“Không thầy đố mày làm nên”, “Trọng thầy mới được làm thầy”, hay “Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”... là những câu ca dao, tục ngữ truyền miệng từ xưa đến nay, thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều hành vi vô lễ của không ít học sinh, sinh viên, cũng như lối ứng xử thô bạo, thiếu văn hóa của một số phụ huynh đối với thầy cô giáo đã làm cho truyền thống, đạo lý tốt đẹp này bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đã 8 năm trôi qua, kể từ Tết Canh Dần 2010, tôi mới lại có dịp rong ruổi theo Tỉnh lộ 678 vào Đăk Sao - 1 trong 4 xã phía tây của huyện Tu Mơ Rông. Ấn tượng về một Đăk Sao nghèo nàn, heo hút ngày nào dần dần tan đi sau một ngày rong ruổi, thay vào đó là một Đăk Sao đang đổi thay, vươn lên...
"Mùng 8/3 à, có lẽ chiều nay phải nghỉ việc, chị em làng chài sẽ tổ chức, gọn nhẹ thôi, nhưng cũng phải có, vừa để vui, vừa để nhắc mấy ông chồng nhớ năm sau chủ động hơn chứ"- tiếng chị Kiều cười lan xa trên sóng nước Sê San...
Phải rất cố gắng, tôi mới có thể tập trung suy nghĩ để viết được ít dòng về ngày 8/3 của các cô giáo vùng sâu. Họ đón ngày vui này bằng cách làm tốt hơn những công việc quen thuộc hàng ngày...
Sau chút lao xao tức thời với hoa và quà, hậu 8/3, chị em phụ nữ lại cặm cụi với công việc thường ngày, lại đối mặt với những buồn, vui, hạnh phúc, khổ đau, với những lo toan vặt vãnh, cơm áo gạo tiền cho cả gia đình…
Lại một lần nữa, Ia H'Drai- vùng đất biên cương xa xôi, nhiều gian khó- làm tôi lưu luyến, rời đi mà giống như bỏ quên lại thứ gì. Hẳn là tôi nhớ về nơi có những chàng trai lứa tuổi mười tám, đôi mươi đang ngày đêm hăng say huấn luyện, thầm lặng giữ gìn biên cương của Tổ quốc, góp phần mang bình yên, hạnh phúc cho mỗi người dân nơi miền biên viễn...
Chiều 9/3, ông Nguyễn Thanh Mân – Phó Chủ tịch UBND thành phố Kon Tum đã đến thăm hỏi, động viên, trao 56 triệu đồng hỗ trợ ban đầu cho 14 hộ dân bị thiệt hại nặng do mưa, lốc tại thôn Măng La K’tu và Măng La Klah, xã Ngọc Bay.
Những năm gần đây, không ít bậc phụ huynh trên địa bàn thành phố Kon Tum có xu hướng tìm giáo viên đến tận nhà dạy kèm cho con em học tập. Đáp ứng nhu cầu này, các dịch vụ giới thiệu gia sư nở rộ.
Ô nhiễm môi trường không còn là nguy cơ mà nó đang trở thành báo động mang tính toàn cầu. Vậy cần phải làm gì để bảo vệ môi trường sống, phục vụ phát triển bền vững? Có rất nhiều việc phải làm, trong đó hàng đầu là thực hiện thường xuyên hoạt động quan trắc môi trường...
Một cây xanh bất ngờ gãy ngang ngọn, đổ xuống đường Lê Hồng Phong (thành phố Kon Tum) khiến nhiều người hoảng hốt. May mắn không có ai bị thương trong vụ việc...
Ngày 9/3, Sở Y tế tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả, vay vốn Ngân hàng Thế giới tỉnh giai đoạn 2016-2020 (gọi tắt là Chương trình) năm 2018.
Ngày 8/3, Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm tra thực địa khu vực quy hoạch, giao đất cho các hộ gia đình ở làng chài lên bờ định cư, ổn định cuộc sống.
Gần 1.500 học sinh lớp 12 của các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã tham gia Ngày hội tư vấn hướng nghiệp năm 2018. Xoay quanh chủ đề “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai”, các em học sinh đã đặt ra nhiều câu hỏi cho đội ngũ cán bộ quản lý các sở, ngành tỉnh và các đơn vị giáo dục đại học về chọn ngành, chọn nghề mà xã hội, doanh nghiệp đang cần và thiếu...
Tròn 2 tháng đi vào hoạt động, ngày 28/2, đội ngũ cán bộ và giảng viên nhân viên của Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum có thêm sự động viên, khích lệ khi Đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy đến thăm, chia sẻ khó khăn và tháo gỡ vướng mắc, cùng đưa hoạt động giáo dục đào tạo của đơn vị đi vào hoạt động nề nếp.
Sáng 8/3, tại Hội trường UBND thành phố Kon Tum, Công ty TNHH Bảo hiểm Hanwha Life Việt Nam phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ trao tặng thẻ bảo hiểm y tế năm 2018 cho người cận nghèo thành phố Kon Tum.
Mấy nay, trời chuyển mùa, cơn cảm cúm lại kéo đến khiến cái mũi nghẹt rát rạt, đầu đau như búa bổ, chân tay bủn rủn. Nghĩ bụng, dùng thuốc tây nhiều không tốt nên cầm rổ, đảo quanh nhà hái nắm lá về xông giải cảm.
Vốn hội tụ nhiều đức tính tốt đẹp: chịu thương, chịu khó, hết lòng vì chồng con, vì thế từ bao đời nay, trong mỗi gia đình Việt Nam, phụ nữ luôn là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi. Đến tuổi xế chiều- độ tuổi lẽ ra được nghỉ ngơi, an nhàn, nhưng với nhiều phụ nữ, nỗi vất vả, cực nhọc vẫn luôn đeo bám…
Cái gì quá cũng không tốt, trong hôn nhân gia đình cũng vậy, việc “cho” và “nhận” cần được nhìn nhận đúng mức. Nhân ngày của chị em, tôi xin đưa ra hai câu chuyện có thật liên quan tới “cho” và “nhận” trong gia đình để mọi người cùng suy ngẫm.
Là chủ đề buổi sinh hoạt quý I/2018 của Câu lạc bộ Nữ công (Liên đoàn Lao động tỉnh) tổ chức sáng 7/3 tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (thành phố Kon Tum) nhân kỷ niệm 108 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và 1978 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Sáng 7/3, Tỉnh đoàn tổ chức Hội nghị trực tuyến học tập quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Kon Tum lần thứ XIV, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI, nhiệm kỳ 2017 – 2022 cho đội ngũ cán bộ Đoàn các huyện, thành phố, các đơn vị đoàn trực thuộc.
Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.