• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Thường trực Tỉnh ủy làm việc về tình hình triển khai một số dự án trên địa bàn tỉnh    Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh    ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ    Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh    Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát   

Thời sự - Chính trị

  • Xây dựng Đảng

Thường trực HĐND tỉnh giám sát tại huyện Sa Thầy

28/05/2024 15:39

Sáng 28/5, đồng chí Nghe Minh Hồng - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì buổi làm việc với UBND huyện Sa Thầy về công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và công tác tiếp công dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân.

Tham dự buổi làm việc có các đồng chí trong Thường trực và lãnh đạo các Ban của HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường; lãnh đạo Huyện ủy, Thường trực HĐND, UBND, Thanh tra, các phòng, ban và UBND các xã, thị trấn của huyện Sa Thầy.

Theo báo cáo của UBND huyện Sa Thầy về môi trường, hiện nay, trên địa bàn huyện có 6 doanh nghiệp đang hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản đã được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động; 5 cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, trong đó có 4 cơ sở đã lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động liên tục và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi, quản lý. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 6 tấn/ngày. Trung bình mỗi năm, UBND huyện đầu tư khoảng 1,4 tỷ đồng để vận chuyển rác thải sinh hoạt hằng ngày từ bãi rác thải của huyện đến Nhà máy xử lý rác thải thuộc huyện Đăk Hà để xử lý.

Hiện trên địa bàn huyện có 9 cơ sở sản xuất, kinh doanh có phát sinh chất thải nguy hại nhưng địa phương chưa có cơ sở xử lý chất thải nguy hại. Điều đáng quan tâm là tình trạng người dân lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp dẫn đến tác động xấu đến môi trường đất và nước.

Nguyên nhân chính là do ngân sách của huyện còn khó khăn nên chưa có đủ nguồn lực để đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung; nhận thức của một số hộ gia đình về thu gom rác thải, phân loại rác thải tại nguồn chưa cao. Mặt khác, Sa Thầy là huyện thuần nông nên hằng năm lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón được sử dụng rất lớn gây ô nhiễm môi trường.

Đồng chí Dương Quang Phục - Chủ tịch UBND huyện Sa Thầy giải trình. Ảnh: TL

 

Theo báo cáo của UBND huyện Sa Thầy, từ đầu năm 2022 đến hết tháng 2/2024, chính quyền các cấp ở huyện đã tổ chức tiếp 137 lượt công dân; số vụ việc tiếp lần đầu 114, tiếp nhiều lần 23; số người được tiếp 137 người. Nội dung công dân đến kiến nghị, phản ánh về đất đai 115 vụ việc, chiếm 83,9%; về chế độ, chính sách và lĩnh khác 22 vụ việc, chiếm tỷ lệ 16,1%.

Qua đó, các cấp chính quyền của huyện tiếp nhận 233 đơn, trong đó, UBND huyện tiếp nhận 140 đơn, gồm: 1 đơn khiếu nại, 139 đơn kiến nghị; UBND cấp xã tiếp nhận 93 đơn kiến nghị. Đối với 217 đơn thuộc thẩm quyền đã được các cấp, các ngành ở huyện Sa Thầy giải quyết được người dân thống nhất, không phát sinh đơn khiếu nại.

Tuy vậy, vẫn còn phát sinh đơn, thư vượt cấp, khiếu kiện kéo dài; công tác hòa giải ở cơ sở đạt hiệu quả chưa cao... Nguyên nhân chủ yếu là do công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện trong nhiều năm qua chưa chặt chẽ; ý thức pháp luật của một số công dân còn hạn chế; đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, tham mưu giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh của công dân còn hạn chế về năng lực, kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND, các phòng, ban có liên quan và UBND các xã, thị trấn của huyện đã báo cáo, giải trình làm rõ một số nội dung được Đoàn giám sát quan tâm trong công tác bảo vệ môi trường như: Việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; về quản lý, bảo vệ tài nguyên và khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường tại các điểm mỏ; về thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, nước thải tập trung; về thu hút đầu tư để xử lý rác thải và môi trường; về kinh phí đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện...

Đối với công tác tiếp công dân, huyện đã báo cáo, giải trình làm rõ một số nội dung về việc chưa kịp thời rà soát, sửa đổi và ban hành nội quy, quy chế tiếp công dân phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành; về phân công nhiệm vụ đối với công chức tiếp công dân; về quy trình tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn, thư của công dân; về việc lưu giữ các hồ sơ tiếp công dân chưa chặt chẽ, khoa học; về thành phần tiếp công dân; về việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân...

Đồng chí Nghe Minh Hồng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu. Ảnh: TL

 

Thay mặt Đoàn giám sát, đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nghe Minh Hồng ghi nhận những nỗ lực và kết quả đạt được của huyện Sa Thầy trong công tác bảo vệ môi trường và tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân.

Đối với công tác tiếp công dân, đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cho rằng vẫn còn một vài công dân cố tình khiếu nại nhiều lần mặc dù vụ việc đã được cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết thỏa đáng, đúng luật. Qua đây, đồng chí đề nghị UBND huyện, các ngành, các cấp, UBND các xã, thị trấn của huyện Sa Thầy tiếp thu đầy đủ ý kiến tham gia của Đoàn giám sát nhằm khắc phục những tồn tại đã được chỉ ra; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin... và làm tốt hơn nữa công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân trong thời gian tới.

Đối với công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cho rằng công tác môi trường là lĩnh vực rất rộng nhưng rất gần với chúng ta. Đồng chí đề nghị các cấp, các ngành của huyện cần tăng cường hơn nữa công tác theo dõi, giám sát về môi trường ngay từ cơ sở.

Trước đó, Đoàn giám sát của HĐND tỉnh đã giám sát trực tiếp một số cơ sở sản xuất, kinh doanh tại các xã: Rờ Kơi, Sa Nhơn, Ya Ly, Ya Xiêr... Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh đã giám sát tại UBND xã Ya Tăng, Ban Tiếp công dân, Thanh tra huyện và UBND thị trấn Sa Thầy.

Tài Lương                                                                                               

   

Các tin khác

  • Thông cáo báo chí số 9, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Quốc hội thảo luận Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (lần thứ nhất); Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)
  • Thường trực Tỉnh ủy làm việc về tình hình triển khai một số dự án trên địa bàn tỉnh
  • Đại hội Đảng bộ Công ty 78 lần thứ VII
  • Quốc hội thảo luận Dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
  • Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Y Ngọc trao cây giống sầu riêng cho các hộ đồng bào DTTS
  • Thông cáo báo chí số 8, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Tăng cường đấu tranh phòng, chống thuốc chữa bệnh giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả
  • Công bố và trao quyết định nghỉ hưu trước tuổi cho 8 cán bộ
  • Kịp thời bố trí kinh phí chi trả chế độ cho CB,CC,VC khi sắp xếp tổ chức bộ máy
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Thông cáo báo chí số 9, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Bàn giao mô hình trưng bày trang phục, nghề dệt thủ công của người Gia Rai
  • Tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn
  • Quốc hội thảo luận Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (lần thứ nhất); Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)
  • Tri ân những người ngã xuống
  • Nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại
  • “Bước tiến” mới trong cải cách hành chính
  • Thường trực Tỉnh ủy làm việc về tình hình triển khai một số dự án trên địa bàn tỉnh

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by