• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm làm việc với tỉnh Kon Tum    Sẵn sàng cho Ngày hội của các dân tộc vùng Tây Nguyên    Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp Đoàn cán bộ cấp cao tỉnh Attapư    Chỉ thị của Ban Bí thư: Nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức    Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với công nhân, viên chức, người lao động   

Thời sự - Chính trị

  • Xây dựng Đảng

Sửa đổi, bổ sung nguyên tắc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức

23/09/2023 15:12

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 71/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức (Nghị định 71/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/9/2023).

 

Về nguyên tắc xử lý kỷ luật, Nghị định bổ sung quy định: Quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày có hiệu lực thi hành. Đối với trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì việc quy hoạch, bổ nhiệm ứng cử vào chức vụ cao hơn, bố trí công tác cán bộ áp dụng hiệu lực theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp đã có quyết định kỷ luật về Đảng thì hiệu lực của quyết định xử lý kỷ luật hành chính tính từ ngày quyết định kỷ luật về Đảng có hiệu lực. Trong thời gian này, nếu không tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định xử lý kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực mà không cần phải có văn bản về việc chấm dứt hiệu lực.

Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật trong thời gian đang thi hành quyết định xử lý kỷ luật thì xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này. Quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực. Các tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật và quyết định kỷ luật phải được lưu giữ trong hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức. Hình thức kỷ luật phải ghi vào lý lịch của cán bộ, công chức, viên chức.

Nghị định quy định không được cử người thân là thành viên Hội đồng kỷ luật hoặc chủ trì cuộc họp kiểm điểm. Cụ thể: Không được cử vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ; cha, mẹ (vợ hoặc chồng), cha nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi; anh, chị, em ruột; cô, dì, chú, bác, cậu ruột; anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng của anh, chị, em ruột hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hành vi vi phạm bị xem xét xử lý kỷ luật là thành viên Hội đồng kỷ luật hoặc là người chủ trì cuộc họp kiểm điểm.

Kỷ luật hành chính tương xứng với kỷ luật về Đảng: Nghị định cũng sửa đổi khoản 1, khoản 2, khoản 4 và khoản 6 Điều 2 nguyên tắc xử lý kỷ luật. Cụ thể, việc xử lý kỷ luật phải bảo đảm khách quan, công bằng; công khai, nghiêm minh; chính xác, kịp thời; đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục.

Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong cùng một thời điểm xem xét xử lý kỷ luật, nếu cán bộ, công chức, viên chức có từ 2 hành vi vi phạm trở lên thì xem xét, kết luận về từng hành vi vi phạm và quyết định chung bằng một hình thức cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm.

Cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật về Đảng thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về Đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện quy trình xử lý kỷ luật hành chính (nếu có), trừ trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật quy định tại Điều 3 Nghị định này.

Hình thức kỷ luật hành chính phải bảo đảm tương xứng với kỷ luật về Đảng. Trường hợp bị xử lý kỷ luật về Đảng bằng hình thức cao nhất thì cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật xem xét, quyết định xử lý kỷ luật hành chính bằng hình thức cao nhất nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 19 Nghị định này. Nếu không thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý.

Trường hợp còn có ý kiến khác nhau về việc xác định hình thức kỷ luật hành chính tương xứng với hình thức xử lý kỷ luật về Đảng cao nhất thì cấp có thẩm quyền quyết định việc thành lập Hội đồng xử lý kỷ luật để tham mưu; tham khảo ý kiến bằng văn bản của tổ chức Đảng ra quyết định xử lý kỷ luật đảng viên trước khi quyết định.

Trường hợp có thay đổi về hình thức xử lý kỷ luật về Đảng thì phải thay đổi hình thức xử lý kỷ luật hành chính tương xứng. Thời gian đã thi hành quyết định xử lý kỷ luật cũ được trừ vào thời gian thi hành quyết định xử lý kỷ luật mới (nếu còn). Trường hợp cấp có thẩm quyền của Đảng quyết định xóa bỏ quyết định xử lý kỷ luật về Đảng thì cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật hành chính phải ban hành quyết định hủy bỏ quyết định xử lý kỷ luật hành chính.

Nghị định 71/2023/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức.

Ngọc Mạnh

   

Các tin khác

  • Đại tướng Tô Lâm- Bộ trưởng Bộ Công an thăm các cơ sở tôn giáo trên địa bàn thành phố Kon Tum
  • Hội nghị tổng kết Đề án chỉnh lý khoa học tài liệu tồn đọng tại các cơ quan, tổ chức, địa phương trên địa bàn tỉnh
  • Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm làm việc với tỉnh Kon Tum
  • Trao quyết định nghỉ hưu cho đồng chí Nguyễn Đình Cầu - Phó chánh Văn phòng UBND tỉnh
  • Toàn văn phát biểu bế mạc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV
  • Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV: Đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn
  • Tiếp tục giảm 2% thuế VAT đến hết ngày 30/6/2024
  • Họp báo thông tin về Kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh khóa XII
  • THÔNG CÁO BÁO CHÍ SỐ 22 KỲ HỌP THỨ 6, QUỐC HỘI KHÓA XV
  • Quốc hội thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Đại tướng Tô Lâm- Bộ trưởng Bộ Công an thăm các cơ sở tôn giáo trên địa bàn thành phố Kon Tum
  • Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm làm việc với tỉnh Kon Tum
  • Khai mạc chung các hoạt động Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I năm 2023
  • Ngày hội lớn và “thương hiệu” Kon Tum
  • Cơ hội cho du lịch “cất cánh”
  • Chùm ảnh: Quốc bảo sâm Ngọc Linh dưới tán rừng
  • Tổng duyệt Lễ khai mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I
  • Sẵn sàng cho Ngày hội của các dân tộc vùng Tây Nguyên

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Quốc bảo sâm Ngọc Linh dưới tán rừng
  • Nặng nợ với nghề đan lát
  • Chùm ảnh: Tết Et Đông ở làng Kon Cheo Leo
  • Chuyện của người giáo viên vùng khó

Đất & Người Kon Tum

  • Đắm say cùng suối Đăk Na
  • Nằm ở địa phận xã Pô Kô (huyện Đăk Tô), suối Đăk Na là một trong những địa điểm “bỏ túi” dành cho những người đam mê du lịch trải nghiệm. Mang trong mình vẻ đẹp mộng mơ huyền ảo, cùng không khí trong lành mát mẻ của núi rừng, suối Đăk Na có thể làm say đắm bao du khách khi đặt chân đến đây thưởng ngoạn.
  • Gìn giữ và phát huy giá trị của lễ hội
  • Phụ nữ làng Plei Lay gìn giữ, phát huy nghề dệt thổ cẩm
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by