• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật    Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia    Hội thảo khoa học Các nghiên cứu mới về sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng    [INFOGRAPHIC] Các bước lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID   

Xã hội

Ngày đầu tiên đi học

22/08/2022 18:18

Bạn nghĩ gì về ngày đầu tiên vào lớp một của con trẻ? Riêng tôi thì tin rằng, nếu ngay từ ngày đầu, bé đã háo hức đi học, thì thời gian tiếp theo của năm học sẽ qua đi khá nhẹ nhàng.

Sáng 22/8, dù chẳng có “nhiệm vụ” gì liên quan đến việc học sinh lớp một tựu trường, nhưng tôi vẫn không kìm nổi lòng mình mà dắt xe chạy lòng vòng qua mấy ngôi trường.

Theo kế hoạch năm học 2022-2023 được UBND tỉnh ban hành ngày 15/8, lễ khai giảng năm học mới diễn ra vào ngày 5/9 như mọi năm. Học sinh các cấp và giáo dục thường xuyên tựu trường từ ngày 29/8, riêng với lớp một, học sinh tựu trường từ ngày 22/8.

Việc học sinh lớp một tựu trường sớm hơn một tuần là để thực hiện “Tuần làm quen” và triển khai tăng cường Tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp 1 nhằm thực hiện có hiệu quả Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh DTTS tính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Thật may mắn bởi sau nhiều ngày mưa, hôm nay trời nắng đẹp. Và cũng thật vui khi thấy không khí nhộn nhịp ở các cổng trường tiểu học.

 Học sinh lớp một tựu trường từ ngày 22/8/2022. Ảnh: TS

 

Các cô giáo có mặt từ sớm để chào đón học sinh tựu trường, với sự thân thiện, vui tươi nhất, tạo cảm giác thân thiện, tránh bỡ ngỡ cho học sinh lần đầu tới lớp.

Bằng tất cả lòng yêu trẻ và tinh thần trách nhiệm, các cô đang nỗ lực cao nhất để biến ngày đầu tiên đến trường của bé thành một ngày hội. 

Các bé thì xúng xính trong bộ đồng phục, đeo cặp, đội mũ đến trường với muôn vàn biểu cảm khác nhau, từ vui vẻ, hào hứng, nghịch ngợm đến bỡ ngỡ, e dè, sợ sệt. Nhiều bé vẫn còn ngái ngủ, hay rưng rưng nước mắt, thậm chí bật khóc.

Các bậc phụ huynh cũng bận rộn lắm. Trên xe lỉnh kỉnh đồ dùng học tập, đồ ăn sáng… Hầu hết đều phải làm “công tác tư tưởng” cho con em ngay trước cổng trường, sau đó lo lắng dõi theo con từ ngoài cổng. Nhiều phụ huynh tranh thủ chụp lại ngày đầu tiên đi học của con.

Nhưng dù làm gì đi nữa, thì ai cũng vui vì năm nay con em được đến trường học đúng lịch, vì dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát hiệu quả. Và trên gương mặt, ánh mắt mỗi người đều bộc lộ cảm xúc y chang nhau: Vui có, xúc động có, hồi hộp có.

Tôi rất ấn tượng với hình ảnh một ông bố cao lớn, dắt một bé gái- hẳn là cô con gái bé bỏng của anh- đi vào cổng trường. Bé gái mặc đồng phục, tóc thắt bím, tung tăng bước vào trường, bàn tay nhỏ bé nắm chặt bàn tay bố, đầy tin cậy.

Cảnh đẹp ấy, không khí ấy làm tôi bùi ngùi nhớ lại những ngày này năm ngoái. Vì dịch Covid-19 bùng phát, học sinh các cấp học phải học online. Ngay cả lễ khai giảng vào ngày 5/9 cũng diễn ra bằng một hình thức rất đặc biệt: Phát trên sóng truyền hình, phát thanh.

Hôm ấy, những cổng trường đóng kín. Dù sân trường vẫn đầy nắng và gió nhưng lại vắng tiếng cười, tiếng nói, vắng sự ồn ào đáng yêu nên có của ngày các em tựu trường.

Hôm ấy, tôi đã ngắm rất lâu bức hình chụp 2 cô bé mặc đồng phục ngồi theo dõi lễ khai giảng trên tivi. Tôi biết, các em khát khao đến nhường nào được diện những bộ quần áo mới hòa vào không khí tưng bừng như ngày hội. Hay là phụng phịu, giận dỗi để bố mẹ phải dỗ dành, động viên, khích lệ.

Trải qua những ngày tháng như thế càng thấy trân quý sự nỗ lực lớn lao của cả hệ thống chính trị và bao nhiêu người trong phòng, chống dịch Covid-19, để cuộc sống yên bình, để con thơ được đến trường mỗi ngày.

Như bao nhiêu bạn nhỏ khác, hôm nay bé Bơ- cô bé hàng xóm đáng yêu của tôi- cũng vào lớp một. Buổi học đầu với Bơ rất quan trọng. Tôi hiểu như vậy. Và tôi tin rằng, nếu ngay từ ngày đầu, bé đã háo hức đi học, thì thời gian tiếp theo của năm học sẽ qua đi khá nhẹ nhàng.

Phải nói rằng, bố mẹ của Bơ đã có sự chuẩn bị rất chu đáo cho ngày quan trọng này. Điều này sẽ giúp bé không còn lo âu, sợ sệt khi nghĩ về ngày đầu tiên đến trường.

“Bơ đang quen với môi trường mẫu giáo "chơi là chính", nên sẽ bỡ ngỡ với lớp một, phải học tập nghiêm túc, có sách vở, bàn ghế, phấn bảng. Vì vậy, em phải chuẩn bị trước để tạo nên ấn tượng tốt về việc đi học, để bé yêu lớp, yêu trường, và cảm thấy việc đi học không quá đáng sợ”- mẹ bé nói.

Những ngày qua, Bơ được đưa đi sắm sửa đồ dùng học tập. Khi tự tay chọn lựa, Bơ rất hào hứng. Về đến nhà, với sự hướng dẫn của mẹ, Bơ háo hức tự bọc vở và sắp xếp đồ dùng học tập.

Trong ngày đầu tiên đi học, bố mẹ Bơ đã cố gắng thu xếp công việc để đưa bé đến trường và đón ngay sau khi bé vừa xong buổi làm quen với cô, với bạn.

Đưa bé đến trường. Ảnh: TS

 

Khi cánh cổng được mở rộng, tôi đứng lẫn trong số phụ huynh đón con ở cổng trường. Như bầy chim non, các bé ùa ra tìm cha mẹ, ríu rít kể nhiều điều về lớp học, về cô giáo, về bạn bè.

Và tôi nhớ lại hình ảnh ông bố dắt con gái đến trường. Đó là một hình ảnh đẹp nhất, nên tôi sẽ dùng cho bài viết của mình. 

Hồng Lam

   

Các tin khác

  • Hội nghị triển khai các nhiệm vụ liên quan Đề án sáp nhập tỉnh trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo
  • Thầy giáo đa tài
  • An toàn là bạn
  • Đổi thay từ sức trẻ
  • Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
  • "Bóng cả" của thôn Kon Cheo
  • Phòng chống sốt xuất huyết từ sớm, từ cơ sở
  • Công đoàn UBND tỉnh thăm hỏi, tặng quà đoàn viên, người lao động khó khăn
  • Tăng cường phòng, chống bệnh tay chân miệng
  • Tri ân những người ngã xuống
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Hội nghị triển khai các nhiệm vụ liên quan Đề án sáp nhập tỉnh trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo
  • Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
  • Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng
  • Thầy giáo đa tài
  • An toàn là bạn
  • Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
  • Để đào tạo lớp người mới phát triển toàn diện
  • Đổi thay từ sức trẻ

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by