• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật   

Xã hội

Lực lượng vũ trang tỉnh: 77 năm xây dựng và trưởng thành

25/08/2022 06:08

Ngày 25/8/1945, Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh được thành lập, đồng thời thành lập Đội giải phóng quân tỉnh, đây là lực lượng vũ trang (LLVT) đầu tiên của tỉnh. Trên cơ sở đó, ngày 7/10/2009, lãnh đạo Quân khu 5 ký Quyết định số 1794/QĐ-BTL lấy ngày này là Ngày truyền thống LLVT tỉnh.

Sau khi thành lập Đội giải phóng quân tỉnh Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi đã tăng cường cán bộ huấn luyện quân sự cho LLVT tỉnh. Tháng 10/1945, Trường Quân chính Tây Sơn trực thuộc Trung ương cử cán bộ vào huấn luyện cho LLVT tỉnh. Đến tháng 12/1945, LLVT tỉnh thành lập phân đội Nguyễn Lữ có nhiệm vụ bảo vệ tỉnh, đồng thời tổ chức và huấn luyện lực lượng dân quân ở các xã.

Tháng 7/1946, Xứ ủy Trung Kỳ và Phân ban vận động quốc dân thiểu số Nam Trung Bộ quyết định thành lập các đội vũ trang. Lúc này, tỉnh có 2 đội hoạt động ở khu vực Mường Hoong, Ngọc Linh, Xốp (huyện Đăk Glei) và các xã thuộc hai huyện Đăk Tô, Kon Plông. Đến đầu năm 1947, khu căn cứ Mường Hoong-H30 (huyện Đăk Glei) ra đời, và có hơn 100 làng xây dựng được chính quyền cách mạng.

Tại khu căn cứ Mường Hoong đã thành lập 1 đại đội bộ binh với hơn 80 cán bộ, chiến sĩ, hầu hết là con em các dân tộc ở địa phương, lấy phiên hiệu là Đại đội 202. Cùng với chính quyền cách mạng, Đại đội 202 tăng cường hoạt động, xây dựng căn cứ cách mạng vững chắc, ngăn chặn và đánh bại nhiều trận càn quét, lấn chiếm của địch, đồng thời ra sức xây dựng và huấn luyện quân sự cho các đội du kích ở các làng trong căn cứ.

Trước yêu cầu của cách mạng, tháng 6/1948, Tỉnh đội và các huyện đội H30, H29 được thành lập. Sau khi thành lập, sự ra đời của Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh và các huyện đội đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của LLVT tỉnh.

Trong Chiến dịch Bắc Tây Nguyên Đông Xuân 1953-1954, LLVT tỉnh phối hợp với lực lượng bộ đội chính quy tấn công tiêu diệt các cứ điểm ở Măng Bút (huyện Kon Plông), đồn Kon Braih (huyện Kon Rẫy) và các cứ điểm từ huyện Đăk Tô đến huyện Đăk Glei. Đến ngày 7/2/1954, thị xã Kon Tum và toàn tỉnh hoàn toàn giải phóng.

Để xây dựng và phát triển LLVT tỉnh, ngày 10/9/1959, Đoàn cán bộ quân sự tập kết ra Bắc trở lại chiến trường Kon Tum. Sau một thời gian tuyển chọn, huấn luyện, ngày 1/10/1959, một trung đội bộ đội tập trung của tỉnh được thành lập tại làng Nước Chè (H29) là con em các dân tộc địa phương. Tháng 5/1960, tỉnh thành lập Trường Quân chính tỉnh để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quân đội các cấp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển lực lượng. Đầu năm 1960, Trung ương bổ sung cho tỉnh một bộ khung bộ đội đặc công đóng quân ở H67 (huyện Sa Thầy), phần lớn là con em các dân tộc Hre, Ba Na, Xơ Đăng.

Ngày 18/5/1965, Tiểu đoàn 304, là tiểu đoàn bộ binh tập trung đầu tiên của tỉnh, được thành lập. Ngay sau khi thành lập, đơn vị đã ra quân phục kích địch trên Quốc lộ 14B (đoạn cách thành phố Kon Tum bây giờ gần 12 km về phía Bắc), diệt 8 xe, 15 tên địch, bắt sống 13 tên. Trận đánh đầu tiên giành thắng lợi với hiệu suất chiến đấu cao, mở đầu cho một trang sử truyền thống tiểu đoàn anh hùng và tô thắm thêm truyền thống đấu tranh anh dũng của LLVT tỉnh.

Đến cuối tháng 7/1967, Tiểu đoàn đặc công 406 của tỉnh được thành lập. Như vậy, tính đến thời điểm này, tỉnh đã thành lập được 2 tiểu đoàn chủ lực, 8 đại đội bộ đội tập trung và các huyện đều xây dựng mỗi huyện 1 đại đội bộ binh và từ 2-3 trung đội, cùng hàng ngàn du kích được trang bị vũ khí, phương tiện tương đối đầy đủ, có khả năng độc lập tác chiến. Từ đây, LLVT tỉnh đã thực sự là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của tỉnh.  

Đặc biệt, đêm 16/3/1975, LLVT và chính trị của tỉnh, cùng với các mũi đột kích của Sư đoàn 968 đột nhập chiếm lĩnh và làm chủ các khu vực quân sự và chính trị trọng yếu, tiêu diệt tất cả các ổ đề kháng của địch, nhanh chóng giải phóng thị xã Kon Tum.

Sau khi tỉnh được giải phóng, LLVT tỉnh vừa làm nhiệm vụ bảo vệ chính quyền cách mạng, vừa củng cố lực lượng, tiếp tục truy kích, tiêu diệt bọn nguỵ quân, nguỵ quyền, phản động Fulro và các lực lượng phản động khác không chịu trình diện, tập trung cải tạo.

Đất nước thống nhất, tháng 11/1975, hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum sáp nhập thành tỉnh Gia Lai - Kon Tum, nhanh chóng củng cố vùng giải phóng, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định đời sống nhân dân, củng cố chính quyền cách mạng, trấn áp các phần tử và tổ chức phản động, giữ vững ổn định chính trị.

Cán bộ, chiến sĩ LLVT huyện Sa Thầy giúp dân nạo vét mương thoát nước tại xã Ia Tăng, huyện Sa Thầy. Ảnh: TVP

 

Sau khi tái lập tỉnh vào ngày 12/8/1991 đến nay, LLVT tỉnh tiếp tục thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng tổng hợp, xây dựng LLVT tỉnh vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đảng bộ Quân sự tỉnh thường xuyên đổi mới phương pháp, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp uỷ, tổ chức đảng và xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng, xây dựng tỉnh ngày càng phát triển.

Trải qua 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và 47 năm xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, LLVT tỉnh vinh dự được Đảng, Nhà nước, Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Tỉnh uỷ-UBND tỉnh tặng nhiều phần thưởng cao quý. Trong đó, LLVT tỉnh cùng 32 tập thể, 20 cá nhân được Nhà nước tuyên dương Anh hùng LLVT nhân dân; được tặng thưởng 1 Huân chương Sao vàng, 1 Huân chương Hồ Chí Minh, 1 Huân chương Quân công hạng Nhất (chung cho 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum) và 1 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba.      

Trần Văn Phúc

   

Các tin khác

  • Xây dựng đội ngũ trí thức KH&CN tạo động lực phát triển
  • Gặp mặt kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Tiểu đoàn 304
  • Hội nghị triển khai các nhiệm vụ liên quan Đề án sáp nhập tỉnh trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo
  • Thầy giáo đa tài
  • An toàn là bạn
  • Đổi thay từ sức trẻ
  • Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
  • "Bóng cả" của thôn Kon Cheo
  • Phòng chống sốt xuất huyết từ sớm, từ cơ sở
  • Công đoàn UBND tỉnh thăm hỏi, tặng quà đoàn viên, người lao động khó khăn
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Nông dân xã Hiếu làm theo lời Bác
  • Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân
  • Học Bác từ những việc nhỏ
  • Thấm sâu việc học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
  • Nghị quyết 57 và vận hội mới cho nông nghiệp
  • Lắng nghe tiếng nói từ doanh nghiệp
  • Công nghiệp, thương mại - Động lực thúc đẩy tăng trưởng
  • Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh với công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by