• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Định hướng xử lý các dự án đầu tư công và tháo gỡ vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang dự Lễ khánh thành các dự án đầu tư công trình hạ tầng tại xã Ngọc Linh    Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật    Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân   

Thời sự - Chính trị

  • Xây dựng Đảng

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

22/06/2023 17:43

Ngày 21/6, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và sự điều hành nội dung của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Quang cảnh buổi thảo luận tại hội trường. Ảnh: HN

 

Tại phiên thảo luận này, đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum Tô Văn Tám đã cùng 31 đại biểu Quốc hội cả nước phát biểu, tranh luận. Đại biểu Tô Văn Tám đã phát biểu tham gia 3 ý kiến về vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; về trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào DTTS; vấn đề thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Theo đại biểu Tô Văn Tám, vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là vấn đề luôn được người dân quan tâm, trong đó có một thực trạng là quy hoạch đã được lập, phê duyệt nhưng tổ chức thực hiện chậm hoặc không thực hiện được một số nội dung của quy hoạch. Việc thực hiện chậm này không chỉ là 5 năm, 10 năm, có khi là 20 năm và có khi còn lâu hơn nữa. Người dân vẫn thường gọi trường hợp này là quy hoạch “treo”. Quy hoạch “treo” không chỉ gây lãng phí tài nguyên đất đai, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội mà còn gây khó khăn, làm đảo lộn cuộc sống của người dân. Những cư dân trong khu vực quy hoạch “treo” sống trong cảnh thấp thỏm, khổ sở, đi không được mà ở thì cũng không xong. Quyền lợi của họ không được coi trọng đúng mức. Sửa đổi Luật Đất đai cần có những quy định xác thực, rõ ràng, khả thi để xóa bỏ tình trạng này. Các quy định trong dự thảo tại Chương V đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng và để hoàn chỉnh thêm, đại biểu Tô Văn Tám đề nghị:

Thứ nhất, nên bỏ tầm nhìn trong quy hoạch kế hoạch sử dụng đất tại Điều 62, bởi tầm nhìn chỉ mang tính ước lượng, dự báo mà dự báo thì có thể chính xác, có thể không chính xác, như thế cũng có thể đó là một tác nhân của quy hoạch “treo”. Người dân chỉ mong muốn nhà nước xác định rõ quy hoạch đất đai cụ thể là bao lâu và quyền lợi của họ như thế nào trong khu vực quy hoạch, việc bỏ tầm nhìn quy hoạch trong dự thảo luật là đáp ứng yêu cầu này.

Thứ hai, để đảm bảo quyền lợi của người dân trong vùng quy hoạch cần chỉnh lý, bổ sung thêm tại khoản 3, Điều 76 theo hướng khi quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và thực hiện các quyền của người sử dụng đất quy định tại Điều 38 của luật này và pháp luật có liên quan;...

Đại biểu Tô Văn Tám phát biểu thảo luận tại Hội trường. Ảnh: HN

 

Về trách nhiệm của nhà nước về đất đai đối với đồng bào DTTS, tại Điều 17 của dự thảo khi xác định trách nhiệm của nhà nước về đất đai đối với đồng bào DTTS thì có 2 chính sách, đó là chính sách về đất ở, đất sinh hoạt cho cộng đồng đồng bào dân tộc và chính sách ưu tiên cho cá nhân đồng bào DTTS có đất sản xuất, đảm bảo sinh kế. Nhưng cả 2 chính sách này đều hướng đến bộ phận đồng bào DTTS thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Theo đại biểu Tô Văn Tám ở đây có 2 điểm cần chú ý:

Một là, tên điều luật chưa phù hợp với nội dung của chính sách, tên điều luật là trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào DTTS nhưng nội dung là chính sách cho bộ phận đồng bào DTTS ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, không phải bao trùm toàn bộ vùng đồng bào DTTS và các vùng khác, các vùng khác này cũng nghèo và cận nghèo do thiếu đất sản xuất.

Hai là, chưa rõ việc đảm bảo đất ở, đất sinh hoạt cho đồng bào DTTS theo hình thức nào? Đại biểu Tô Văn Tám đề nghị chính sách đất đai của nhà nước tại điều này cần bao trùm vùng đồng bào DTTS, miền núi và Tây Nguyên đang sản xuất nông nghiệp, thực sự không có hoặc thiếu đất ở, đất sản xuất với hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất lần đầu đối với đất ở, đất sản xuất. Trường hợp vẫn giữ 2 khoản như điều này thì đề nghị bổ sung khoản 1 với nội dung là “nhà nước có chính sách để tạo điều kiện cho đồng bào DTTS có đất ở, đất sản xuất”, sau đó đến khoản 2, khoản 3 là cho vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.

Hồ Nam

   

Các tin khác

  • Danh sách Ban Lễ tang đồng chí Trần Đức Lương
  • Thông báo Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng đồng chí Trần Đức Lương
  • Thông cáo đặc biệt: Tổ chức Lễ tang Đồng chí Trần Đức Lương với nghi thức Lễ Quốc tang
  • Định hướng xử lý các dự án đầu tư công và tháo gỡ vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật, nghị quyết
  • Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần
  • Thông cáo báo chí số 15, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh lấy ý kiến trực tiếp đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
  • Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang dự Lễ khánh thành các dự án đầu tư công trình hạ tầng tại xã Ngọc Linh
  • Quốc hội rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV, bầu cử khóa mới vào 15/3/2026
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Danh sách Ban Lễ tang đồng chí Trần Đức Lương
  • Hội thảo khoa học lịch sử Tiểu đoàn bộ binh 304
  • Thông báo Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng đồng chí Trần Đức Lương
  • Thông cáo đặc biệt: Tổ chức Lễ tang Đồng chí Trần Đức Lương với nghi thức Lễ Quốc tang
  • Định hướng xử lý các dự án đầu tư công và tháo gỡ vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Toạ đàm kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ 18-5
  • Vụ phá rừng tại huyện Ia H’Drai: Thường trực Tỉnh uỷ và UBND tỉnh chỉ đạo khẩn trương điều tra, xử lý
  • THÔNG BÁO VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Tình cha mang sắc xanh áo lính
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by