Sau gần 2 ngày tranh tài sôi nổi của 62 thí sinh đến từ các trường học trên địa bàn tỉnh, sáng 24/5, Ban tổ chức Hội thi “Thiếu nhi tuyên truyền, giới thiệu sách năm 2017” đã tổ chức trao giải cho các tập thể và cá nhân đạt thành tích xuất sắc tại hội thi.
Trong nhiều năm qua, hệ thống thư viện trên địa bàn huyện Đăk Hà (bao gồm Thư viện huyện và thư viện các xã) đã phục vụ và đáp ứng tốt nhu cầu bạn đọc, góp phần nâng cao kiến thức cho người dân; được Thư viện Quốc gia – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đánh giá là một trong những địa phương đi đầu trong toàn quốc thực hiện có hiệu quả việc đưa sách, báo, Internet đến với nhân dân.
Trong 2 ngày 23-24/5, Thư viện tỉnh tổ chức Hội thi “Thiếu nhi tuyên truyền, giới thiệu sách - hè năm 2017” với sự tham gia của 62 học sinh của các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Nhảy hiện đại (hiphop, dance cover, choreography...) là một trào lưu mới đang được giới trẻ rất yêu thích. Mạnh dạn và tự tin thể hiện bước nhảy, vũ điệu trên sân khấu, nhiều cô cậu học trò đã góp phần tạo nên những sắc màu riêng trong các chương trình văn hóa văn nghệ tại các trường học; qua đó góp phần rèn luyện sức khỏe, kỹ năng sống trong học sinh, sinh viên hiện nay.
Sáng 18/5, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh, Công đoàn viên chức tỉnh tổ chức Lễ bế mạc và trao giải Hội thao cán bộ, công chức, viên chức, lao động tỉnh lần thứ VI, năm 2017.
Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, những năm qua, Trường Tiểu học Đặng Trần Côn (xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum) tích cực đưa nội dung giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc vào trong trường học. Qua đó tạo cho học sinh niềm vui, hứng thú mỗi ngày đến lớp, góp phần nâng cao ý thức của các em trong việc gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.
Khu di tích Trường Dục Thanh tọa lạc tại số 39 Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Đây là ngôi trường mà cách đây hơn 100 năm (từ tháng 9/1910 đến tháng 2/1911), người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã dừng chân và dạy học trước khi vào Sài Gòn để đi ra nước ngoài tìm đường cứu nước…
Sáng 10/5, tại thành phố Kon Tum, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức khai mạc Trại sáng tác ảnh nghệ thuật toàn quốc năm 2017.
Chiều 9/5, tại sân vận động tỉnh Kon Tum đã diễn trận đấu trong khuôn khổ Giải Bóng đá hạng Nhì Quốc gia năm 2017 giữa đội Kon Tum và Sanatech Khánh Hoà.
Được khởi công vào ngày 07/03/2012 (tức ngày Rằm tháng Hai năm Nhâm Thìn), sau hơn 5 năm xây dựng, đến thời điểm hiện tại, mặc dù vẫn còn một số hạng mục chưa hoàn thiện, nhưng chùa Khánh Lâm đã trở thành điểm lựa chọn đầu tiên của nhiều du khách trong hành trình đến Măng Đen…
Trong 4 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay, Khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen (huyện Kon Plông) đã đón hơn 5.000 lượt khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, thưởng lãm, nghỉ ngơi.
Anh Đinh Su Giang (SN 1978) là người Ka Dong (một nhánh của dân tộc Xê Đăng) ở xã Đăk Nên, huyện Kon Plông. Hiện anh đang giảng dạy môn Ngữ văn và là Phó hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Kon Plông. Anh đã tham gia hoạt động văn chương từ năm 2005 và là hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Kon Tum từ năm 2006, hội viên Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam từ năm 2012.
Tháng Tư rạo rực bằng những tia nắng vươn mình đầy sức sống. Chạm vào tháng Tư, xin ai đó cứ bước đi nhè nhẹ và tĩnh lặng để cảm nhận cái thời tiết nửa xuân nửa hạ của những ngày chuyển mùa.
Sáng 26/4, tại Trung tâm Văn hóa Thể thao Thanh thiếu nhi tỉnh diễn ra Lễ khai mạc Hội thao chào mừng kỷ niệm 71 năm ngày truyền thống cơ quan làm công tác Dân tộc (3/5/1946-3/5/2017) các tỉnh khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam bộ.
Thấy cả xã chỉ còn một đội cồng chiêng “cây cao bóng cả”, anh A Thu ở thôn Đăk Rô Gia, xã Đăk Trăm (huyện Đăk Tô) liền tự mở lớp, dạy các “búp măng non” trong làng đánh cồng chiêng để phát huy, giữ gìn truyền thống văn hóa của dân tộc Xê Đăng.
Trong khi ở các địa phương khác, nhà rông dần bị bê tông hóa, tôn hóa thì huyện Kon Rẫy lại là điểm sáng trong công tác xây dựng, phục hồi, bảo tồn, giữ gìn và phát huy nhà rông truyền thống.
Đối với đồng bào DTTS, nhà rông có một vị trí quan trọng trong cuộc sống. Nhà rông là nơi để người dân tụ họp, bàn các việc hệ trọng của làng; là nơi tổ chức các lễ hội, địa điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao của cộng đồng. Việc xây dựng nhà rông ở tỉnh Kon Tum lâu nay được thực hiện như thế nào; công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của nhà rông được thực hiện ra sao? Để trả lời những câu hỏi này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với đồng chí Phạm Thị Trung - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.