Được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào năm 2007, Đình Võ Lâm là một trong những di tích hiện đang được lưu giữ của làng cổ Võ Lâm, ngôi làng góp phần quan trọng vào việc hình thành nên thành phố Kon Tum ngày nay.
Làng Vi Ô Lắc (xã Pờ Ê, huyện Kon Plông) là nơi cư trú lâu đời của đồng bào H’Rê, nơi đây người dân còn lưu giữ được nhiều lễ hội liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trong đó, lễ đón bầu nước thiêng từ dòng suối được coi là nghi lễ truyền thống quan trọng, lớn nhất trong năm đánh dấu sự mở đầu một năm trồng cấy.
May mắn khi đến Mường Hoong, Ngọc Linh (Huyện Đăk Glei) vào trúng mùa trái cây rừng, không bỏ lỡ cơ hội, chúng tôi theo chân người dân đi đến tận gốc để nhìn thấy, tận tay hái và thưởng thức hương vị của quả rừng Tây Trường Sơn.
“Từ xa xưa, người Ba Na chỉ tin vào Yàng. Nhưng nếu có ông Tổ cồng chiêng như quan niệm của người Kinh, thì mình xin làm cháu chiêng. Sau mình, là lớp chắt, chút, chít… của chiêng. Chiêng cồng, nhờ đó, sẽ còn mãi với thời gian…”- ông A Biu ở làng Plei Klăch, xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum chia sẻ.
Được thành lập từ đầu thế kỉ XX, làng Lương Khế là một trong những khu dân cư người Kinh sống bằng nghề mua bán, trao đổi hàng hóa được hình thành sớm trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Hình thành từ những năm đầu thế kỉ XX, đến nay làng Trung Lương đã có hơn 100 năm tuổi. Cùng với các làng khác như Tân Hương, Lương Khế, Phương Nghĩa, Võ Lâm... làng Trung Lương đã góp phần quan trọng vào việc hình thành nên đô thị Kon Tum ngày nay.
Tình yêu đầu tiên của con người là tình mẫu tử. Do thế mà tình mẫu tử luôn được tôn vinh và trường tồn kim cổ. Kể cả những hiện tượng tự nhiên, con người cũng có cách lý giải, quy nạp về cho tình cảm thiêng liêng ấy.
Tiếng Tơ Rưng, Klông Pút như đã ở trong máu từ khi mới chào đời, nhưng đến ngoài 50 tuổi, bà Y Sinh mới thực sự dành hết tâm sức cho những giai điệu của nứa tre, để những thanh âm dân dã từ thiên nhiên ấy hoà quyện cùng hồn người, làm nên một phần nét đẹp văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc Xê Đăng vùng Bắc Tây Nguyên.
Với ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, làng Đăk Răng, xã Đăk Dục (huyện Ngọc Hồi) ngày nay đã trở thành điểm cuốn hút nhiều du khách nước ngoài cũng như những người đam mê nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian. Ngoài tài nghệ chế tác và biểu diễn các loại nhạc cụ truyền thống độc đáo, người Giẻ Triêng nơi đây còn nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm…
Dù các sản phẩm làm ra không nhiều người mua song với niềm đam mê dệt thổ cẩm, cô Y Ngân (64 tuổi) và Y Dỏ (54 tuổi) người Jẻ - Triêng ở thôn Đăk Răng, xã Đăk Dục (huyện Ngọc Hồi) ngày ngày vẫn miệt mài với từng sợi chỉ, từng đường nét hoa văn…
Không phải là người nghiền món xôi nhưng trong một lần có dịp được thưởng thức món xôi nếp than của người Jẻ ở làng Ri Mẹt, xã Đăk Môn (huyện Đăk Glei) tôi đã bị chinh phục bởi cái vị dẻo, thơm, ngon ngọt khó cưỡng. Người ta nói xôi ngon hay không tùy vào loại gạo nếp nhưng với bà con đồng bào Jẻ nơi đây độc đáo hơn là việc sử dụng chiếc nồi hấp xôi truyền thống.
Với cách nấu đơn giản nhưng nếu ai đã từng thưởng thức có lẽ sẽ không bao giờ quên được mùi thơm hấp dẫn, vị ngọt dịu từ từng hạt cơm căng tròn, bóng mượt của món “cơm nấu trong vỏ bầu” - món ăn dân dã của đồng bào Ja Rai từ lâu đời.
Lâu nay chỉ nghe nói đến cá cơm ở biển, loài cá nước mặn đã cho ra thứ nước mắm ngon nổi tiếng của nước ta, còn cá cơm sông thì quả thực rất lạ. Trong hệ thống sông của Kon Tum, loài cá này chỉ có ở dòng Sê San...
Nhìn sự chăm chút, tỉ mỉ đục đẽo từng đường nét trên tác phẩm nghệ thuật tượng gỗ, nhiều người nghĩ rằng A Yưk là nghệ nhân được truyền nghề bài bản. Thế nhưng, với người đàn ông này, mọi sự bắt đầu từ niềm đam mê và sự mày mò tự học mà nên...
Sau khi tỉnh Kon Tum được thành lập 3 tháng, ngày 3/5/1913, có một cậu bé cất tiếng khóc chào đời và được gia đình đặt tên Ngụy Như Kon Tum để ghi lại dấu ấn lịch sử của sự kiện tỉnh Kon Tum được thành lập (9/2/1913)- vùng đất gắn bó nhiều kỷ niệm với gia đình .
Vào những dịp có lễ hội lớn của tộc người Ba Na xưa, có lễ đâm trâu như mừng nhà rông mới hay lễ hội Et pơlêh, mừng xuân năm mới, nếu ai đã từng đến dự, không những được thưởng thức rượu ghè với mùi vị thơm ngon, ngọt nồng mà lại còn được nghe những khúc tình ca giao duyên Ba Na dạt dào tình cảm, xao xuyến lòng người...
Cư dân các dân tộc thiểu số Kon Tum khi ra khỏi nhà là mang theo cái gùi, đó là vật bất ly thân. Trong mỗi gia đình, từng người có chiếc gùi riêng của mình, gùi là vật dụng đã được “cá thể hóa”của mỗi người.
Ghè là tiếng phổ thông dùng để gọi một loại vật dụng của đồng bào các DTTS Kon Tum dùng để ủ/đựng rượu cần, là vật dụng thiết yếu trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của cư dân nơi đây.
Ting Pêng có thể được tổ chức bất cứ khi thời điểm nào trong năm, khi có điều kiện, kéo dài từ 2- 4 ngày… Kết quả khảo sát điền dã cho thấy, hiện nay chỉ còn vài làng ở xã Đăk Ui và xã Ngọc Réo (huyện Đăk Hà) còn lưu giữ được lễ thức Ting Pêng độc đáo này...
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.