• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023-2028    Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hòa thăm và làm việc với Đảng ủy xã Ia Dom    Phiên họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 8    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm mô hình trồng mắc ca và Dự án CT thủy lợi Đăk PoKei tại Kon Rẫy    Tưng bừng khai giảng năm học mới 2023-2024   

Thời sự - Chính trị

  • Xây dựng Đảng

Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp Nhà nước

15/09/2023 06:32

Ngày 14/9, Thường trực Chính phủ tổ chức họp trực tuyến toàn quốc với các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) về thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị. Dự Hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các Phó Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan.

Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu tỉnh. Ảnh: DN

 

Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Y Ngọc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành và các DNNN.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả nước có gần 680 DNNN (478 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, chiếm gần 6% số doanh nghiệp cả nước và 198 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, chiếm gần 2,4%) nhưng nắm một lượng tài sản rất lớn hơn 3,8 triệu tỷ đồng (vốn Nhà nước đầu tư gần 1,7 triệu tỷ đồng; riêng 478 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ với tổng vốn trên 1,55 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 7% tổng tài sản và 10% vốn chủ sở hữu, chiếm khoảng 25,78% tổng vốn sản xuất, kinh doanh và 23,4% giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của toàn bộ doanh nghiệp cả nước).

Trong 8 tháng năm 2023, tình hình sản xuất, kinh doanh có nhiều tín hiệu tích cực. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 8 tăng lên 50,5 điểm vượt qua ngưỡng 50 điểm (sau 6 tháng liên tiếp ở dưới mức 50 điểm), thể hiện sản xuất phục hồi và mở rộng, đơn đặt hàng mới tăng trở lại; nhiều khó khăn, vướng mắc được tháo gỡ…

Tuy nhiên, ổn định kinh tế vĩ mô chưa vững chắc, sức ép lạm phát, tăng trưởng gặp khó khăn, nhất là trong công nghiệp khi thị trường xuất khẩu lớn, truyền thống của ta bị thu hẹp; giải ngân vốn đầu tư công và việc triển khai một số chính sách của 3 chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội còn chậm…

Tại Hội nghị, theo gợi ý của Thủ tướng Chính phủ, các đại biểu tập trung đánh giá những thành tựu, đóng góp của DNNN; những tồn tại, hạn chế, phân tích nguyên nhân chủ quan và khách quan; làm rõ khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong cơ chế, chính sách; tồn tại hạn chế trong chính doanh nghiệp; khó khăn xuất phát từ thể chế chính sách; khó khăn xuất phát từ triển khai thực hiện; đề xuất và đưa ra định hướng, giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tại các DNNN. 

Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định cộng đồng doanh nghiệp nói chung và DNNN nói riêng đã nỗ lực không ngừng, vượt qua bao khó khăn, thách thức, tiếp tục nỗ lực vươn lên, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thủ tướng nhấn mạnh thông điệp "chung sức, đồng lòng tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức, đẩy mạnh đầu tư phát triển, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế năm 2023 và những năm tiếp theo"; đồng thời, chỉ ra 12 nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao hiệu quả hoạt động, đổi mới khu vực DNNN, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển.

Cụ thể, tiếp tục hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp luật gồm luật, nghị định, thông tư của các cấp để tháo gỡ khó khăn, huy động nguồn lực, phát huy nguồn lực Nhà nước dẫn dắt mọi nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển. Hoàn thiện thể chế phải trên tinh thần phân cấp, phân quyền, đơn giản hóa thủ tục hành chính, góp phần tháo gỡ khó khăn, giảm chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp.

Các DNNN phải tăng cường đóng góp cho xây dựng chương trình, kế hoạch để thực hiện các mục tiêu theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Tái cơ cấu DNNN sát tình hình thực tế, không chỉ tập trung tái có cấu vốn, mà phải nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn, nâng đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.

Các DNNN phải tham gia tích cực, hiệu quả hơn nữa vào các chương trình, dự án lớn của Nhà nước, đặc biệt là 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, nhân lực; các chương trình, dự án lớn đang triển khai như hệ thống cao tốc, chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi số…

Các cấp chính quyền thực hiện cơ chế định kỳ 3 tháng tổ chức gặp gỡ, đối thoại để các DNNN kịp thời chia sẻ các khó khăn, vướng mắc, tâm tư, nguyện vọng, với tinh thần hết sức cầu thị, hết sức lắng nghe, hết sức trách nhiệm, hết sức dân chủ…

Dương Nương

 

   

Các tin khác

  • Phát huy hiệu quả công tác thông tin đối ngoại
  • Sửa đổi, bổ sung nguyên tắc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức
  • Kiểm tra, rà soát các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao
  • Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm
  • THƯ CẢM ƠN
  • Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia”
  • Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023-2028
  • Hội CCB tỉnh: Tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW của Bộ Chính trị
  • Lấy ý kiến vào dự thảo Báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
  • Nỗ lực đưa Kon Tum phát triển nhanh, mạnh, toàn diện, bền vững hơn nữa
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Khởi công xây dựng nhà cho đồng bào DTTS có đất bị thu hồi
  • Đăk Tô: Hiệu quả từ Chương trình “Sóng và máy tính cho em”
  • Phát huy hiệu quả công tác thông tin đối ngoại
  • Sa Thầy nâng cao chất lượng giáo dục học sinh DTTS
  • Ra mắt Câu lạc bộ Maraton Kon Tum
  • Cần sớm đầu tư xây dựng các tuyến đường trên địa bàn phường Thắng Lợi
  • [INFOGRAPHIC] Xây dựng Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống
  • Nhớ sao cơm trắng muối mè!

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Mang niềm vui đến trẻ em vùng cao
  • Chùm ảnh: Chăm lo đời sống cho người dân vùng biên giới
  • Chùm ảnh: Lễ cưới truyền thống của người Gié Triêng
  • Vựa sầu riêng ở Hơ Moong

Đất & Người Kon Tum

  • A Par - nghệ nhân đa tài
  • Nghệ nhân A Par (sinh năm 1969, làng Kon Xơ Mlũh, xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy) nổi tiếng bởi có đôi tay tài hoa. Ông có thể chỉnh chiêng, đan lát, làm các nhạc cụ từ tre, nứa và rèn nhiều dụng cụ phục vụ sản xuất của bà con trong vùng.
  • Nghệ nhân ưu tú nỗ lực truyền dạy cồng chiêng
  • Đưa thanh âm đại ngàn đi xa
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by