• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên tiêu biểu năm học 2024 - 2025    Định hướng xử lý các dự án đầu tư công và tháo gỡ vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang dự Lễ khánh thành các dự án đầu tư công trình hạ tầng tại xã Ngọc Linh    Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật    Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW   

Xã hội

Chuyện những công nhân bám đường

02/08/2017 07:01

​Quanh năm ngày tháng, bất kể ngày mưa rét lạnh, ngày hè nắng nóng, những công nhân làm đường vẫn lặng lẽ đi dọc theo chiều dài cung đường kiểm tra từng lý trình. Đặc biệt là mùa mưa lũ, khi bị sạt lở, họ cũng đều phải chạy đua với thời gian, khắc phục sự cố trong thời gian nhanh nhất, để đảm bảo cho các tuyến đường luôn thông suốt.

Trên địa bàn tỉnh, hiện nay có 3.954km đường giao thông. Trong đó, quốc lộ đi qua địa bàn có tổng chiều dài là 495km; tỉnh lộ gồm 11 tuyến với tổng chiều dài 404km; đường huyện có tổng chiều dài 697km; đường đô thị có tổng chiều dài 391km và đường xã, đường chuyên dùng có tổng chiều dài 1.532km và hai tuyến đường tuần tra biên giới với tổng chiều dài 435km.

Việc sửa chữa và duy tu các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ trong tỉnh do Công ty CP Quản lý và Xây dựng đường bộ Kon Tum và Công ty CP Xây dựng và Quản lý công trình giao thông Kon Tum thực hiện.

Công ty CP Xây dựng và Quản lý công trình giao thông Kon Tum xây dựng cầu Ngô Trang. Ảnh:D.L

 

Khi biết tôi có ý định viết về những người công nhân làm đường, ông Lê Minh Tuân - Chi cục trưởng Chi cục III.4  thuộc Cục Quản lý đường bộ III tỏ vẻ hào hứng. Ông nói rất cần có những bài viết chân tình về những công nhân đang từng ngày tận tụy bám từng ki lô mét đường trên khắp các vùng Tây Nguyên, bởi hạ tầng giao thông Tây Nguyên chưa đồng bộ, nhiều địa bàn đi lại còn nhiều gian nan, vất vả.

Hiện Chi cục III.4 quản lý 600km đường Hồ Chí Minh và đường Đông Trường Sơn đoạn qua hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Để đảm bảo đường luôn thông tuyến, hàng ngày cán bộ, công nhân viên Chi cục phải đi kiểm tra đường, bảo vệ hành lang tuyến.

Công việc trong mỗi lần đi kiểm tra cũng rất phức tạp không thể qua loa đại khái. Người cán bộ kiểm tra kiểm tra rất kỹ lưỡng các vị trí dễ sạt lở hay các hiện tượng vi phạm hành lang an toàn giao thông. Dù đơn vị chỉ làm nhiệm vụ quản lý, nhưng khi phải xử lý sạt lở hay duy tu thì hợp đồng với Công ty CP Quản lý và Xây dựng đường bộ Kon Tum hay Công ty CP Quản lý và Xây dựng đường bộ Gia Lai.

Hơn 20 năm gắn bó với nghề sửa chữa đường, ông Phan Văn Thành - Hạt trưởng Hạt quản lý Quốc lộ 40 và Quốc lộ 14C nhớ như in những ngày tháng gian nan vất vả với nghề. Với ông, việc băng rừng, xẻ núi sửa đường sau mưa bão, lũ lụt là chuyện thường ngày. Mọi việc phải thật khẩn trương để thông đường càng nhanh càng tốt. Trong đợt mưa lũ vừa rồi, anh em phải túc trực ngày đêm trên những cung đường để đảm bảo giao thông.

Chị Phạm Thị Thanh Hương thuộc Công ty CP Xây dựng và Quản lý công trình giao thông Kon Tum tâm sự: Mặc dù nữ công nhân làm đường vẫn đeo găng tay, nhưng đôi bàn tay lúc nào cũng chai sạn vì suốt ngày cuốc, cào. Dẫu biết nghề làm đường gian nan vất vả, nhưng vì cuộc sống mưu sinh nên ai đã chọn thì phải chấp nhận và gắn bó với nghề. Những người làm công việc này thường nhìn già hơn so với tuổi của họ, sức khỏe cũng giảm sút nhanh chóng.

Công nhân làm đường là một nghề rất vất vả, nặng nhọc, nguy hiểm, nhưng không phải ai cũng thấu hiểu. Ngành đường bộ trong những năm qua đã có sự thay đổi đáng kể. Máy móc thiết bị hiện đại trong xây dựng, sửa chữa cầu đường đã giải phóng dần sức lao động cho những công nhân. Tuy vậy, việc sửa chữa, duy tu cầu đường luôn phải làm giữa trời nắng gắt, nhiệt độ nhựa đường lên đến 120-130oC, rất dễ làm công nhân mất sức, có người ngất xỉu do say nắng. Mùa mưa hay xảy ra sự cố do trơn trượt, sạt lở làm hư hỏng cầu đường, công nhân cầu đường phải khắc phục kịp thời, bất kể thời tiết...

Những khó khăn của người thợ làm đường không chỉ dừng lại ở đó, nhiều đoạn đường hoang vắng, xa khu dân cư, cuộc sống của họ tập trung trong lán trại tạm bợ. Nghề của những công nhân cầu đường là thế - những con người lặng lẽ đang ngày đêm góp phần sức lực của mình để giữ vững huyết mạch giao thông.

Dương Lê

   

Các tin khác

  • Sức sống mới từ một Cuộc vận động - Bài 1: Công phá “lõi nghèo” vùng DTTS
  • Phát động hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em tỉnh Kon Tum năm 2025
  • “Làn gió mới” cuốn đi trì trệ, đói nghèo
  • Hội thảo khoa học lịch sử Tiểu đoàn bộ binh 304
  • Toạ đàm kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ 18-5
  • Lớp học không biên giới
  • Kon Rẫy: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp vùng nông thôn
  • Đồng lòng giữ biên cương
  • Chương trình Trao yêu thương hỗ trợ cho hộ nghèo ở xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy
  • Thanh niên xung kích chuyển đổi số
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Hội nghị triển khai các nhiệm vụ liên quan Đề án sáp nhập tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi trên lĩnh vực báo chí
  • Tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên tiêu biểu năm học 2024 - 2025
  • Chùm ảnh: Bình yên Lý Sơn
  • Sức sống mới từ một Cuộc vận động - Bài 1: Công phá “lõi nghèo” vùng DTTS
  • Gặp gỡ tài năng piano trẻ
  • Phát động hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em tỉnh Kon Tum năm 2025
  • Khai mạc Hội thi tuyên truyền, giới thiệu sách năm 2025
  • Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự thảo nghị quyết của Quốc hội

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Tình cha mang sắc xanh áo lính
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người

Đất & Người Kon Tum

  • Người dành trọn đời cho thổ cẩm
  • Không phải vàng, bạc đá quý, cũng không phải trâu, bò, ruộng vườn, 73 năm tuổi đời, “của để dành” của ông Đep (thôn Kon Rờ Bàng 2, xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum) là những tấm thổ cẩm do mình dệt nên. Những tấm thổ cẩm vượt thời gian, mang bản sắc văn hóa truyền thống là một phần cuộc sống của chính ông - người dành trọn đời cho thổ cẩm.
  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by