• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên tiêu biểu năm học 2024 - 2025    Định hướng xử lý các dự án đầu tư công và tháo gỡ vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang dự Lễ khánh thành các dự án đầu tư công trình hạ tầng tại xã Ngọc Linh    Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật    Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW   

Xã hội

Nhộn nhịp dịch vụ chăm sóc đào, mai sau tết

17/02/2017 08:00

​Sau những ngày chơi tết, từ mùng 10 tháng Giêng trở đi, những người chơi mai, đào ở thành phố Kon Tum lại rộn ràng đem gửi cây đến các nhà vườn chăm sóc. Dịch vụ nhận gửi chăm sóc mai, đào theo đó cũng trở nên nhộn nhịp chẳng kém lúc mua bán thời điểm trước tết.

Nhộn nhịp nhất phải nói tới là hoạt động gửi và nhận chăm mai, bởi đa số người dân Kon Tum thường chọn mai để chơi trong ngày tết. Giáp tết, họ mua hoặc lấy mai về trưng, rồi sau tết lại rộn ràng đi gửi.

Anh Thắng (tổ 11, phường Quang Trung) cho biết: Cứ sau tết, tôi đem mai của nhà mình đi gửi nhà vườn chăm cho đảm bảo bởi nhà vườn họ có thời gian, có kỹ thuật nên biết cách chăm sóc chu đáo, cẩn thận hơn. Đến gần tết tôi đến ngó xem cây của mình thế nào rồi cận tết đem xe đến nhà vườn chở về chơi trong mấy ngày tết. Mỗi năm mình chỉ cần trả cho người chăm mai khoảng 400.000 – 500.000 đồng mà yên tâm vừa bảo toàn được cây, vừa có mai nở đúng tết, nếu chăm sóc không đạt, họ sẽ cho mình mượn cây để chơi nên không có gì phải băn khoăn.

Sau khi nhận những chậu mai, người chăm sóc sẽ tưới nước đầy đủ và kiểm tra chất lượng lá, rễ của cây; vài tuần sau đó mới đến công đoạn chăm sóc, cắt tỉa, hãm cành, bón phân, tạo dáng theo ý thích của khách hàng... Chi phí sẽ do hai bên thỏa thuận, tùy theo giá trị của cây mai và công bỏ ra.

Hiện tại, mức giá chăm sóc mai cả năm từ 500.000 – 1.500.000 đồng/chậu (tùy theo giá trị và độ lớn, nhỏ của cây mai), đó là chưa kể tiền thay chậu mới, tạo thế hay lai ghép.

Bên cạnh mai, mấy năm gần đây, người dân Kon Tum cũng có xu hướng chọn đào về chơi tết, họ thuê hoặc mua đứt cây đào đắt giá để chơi, rồi sau tết sẽ đem gửi nhà vườn chăm sóc để đến tết năm sau lại đánh cây về.

Anh Cường (đường Nguyễn Thị Minh Khai) chia sẻ: Tôi rất thích chơi đào bởi ngày tết bước vào nhà nhìn thấy sắc thắm của loài hoa này cảm thấy sự ấm áp và rộn ràng của năm mới. Song giá trị của mỗi cây đào to, đẹp rất cao nên nếu mình không biết cách chăm sóc cây sẽ bị chết hoặc rất khó ra hoa đúng tết. Vì thế, tôi chọn cách thuê nhà vườn chăm sóc để chơi được lâu dài mà chi phí chăm sóc lại rẻ.

Nhờ nhu cầu gửi chăm sóc mai, đào ngày càng tăng nên những người làm nghề này cũng ăn nên làm ra.

Bà Tô Thị Thắm (ở đường Lạc Long Quân) - một người chuyên chăm đào chia sẻ: Nguồn thu chính của gia đình nhà tôi là nhờ vào nghề nhận chăm đào, năm ngoái nhà tôi thu được hơn 120 triệu đồng từ việc làm này. Đa số là khách hàng quen, năm nào cũng gửi chúng tôi chăm sóc, có người thuê cây của tôi; cứ đến gần tết họ lại đánh về chơi, hết tết lại đem đến vườn. Rồi mỗi năm, tôi lại có thêm một số khách hàng mới nhờ những khách quen giới thiệu. Sau khi nhận cây, tôi sẽ ghi tên, đánh số; cắt cành; đến khoảng đầu tháng 3 sẽ bứng từ chậu ra vườn để tiếp tục chăm sóc. Để cây ra hoa ra lộc đúng độ cần phải tỉ mẩn, để ý hàng ngày, có bí quyết nhà nghề nữa nên không phải ai cũng làm được, do đó, việc khách hàng chọn giải pháp nhờ nhà vườn chúng tôi chăm sóc vừa nhàn, vừa yên tâm.

Giá công chăm đào cũng tuỳ thuộc vào từng cây, những cây nhỏ, giá trị thấp thì chỉ khoảng 500.000 – 1.000.000 đồng/năm; nhưng với những gốc cây cổ thụ, có giá khoảng trên 5 triệu đồng thì phí chăm sóc rơi vào khoảng 2 – 3 triệu đồng/năm, thậm chí có khi cả  7 – 8 triệu đồng/năm. Song, với những người có điều kiện chơi những cây có giá trị cao thì giá thành chăm sóc không phải là vấn đề quan tâm chính. Tuy nhiên, yêu cầu khắt khe nhất là phải đảm bảo sau 1 năm đào trổ hoa, lộc đúng vào độ tết, cây tốt tươi, hoa đều cánh.

Sau tết những người chơi cây cảnh lại mang đến các nhà vườn để gửi. Ảnh: T.H

 

Mặc dù nói việc nhận chăm sóc đào, mai chỉ cần sao cho cây sống và ra hoa đúng thời kỳ là được, nhưng theo ông Nguyễn Văn Quang (tổ 10, phường Quang Trung) – một người chuyên nhận chăm mai, thì công việc này cũng nhiều rủi ro lắm. Nhiều gia chủ chơi cây nhưng không chịu chăm sóc hoặc chăm sóc không đúng cách nên hầu hết các cây mai, đào chơi tết xong đều bị suy yếu, héo rũ, khả năng phục hồi rất khó. Mặt khác, cây bị đánh đi, đánh lại từ chậu ra vườn, từ chậu này sang chậu khác rất dễ bị chết, chưa kể đến sâu bệnh. Nếu để cây chết hoặc không ra hoa đúng dịp tết, ngoài việc phải đổi lại cho khách một cây khác có giá trị tương đương, nhà vườn còn bị mất uy tín, khó làm ăn lâu dài. Vì vậy, khi nhận cây, nhà vườn phải kiểm tra kỹ lưỡng và chỉ dám nhận một số chậu mai lớn, còn tươi, chủ yếu là bạn bè, người thân hoặc khách quen gửi.

“Ăn theo” dịch vụ chăm sóc mai tại các nhà vườn, thời điểm này, dịch vụ chuyên chở cũng khá đắt hàng. Với giá từ 100.000 – 150.000 đồng/chuyến xe, những người chạy các loại xe tải nhỏ vừa đảm nhận việc khiêng vừa nhận chở cây tới các điểm chăm sóc được rất nhiều người thuê.

Có thể nói, dịch vụ chăm sóc mai, đào sau tết không chỉ đáp ứng được nhu cầu của những người chơi cây cảnh, mà còn góp phần mang lại nguồn thu cho nhiều nhà vườn.

Thiên Hương  

   

Các tin khác

  • Sức sống mới từ một Cuộc vận động - Bài 1: Công phá “lõi nghèo” vùng DTTS
  • Phát động hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em tỉnh Kon Tum năm 2025
  • “Làn gió mới” cuốn đi trì trệ, đói nghèo
  • Hội thảo khoa học lịch sử Tiểu đoàn bộ binh 304
  • Toạ đàm kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ 18-5
  • Lớp học không biên giới
  • Kon Rẫy: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp vùng nông thôn
  • Đồng lòng giữ biên cương
  • Chương trình Trao yêu thương hỗ trợ cho hộ nghèo ở xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy
  • Thanh niên xung kích chuyển đổi số
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên tiêu biểu năm học 2024 - 2025
  • Chùm ảnh: Bình yên Lý Sơn
  • Sức sống mới từ một Cuộc vận động - Bài 1: Công phá “lõi nghèo” vùng DTTS
  • Gặp gỡ tài năng piano trẻ
  • Phát động hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em tỉnh Kon Tum năm 2025
  • Khai mạc Hội thi tuyên truyền, giới thiệu sách năm 2025
  • Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự thảo nghị quyết của Quốc hội
  • “Làn gió mới” cuốn đi trì trệ, đói nghèo

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Tình cha mang sắc xanh áo lính
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người

Đất & Người Kon Tum

  • Người dành trọn đời cho thổ cẩm
  • Không phải vàng, bạc đá quý, cũng không phải trâu, bò, ruộng vườn, 73 năm tuổi đời, “của để dành” của ông Đep (thôn Kon Rờ Bàng 2, xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum) là những tấm thổ cẩm do mình dệt nên. Những tấm thổ cẩm vượt thời gian, mang bản sắc văn hóa truyền thống là một phần cuộc sống của chính ông - người dành trọn đời cho thổ cẩm.
  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by