • Đam mê với sản phẩm OCOP
  • Chùm ảnh: Người Gia Rai gìn giữ nghề dệt truyền thống

Đất & Người Kon Tum

  • Độc đáo “hơ gọ” của người Xơ Đăng
  • Rong ruổi trên hành trình đến với các thôn làng, một lần, tôi được bà con Xơ Đăng ở làng Đăk Tăng (xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông) chiêu đãi món “hơ gọ”- tức nõn chuối nấu thịt gác bếp. Dù chỉ một lần thưởng thức, nhưng món ăn độc đáo ấy đã để lại trong tôi những dư vị khó quên.
  • Nghệ nhân nặng lòng với văn hóa dân gian
  • Lớp học đàn t’rưng bên cầu Kon Klor
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by