Sáng 4/9, Hội Cựu chiến binh tỉnh và Hội Cựu chiến binh thành phố Kon Tum trao tặng nhà nghĩa tình đồng đội cho gia đình cựu chiến binh A Krưk ở thôn Plei Bur, xã Ia Chim, thành phố KonTum.
Bằng nguồn kinh phí của Quỹ Vì trẻ em và người khuyết tật tỉnh, sáng 4/9, Hội Bảo vệ quyền trẻ em và bảo trợ người khuyết tật tỉnh phối hợp với UBND huyện Đăk Tô tổ chức Lễ tặng xe đạp và học bổng cho 20 trẻ em vượt khó đợt I năm học 2018-2019.
Năm học mới 2018-2019, nhiều trường học ở vùng sâu, vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư sửa chữa, xây dựng mới các công trình nhà vệ sinh, hệ thống nước sạch.
Ngành GD&ĐT tỉnh tích cực chuẩn bị cơ sở vật chất, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên…, đưa ra các giải pháp thiết thực để thực hiện mục tiêu tiếp tục đổi mới toàn diện, không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học trong năm học 2018-2019. Phóng viên Báo Kon Tum có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hóa – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT trước thềm năm học mới.
Cứ đến ngày 2/9, tôi lại nhớ đến bữa cơm sum vầy của một đại gia đình có công cách mạng. Quanh câu chuyện của ngày đoàn viên đặc biệt, các thành viên lớn tuổi trong gia đình kể cho con cháu nghe những trận đánh, chiến công vang dội, góp phần giành lại độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam. Và xen lẫn giữa các câu chuyện ấy là nỗi lòng trăn trở về sự hy sinh của đồng đội. Ai cũng khắc khoải hy vọng, những người đã ngã xuống sẽ sớm được các cấp, các ngành và nhân dân tiếp tục quan tâm để tìm kiếm, quy tập và đưa các anh về an táng tại quê nhà.
Chưa đầy 2 tháng nữa, chương trình “Giao lưu biên giới hữu nghị” giữa 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia chính thức bắt đầu. Cho đến nay, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã và đang khẩn trương triển khai công tác chuẩn bị.
Đứng trước những căn nhà của bà con, hiện chỉ còn lại 4 vách tường, ông A Ải – Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Đăk Rơ Ông nói: Trận mưa lũ vừa qua đã khiến làng Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) bị sạt lở nặng, nhà cửa và tài sản các hộ dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một số hộ dân ở đây vừa mới thoát nghèo, nay tái nghèo trở lại chỉ sau một đêm…
Đầu năm học mới, câu chuyện về dạy học theo mô hình trường học mới (VNEN) lại trở thành mối quan tâm đặc biệt. Với đông đảo giáo viên, đây là mô hình có phương pháp học mới đem lại hiệu quả cao; còn với phụ huynh thì vẫn còn lắm những băn khoăn, lo lắng.
Duy trì nghiêm túc việc tiếp công dân; lắng nghe tâm tư, ý kiến, nguyện vọng của công dân, của cán bộ, công chức phản ánh về công tác quản lý, điều hành của chính quyền…, huyện Đăk Tô đã kịp thời giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo, không để tồn đọng, kéo dài…
Thời gian qua, các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các cấp trên địa bàn tỉnh đã quan tâm đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, mua sắm trang thiết bị máy tính, nâng cấp hệ thống mạng LAN và kết nối internet để thực hiện có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác cải cách hành chính.
Ngày 29/8, Sở Y tế tổ chức Hội nghị triển khai “Kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu theo nguyên lý y học gia đình trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2018-2020”.
Mặc dù thời tiết không thuận lợi, mưa lũ liên tục xảy ra trong tháng 8, nhưng với sự nỗ lực của thầy và trò huyện biên giới Sa Thầy, ngày khai trường trên địa bàn huyện được chuẩn bị chu đáo, tạo nên không khí phấn khởi của “ngày hội giáo dục”. Tất cả đang vững tin bước vào “mùa gieo chữ” năm học 2018 - 2019.
Những ngày cuối tháng 8, không khí tựu trường nô nức trên khắp các sân trường, khắp các nẻo đường làng, ngõ xóm của huyện Kon Rẫy. Với sự chuẩn bị chu đáo của toàn ngành GD&ĐT huyện, với tâm huyết của các thầy cô giáo và với sự đồng lòng nỗ lực của các bậc phụ huynh đã tạo điều kiện thuận lợi cho các em học sinh, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa của huyện bước vào năm học mới 2018-2019.
Thời gian qua, Công đoàn các cấp đã chủ động phối hợp với chính quyền, người sử dụng lao động quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, đặc biệt là công nhân có hoàn cảnh khó khăn, người lao động mắc bệnh hiểm nghèo tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Tu Mơ Rông là một trong những huyện vùng sâu vùng xa của tỉnh, đời sống kinh tế - xã hội ở nơi đây còn khó khăn về mọi mặt. Chính vì vậy, năm học 2018-2019, ngành GD&ĐT huyện đang đối mặt với muôn vàn khó khăn, lại thêm mưa lũ kéo dài gây sạt lở nặng ở nhiều nơi trên địa bàn vào trung tuần tháng 8 vừa qua, làm cho khó khăn càng gấp bội…
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những giải pháp nhằm tạo “cần câu”, tăng mức thu nhập cho người dân nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay, việc đào tạo nghề vẫn gặp nhiều vướng mắc, chưa đạt được hiệu quả đề ra.
Kể từ khi ra đời vào những năm tháng sục sôi khí thế giành chính quyền của Cách mạng Tháng Tám lịch sử cho đến nay, lực lượng vũ trang tỉnh Kon Tum luôn kề vai sát cánh với nhân dân các dân tộc trong tỉnh lập nhiều chiến công hiển hách. Trong khói lửa cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, họ đã vì nhân dân quên mình, vì nhân dân phục vụ.
Ngày 24/8, Bộ Y tế phối hợp UBND tỉnh Hưng Yên, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội Viettel tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết nối các cơ sở cung ứng thuốc.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.